Trang chủ

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án mã đề 224

Xuất bản: 09/03/2020 - Tác giả:

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa mã đề 224 gồm 40 câu hỏi theo cấu trúc đề thi chính thức có đáp án giúp các em ôn tập lại các kiến thức

Mục lục nội dung

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 224 là đề thi khảo sát lần 1 tỉnh Hà Tĩnh đã được Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn. Qua bộ đề sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và các dạng đề thường xuyên ta:

Đề thi

Đề thi THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 224 này gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo đúng câu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐTvà nội dung theo sát chương trình học môn Hóa học lớp 12. Các em có thể làm bài thi online hoặc ghi đáp án từng câu ra giấy với thời gian làm bài là 50 phút rồi sau đó kiểm tra lại kết quả thi của mình qua phần đáp án ở phần cuối tài liệu này.
Có thể tải đề thi thử này về với 2 định dạng PDF hoặc DOC để in ra phía dưới!

Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:

H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cl = 35,5; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Ba = 137;  K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Ag = 108; S = 32; Zn=65; Br=80; He=4.

Câu 41: Axit fomic có trong nọc độc của ong và kiến có công thức là:

A. HCOOH.

B. C₆H₅COOH.

C. CH₃COOH.

D. HOOC-COOH.

Câu 42: Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào phần vỏ tàu (Phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại

A. Ag.

B. Cu.

C. Zn.

D. Sn.

Câu 43: Có 4 ion là . Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 44: Tinh thể chất X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A. fructozơ và saccarozơ.

B. glucozơ và fructozơ.

C. saccarozơ và xenlulozơ.

D. saccarozơ và glucozơ.

Câu 45: Đun nóng este HCOOCH₃ với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH sản phẩm thu được là:

A. HCOONa và C₂H₅OH.

B. CH₃COONa và C₂H₅OH.

C. HCOONa và CH₃OH.

D. CH₃COONa và CH₃OH.

Câu 46: Chất X có công thức phân tử C₂H₇NO₃. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y () và khí Z là quì tím chuyển màu xanh. Khí Z là :

A. Khí cacbonic.

B. Etylamin.

C. Amoniac.

D. Metylamin.

Câu 47: Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch FeSO₄ và dung dịch HNO₃ đặc, nguội?

A. Cu.

B. Mg.

C. Al.

D. Cr.

Câu 48: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) chủ yếu do chất (CH₃)₃N có tên gọi nào sau đây?

A. Metyl amin

B. Etyl amin

C. Đimetyl amin

D. Trimetyl amin

Câu 49: Cho a mol K tan hết vào dung dịch chứa b mol HCl. Sau đó nhỏ dung dịch CuCl₂ vào dung dịch thu được thấy xuất hiện kết tủa xanh lam. Mối quan hệ giữa a và b là

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 50: Cấu hình e nào sau đây là của nguyên tử kim loại?

A. .

B. .

C. .

D. .

Câu 51: Khi đốt cháy một chất hữu cơ X người ta thu được CO₂ và hơi nước Thành phần nguyên tố của X là

A. Không xác định được

B. chỉ gồm C, H.

C. gồm C, H hoặc C, H, O.

D. chỉ gồm C, H, O.

Câu 52: Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào xảy ra ở chổ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

A. Sắt và đồng đều không bị ăn mòn.

B. Sắt bị ăn mòn.

C. Sắt và đồng đều bị ăn mòn.

D. Đồng bị ăn mòn.

Câu 53: Cho các kim loại : Al, Cu, Au, Ag. Kim loại dẫn điện tốt nhất trong các kim loại này là :

A. Al.

B. Cu.

C. Au.

D. Ag.

Câu 54: Chất nào sau đây ở trạng thái rắn ở điều kiện thường ?

A. Triolein.

B. Glyxin.

C. Etyl aminoaxetat

D. Anilin.

Câu 55: Tơ nào sau đây là tơ nhân tạo?

A. Tơ visco.

B. Tơ nitron.

C. Tơ nilon–6,6.

D. Tơ tằm.

Câu 56: Kim loại Fe phản ứng được với dung dịch

A. NaNO₃.

B. K₂CO₃.

C. MgCl₂.

D. CuSO₄.

Câu 57: Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phản ứng thủy luyện?

A. Mg.

B. Na.

C. Al.

D. Cu.

Câu 58: Cho sơ đồ hóa học của phản ứng: Cl₂ + KOH → KCl + KClO₃ + H₂O. Tỉ lệ giữa số nguyên clo đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử clo đóng vai trò chất khử trong phương trình hóa học trên là:

A. 5 : 1.

B. 1 : 5.

C. 3 : 1.

D. 1 : 3.

Câu 59: Cho 0,78 gam kim loại kiềm M tác dụng hết với H₂O, thu được 0,01 mol khí H₂. Kim loại M là

A. Li.

B. Rb.

C. K.

D. Na.

Câu 60: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?

A. Saccarozơ.

B. Fructozơ.

C. Tinh bột.

D. Glucozơ.

Câu 61: Cao su buna - S và cao su buna - N là sản phẩm đồng trùng hợp của buta-1,3-đien lần lượt với hai chất là

A. stiren và acrilonitrin.

B. lưu huỳnh và vinyl clorua.

C. stiren và amoniac.

D. lưu huỳnh và vinyl xyanua.

Câu 62: Số đồng phân cấu tạo là tetrapeptit có cùng công thức phân tử

A. 2.

B. 5.

C. 4.

D. 3.

Câu 63: Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:

Mẫu thửThuốc thửHiện tượng
XDung dịch I₂Có màu xanh tím
YCu(OH)₂ trong môi trường kiềmCó màu tím
ZDung dịch AgNO₃ trong NH₃ dư, đun nóngKết tủa Ag trắng sáng
TNước Br₂Kết tủa trắng

Dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là

A. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, glucozơ, anilin.

B. Hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin, glucozơ.

C. Lòng trắng trứng, hồ tinh bột, glucozơ, anilin.

D. Hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng, glucozơ.

Câu 64: Cho các phát biểu sau:

(a)Để xử lý thủy ngân rơi vãi, người ta có thể dùng bột lưu huỳnh .

(b)Khi thoát vào khí quyển , freon phá hủy tần ozon

(c)Trong khí quyển, nồng độ CO₂ vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiệu ứng nhà kính.

(d)Trong khí quyển, nồng độ NO₂ và SO₂ vượt quá tiêu chuẩn cho phép gây ra hiện tượng mưa axit

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là:

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 65: Dung dịch A chứa HNO₃ có pH = a. Dung dịch B chứa NaOH có pH = 7 + a . Tỉ lệ nồng độ mol/l của NaOH và HNO₃ là

A.

B.

C.

D.

Câu 66: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp A gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và saccarozơ cần 2,52 lít O₂ (đktc) thu được 1,8 gam H₂O. Giá trị m là

A. 6,20.

B. 3,15.

C. 3,60.

D. 5,25.

Câu 67: Điện phân dung dịch chứa HCl, NaCl, FeCl₃ (điện cực trơ, có màng ngăn). Đồ thị nào sau đây biểu diễn gần đúng sự biến thiên pH của dung dịch theo thời gian (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)?


Câu 68: Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl₂ và dd NaOH ở nhiệt độ thường

(b) Hấp thụ hết 2 mol CO₂ vào dd chứa 3 mol NaOH

(c) Cho KMnO₄ vào dd HCl đặc dư

(d) Cho hỗn hợp Fe₂O₃ và Cu (tỉ lệ 2:1) vào dd HCl dư

(e) Cho CuO vào dd HNO₃

(f) Cho KHS vào dd NaOH vừa đủ

Số thí nghiệm thu được 2 muối là

A. 3.

B. 6.

C. 4.

D. 5.

Câu 69: Oxi hóa hoàn toàn 28,6 gam hỗn hợp X gồm Al, Zn, Mg bằng oxi hóa dư thu được 44,6 gam hỗn hợp oxit Y. Hòa tan hết Y trong dung dịch HCl thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z được hỗn hợp muối khan là

A. 74,7 gam

B. 49,8 gam

C. 99,6 gam.

D. 100,8 gam

Câu 70: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm 2019 hiđrocacbon thuộc các loại an kan, an ken, an kin và hiđrocacbon thơm cần vừa dùng hết 63,28 lít không khí ( đktc). Hấp thụ hết toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)₂ lấy dư thu được 36,00 gam kết tủa Tính khối lượng m ( biết rằng O₂ chiếm 20% thể tích không khí)

A. 5,14 g.

B. 5,00 g.

C. 5,12 g.

D. 5,10 g.

Câu 71: Cho 34,9 gam hỗn hợp X gồm CaCO₃, KHCO₃ và KCl tác dụng hết với 400ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí Z (đktc). Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO₃, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A. 28,70.

B. 86,10.

C. 43,05.

D. 57,40.

Câu 72: Để hòa tan hết 38,36 gam hỗn hợp R gồm Mg, Fe₃O₄, Fe(NO₃)₂ cần 0,87 mol dung dịch H₂SO₄ loãng, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 111,46 gam sunfat trung hòa và 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm hai khí không màu, tỉ khối hơi của X so với H₂ là 3,8 (biết có một khí không màu hóa nâu ngoài không khí).Phần trăm khối lượng Mg trong R gần nhất với giá trị nào sau đây ?

A. 10,8.

B. 25,51.

C. 28,15.

D. 31,28.

Câu 73: Đốt cháy hoàn toàn 5,4 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit oleic, vinyl axetat, metyl metacrylat cần vừa đủ V lít O₂ (đktc), rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 30 gam kết tủa. Giá trị của V là

A. 8,400.

B. 8,736.

C. 13,440.

D. 7,920.

Câu 74: Hợp chất X có công thức phân tử . Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):

Phát biểu nào sau đây sai?

A. Dung dịch X₃ có thể làm quỳ tím chuyển màu hồng.

B. Số nguyên tử H trong phân tử X₃ bằng 8.

C. Dung dịch X₂ hòa tan Cu(OH)₂ tạo dung dịch phức chất có màu xanh lam.

D. Nhiệt độ nóng chảy của X₁ cao hơn X₃.

Câu 75: Điện phân 200ml dung dịch gồm NaCl, HCl và CuSO₄ 0,04M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện 1,93A. Mối liên hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch điện phân được biểu diễn bằng đồ thị bên. Giả thiết thể tích dung dịch không đổi trong suốt quá trình điện phân.


Giá trị của t (giây) trên đồ thị là:

A. 3600.

B. 3000.

C. 1200.

D. 1900.

Câu 76: Cho hỗn hợp M gồm Fe₂O₃, ZnO và Fe tác dụng với dung dịch HX (loãng) thu được dung dịch Y, phần kim loại không tan Z và khí T. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO₃ được chất rắn Q. Cho Q vào dung dịch HNO₃ dư thấy thoát khí NO và chất rắn G màu trắng. Axit HX và chất rắn trong Q là :

A. HCl và AgCl.

B. HCl và Ag.

C. HBr và AgBr, Ag.

D. HCl và AgCl, Ag.

Câu 77: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở X, Y (); ancol no, ba chức, mạch hở Z và trieste T tạo bởi hai axit và ancol trên. Cho 24 gam M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng còn lại m gam muối khan. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24 gam M trên bằng lượng vừa đủ khí O₂, thu được 0,75 mol CO₂ và 0,7 mol H₂O. Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Khối lượng của hai axit cacboxylic có trong 12 gam M là 8,75 gam.

B. Giá trị của m là 30,8.

C. Số mol este T trong 24 gam M là 0,05 mol.

D. Phần trăm khối lượng của nguyên tố H trong X là 4,35%.

Câu 78: Xà phóng hóa m gam triglixerit X cần dùng 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được hỗn hợp muối của axit oleic và axit panmitic có tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1. Giá trị m là

A. 176,8.

B. 171,6.

C. 172,0.

D. 174,0.

Câu 79: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 – 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).

Bước 2: Rót 2 ml dung dịch saccarozơ 5% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H₂SO₄ loãng. Đun nóng dung dịch trong 3 – 5 phút.

Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thoát khí CO₂.

Bước 4: Rót dung dịch trong ống (2) vào ống (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Có thể dùng dung dịch Ba(OH)₂ loãng thay thế cho tinh thể NaHCO₃.

B. Mục đích chính của việc dùng NaHCO₃ là nhằm loại bỏ H₂SO₄ dư.

C. Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh tím.

D. Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm tách thành hai lớp.

Câu 80: Cho m gam hỗn hợp M (có tổng số mol 0,06 mol) gồm đipeptit X, tripeptit Y, tetrapeptit Z và pentapeptit T (đều mạch hở) tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Q gồm muối của Gly, Ala và Val. Đốt cháy hoàn toàn Q bằng một lượng oxi vừa đủ, thu lấy toàn bộ khí và hơi đem hấp thụ vào bình đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng tăng 26,46 gam và có 1,68 lít khí(đktc) thoát ra. Giá trị của m gần nhất vơi giá trị nào sau đây ?

A. 12,48.

B. 14,14.

C. 12,16.

D. 13,08.

- HẾT -

Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 224

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án
41A51C61A71B
42C52B62C72C
43B53D63A73B
44A54B64C74B
45C55A65C75D
46D56D66B76D
47B57D67B77A
48D58A68C78B
49B59C69C79B
50B60C70A80C

Trên đây là bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án Mã đề 224 của tỉnh Hà Tĩnh giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì kiểm tra THPT sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chúc các em thi tốt!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM