Trang chủ

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sử THPT Yên Phong 1

Xuất bản: 24/08/2020 - Tác giả:

Đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Sử có đáp án của trường THPT Yên Phong 1 dành cho các em học sinh 12 tham khảo.

Mục lục nội dung

Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi thử tốt nghiệp THPT năm học 2019-2020 dành cho học sinh lớp 12 của trường THPT Yên Phong 1 lần thi thứ hai vừa diễn ra, đây chắc chắn là một tài liệu hữu ích giúp em ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 môn Sử.

Chi tiết đề thi thử môn Sử như sau:

Đề thi

SỞ GD&ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT YÊN PHONG SỐ 1
(Đề thi có 04 trang)
ĐỀ THAM KHẢO ÔN THI TN THPT NĂM 2020
NĂM HỌC 2019 - 2020
Môn: Lịch sử 12
Thời gian làm bài:50 phút
(không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi 121

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng về vai trò, ý nghĩa của phong trào công nhân Việt Nam những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Dưới tác động của phong trào công nhân, phong trào yêu nước nghiêng dần theo khuynh hướng vô sản.

B. Phong trào công nhân trở thành nòng cốt của phong trào dân tộc trong cả nước.

C. Phong trào công nhân là cơ sở xã hội để tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin.

D. Phong trào công nhân phát triển chứng tỏ điều kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đã chín muồi.

Câu 2: Phong trào diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức đấu tranh phong phú, thể hiện rõ tính dân tộc, dân chủ” là nhận xét về hoạt động của giai cấp nào ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925?

A. Tư sản.

B. Nông dân.

C. Công nhân.

D. Tiểu tư sản.

Câu 3: Điểm hạn chế lớn nhất trong kế hoạch Nava của Pháp - Mĩ ở Đông Dương là

A. mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán lực lượng.

B. không có khả năng tập trung binh lực lớn.

C. ra đời trong thế bị động đối phó.

D. Pháp đã mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Câu 4: Biểu hiện cao nhất của sự liên kết kinh tế giữa các nước trong Liên minh châu Âu (EU) là

A. hủy bỏ sự kiểm soát việc đi lại qua biên giới của nhau.

B. bầu cử Nghị viện châu Âu.

C. kí hiệp ước Maxtrích

D. ra đồng tiền chung châu Âu.

Câu 5: Trong những năm 1947-1991, sự kiện nào tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh ở châu Âu ?

A. Định ước Henxinki được ký kết giữa Mỹ, Canada và nhiều nước châu Âu.

B. Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

C. Liên Xô và Mỹ ký Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược.

D. Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức.

Câu 6: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước

A. công - nông - binh.

B. chỉ do giai cấp công nhân làm chủ.

C. chỉ do công nhân, nông dân làm chủ.

D. do nhân dân lao động làm chủ.

Câu 7: Điểm sáng tạo trong cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo thể hiện ở việc

A. xác định lực lượng cách mạng.

B. xác định vị trí của cách mạng.

C. xác định lãnh đạo cách mạng.

D. xác định phương pháp cách mạng.

Câu 8: Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, nền kinh tế của tư bản Pháp ở Đông Dương

A. phát triển chậm lại.

B. vẫn trong tình trạng nghèo nàn lạc hậu.

C. có bước phát triển mới.

D. phát triển mạnh mẽ.

Câu 9: Trong chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, quân dân ta đã dùng chiến thuật gì để phá tan cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc?

A. Đánh điểm, diệt viện.

B. Đánh tập trung thẳng vào đồn địch.

C. Đánh tập kích, bao vây chia cắt địch.

D. Đánh lấn dần từng bước.

Câu 10: Năm 1928, Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên thực hiện chủ trương “Vô sản hóa” nhằm

A. giúp đỡ công nhân làm việc.

B. tuyên truyền, vận động cách mạng, nâng cao ý thức chính trị cho công nhân.

C. tuyên truyền, mở rộng ảnh hưởng của Hội ở trong nước.

D. rèn luyện sự chịu đựng gian khổ cho các hội viên.

Câu 11: Thỏa thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng và khu vực đóng quân của các nước tại Hội nghị Ianta (tháng 2/1945) tác động như thế nào đến Việt Nam?

A. Tăng cường mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới.

B. Tạo thời cơ thuận lợi cho nhân dân Việt Nam đứng lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Tạo điều kiện cho các thế lực đế quốc quay trở lại xâm lược nước ta.

D. Pháp trở lại Việt Nam dưới danh nghĩa quân Đồng minh.

Câu 12: Đâu là vị tổng thống đầu tiên của nước Mĩ sang thăm Việt Nam?

A. Rigân.

B. Clintơn.

C. Aixenhao.

D. Tru man.

Câu 13: Các tổ chức quần chúng trong Mặt trận Việt Minh có tên gọi là

A. Hội cứu quốc.

B. Hội Phản đế.

C. Hội giải phóng.

D. Công hội.

Câu 14: Cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là tờ báo

A. Búa liềm.

B. Đỏ.

C. Người cùng khổ.

D. Thanh Niên.

Câu 15: Ý nào không đúng với nội dung Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?

A. Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7 - 1956.

B. Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

C. Hai bên thực hiện ngừng bắn ở Nam Bộ để giải quyết vấn đề Đông Dương bằng con đường hòa bình.

D. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia.

Câu 16: Điểm mới về lực lượng trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là

A. quân đội Mĩ là lực lượng chủ yếu.

B. mở rộng chiến tranh xâm lược sang Lào và Campuchia.

C. tìm cách chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

D. quân đội tay sai là chủ yếu, có sự phối hợp đáng kể của hỏa lực và không quân Mĩ.

Câu 17: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất ở khu vực

A. Đông Bắc Á.

B. Mĩ Latinh.

C. Bắc Phi.

D. Đông Nam Á.

Câu 18: Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc ban bố Quân lệnh số 1, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước ta trong hoàn cảnh nào?

A. Nhật tuyên bố đầu hàng quân Đồng Minh.

B. Quân Đồng Minh kéo vào nước ta.

C. Nhật sắp đầu hàng quân Đồng Minh.

D. Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.

Câu 19: Ý nào sau đây không phải là điểm mới của phong trào 1930 - 1931 so với các phong trào cách mạng trước đó?

A. Phong trào thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

B. Phong trào có sự phối hợp đấu tranh giữa công nhân và nông dân.

C. Phong trào diễn ra trên quy mô toàn quốc, mang tính thống nhất cao.

D. Phong trào đấu tranh triệt để nhằm trúng hai kẻ thù chiến lược của cách mạng.

Câu 20: Ý nào sau đây không đúng về ý nghĩa của thắng lợi cách mạng Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B. Xóa bỏ chế độ phong kiến, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập, tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội.

C. Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân dân Trung Quốc đã hoàn thành.

D. Chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc.

Câu 21: Ý nào sau đây không phải là bài học được rút ra từ cuộc đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng ở nước ta trong năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Triệt để khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù để phân hóa, cô lập chúng.

B. Tránh đối đầu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.

C. Tranh thủ khả năng hoà bình và phương pháp đàm phán, thương lượng để giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng.

D. Thắng lợi về quân sự quyết định thắng lợi trên mặt trận ngoại giao.

Câu 22: Chiến thắng Vạn Tường (tháng 8 - 1965) của nhân dân miền Nam chứng tỏ điều gì?

A. Quân Mĩ đã mất khả năng chiến đấu trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

B. Quân dân ta có khả năng đánh thắng quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

C. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành nhanh chóng.

D. Nhân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

Câu 23: Kế hoạch quân sự đầu tiên của Pháp có sự hỗ trợ của Mĩ là

A. kế hoạch Xalăng

B. kế hoạch Rơve.

C. kế hoạch Nava

D. kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi

Câu 24: Nội dung nào không phản ánh đúng nhân tố tác động đến việc ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?

A. Cách mạng tháng Mười Nga thành công.

B. Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước.

C. Đất nước bị xâm lược.

D. Nguyễn Tất Thành sớm có chí đuổi giặc, giải phóng dân tộc.

Câu 25: Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng cộng sản Việt Nam (10/1930) là

A. Thông qua Luận cương chính trị của Đảng.

B. Đổi tên Đảng, lấy tên là Đảng cộng sản Đông Dương.

C. Cử đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư của Đảng.

D. Cử Ban Chấp hành trung ương chính thức.

Câu 26: Do yêu cầu lịch sử, Đảng cộng sản Đông Dương tạm thời rút vào hoạt động “bí mật” trong thời gian

A. 11/1945 -2/1951.

B. 3/1946 – 2/1951.

C. 11/1946 – 3/1953.

D. 10/1947 – 5/1953.

Một tai liệu đề thi thử thpt quốc gia 2020 mới nhất đang đợi các em khám phá và khá sát đề thi của bộ: đề thi thử tốt nghiệp môn Lịch sử số 1 phát triển theo đề minh họa

Câu 27: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào Đông Dương đại hội trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là gì?

A. Thực dân Pháp phải ban hành luật lao động ngày làm 8 giờ.

B. Uy tín của Đảng Cộng sản Đông Dương được nâng cao.

C. Đông đảo quần chúng lao động đã được thức tỉnh, Đảng tích lũy thêm kinh nghiệm lãnh đạo đấu tranh.

D. Thực dân Pháp ở Đông Dương phải thả tù chính trị.

Câu 28: Biện pháp hàng đầu và có tính chất lâu dài để giải quyết nạn đói trong năm đầu sau cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là

A. chia ruộng đất cho nông dân.

B. điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước.

C. tăng gia sản xuất

D. Tổ chức quyên góp trong nhân dân.

Câu 29: Sự kiện nổi bật đánh dấu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ba nước Đông Dương kết thúc thắng lợi là

A. Chiến thắng Điện Biên Phủ.

B. Hiệp định Pari được kí kết.

C. Hiệp định Viêng Chăn được kí kết.

D. Hiệp định Giơnevơ được kí kết.

Câu 30: Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta những năm 20 của thế kỉ XX?

A. Tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng non yếu, chưa có đường lối đấu tranh.

B. Tư tưởng dân chủ tư sản không còn sức hấp dẫn, bộc lộ nhiều hạn chế.

C. Khuynh hướng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu khách quan của lịch sử.

D. Giai cấp tư sản dân tộc thế lực kinh tế yếu, dễ dao động, thỏa hiệp.

Câu 31: Quốc gia nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại là

A. Liên Xô

B. Anh.

C. Mỹ

D. Nhật Bản

Câu 32: Điểm mới căn bản giữa Hội nghị tháng 5 - 1941 so với Hội nghị tháng 11 - 1939 của BCH Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.

B. thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

C. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và tay sai.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu 33: Từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, cách mạng công nghệ đã trở thành cốt lõi của cuộc

A. cách mạng thông tin.

B. cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại.

C. cách mạng khoa học kĩ thuật lần thứ nhất.

D. cách mạng công nghiệp.

Câu 34: Điều khoản nào của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam?

A. Hai bên ngừng bắn ở miền Nam.

B. Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền.

C. Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh.

D. Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình.

Câu 35: Tác phẩm lý luận cách mạng đầu tiên vạch ra phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam là

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Đường Kách mệnh

C. Luận cương chính trị năm 1930.

D. Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt.

Câu 36: Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam lần thứ hai để hỗ trợ cho chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam?

A. Chiến tranh đặc biệt.

B. Chiến tranh cục bộ.

C. Chiến tranh đơn phương.

D. Việt Nam hóa chiến tranh.

Câu 37: Chiến lược toàn cầu của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai có tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?

A. Mĩ vươn lên chi phối các nước trên thế giới.

B. Quan hệ quốc tế thay đổi theo hướng hòa dịu.

C. Quan hệ quốc tế căng thẳng, nhiều cuộc chiến tranh cục bộ nổ ra.

D. Tạo điều kiện cho các nước vươn lên thiết lập trật tự thế giới đa cực.

Câu 38: Mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất là

A. Mâu thuẫn giữa địa chủ và phong kiến.

B. Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.

C. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản.

D. Mâu thuẫn giữa địa chủ và phong kiến, giữa nhân dân ta với thực dân Pháp.

Câu 39: Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, châu lục nào được mệnh danh là “lục địa bùng cháy”?

A. Châu Á.

B. Châu Mĩ Latinh.

C. Châu Âu.

D. Châu Phi.

Câu 40: Khẩu hiệu “Đả đảo chủ nghĩa đế quốc! Đả đảo phong kiến!” của nhân dân Việt Nam trong phong trào cách mạng 1930 - 1931 thể hiện mục tiêu đấu tranh về

A. kinh tế

B. xã hội

C. chính trị

D. văn hóa

- HẾT -

Vậy là Đọc tài liệu đã gửi tới các em đề thi thử tốt nghiệp THPT 2020 môn Sử có đáp án của trường Yên Phong 1, đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc đề thi Sử mọi năm và chuẩn theo nội dung mà Bộ đã đề ra sau tinh giảm chương trình năm học 2019-2020, hãy làm thử đề thi trong 50 phút rồi so sánh với đáp án phía dưới.

- Xem thêm trọn bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 tất cả các môn -

Đáp án

CâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/aCâuĐ/a
1D11C21D31C
2D12B22B32B
3A13A23B33B
4D14D24A34C
5A15C25A35B
6D16D26A36D
7A17D27C37C
8C18C28C38B
9C19A29D39B
10B20B30A40A

Trên đây là một tài liệu đề thử tốt nghiệp THPT môn Sử 2020 có đáp án kèm theo khá sát cấu trúc Bộ GD&ĐT đưa ra, đừng quên còn rất nhiều đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Sử đang đợi các em khám phá nữa nhé.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM