Trang chủ

Đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án mã đề 219

Xuất bản: 03/04/2020

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia năm 2020 môn Hóa mã đề 219 gồm 40 câu hỏi theo cấu trúc đề thi chính thức có đáp án giúp các em ôn tập lại các kiến thức

Mục lục nội dung

Bộ đề thi thử THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 219 là đề thi tham khảo được Đọc Tài Liệu sưu tầm và biên soạn. Qua bộ đề sẽ giúp các em ôn tập kiến thức và rèn luyện kĩ năng giải đề thi thử môn hóa 2020.

Đề thi thử môn hóa 2020

Đề thi THPT Quốc gia 2020 môn Hóa mã đề 219 này gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn theo đúng câu trúc đề thi chính thức của Bộ GD&ĐTvà nội dung theo sát chương trình học môn Hóa học lớp 12. Các em có thể làm bài thi online hoặc ghi đáp án từng câu ra giấy với thời gian làm bài là 50 phút rồi sau đó kiểm tra lại kết quả thi của mình qua phần đáp án ở phần cuối tài liệu này.

Có thể tải đề thi thử này về với 2 định dạng PDF hoặc DOC để in ra phía dưới!

Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố:

Câu 1. Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại?

A. Vonfram.

B. Crom.

C. Sắt.

D. Đồng.

Câu 2. Cấu hình e lớp ngoài cùng nào ứng với kim loại kiềm

A. ns²np¹.

B. ns¹.

C. ns²np⁵.

D. ns²np².

Câu 3. Loại phân bón hoá học có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to là

A. phân đạm.

B. phân lân.

C. phân kali.

D. phân vi lượng.

Câu 4. Cho este có công thức cấu tạo: CH₂=C(CH₃)COOCH₃. Tên gọi của este đó là

A. Metyl acrylat.

B. Metyl metacrylat.

C. Metyl metacrylic.

D. Metyl acrylic.

Câu 5. Dung dịch chất nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch KOH dư, thu được kết tủa nâu đỏ?

A. CuCl₂.

B. AlCl₃.

C. FeCl₃.

D. Ba(HCO₃)₂.

Câu 6. Amino axit nào sau đây có hai nhóm amino?

A. Valin.

B. Axit glutamic.

C. Lysin.

D. Alanin.

Câu 7. Tại sao nhôm được dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, ô tô, tên lửa, tàu vũ trụ?

A. Nhẹ, bền đối với không khí và nước.

B. Có màu trắng bạc, đẹp.

C. Dẫn điện tốt.

D. Dễ dát mỏng, dễ kéo sợi.

Câu 8. Crom không phản ứng với chất nào sau đây?

A. dung dịch H₂SO₄ loãng đun nóng.

B. dung dịch NaOH đặc, đun nóng.

C. dung dịch HNO₃ đặc, đun nóng.

D. dung dịch H₂SO₄ đặc, đun nóng.

Câu 9. Polime nào sau đây thuộc loại polime bán tổng hợp?

A. Polietilen.

B. Tinh bột.

C. Tơ visco.

D. Tơ tằm.

Câu 10. Trong công nghiệp, kim loại nhôm được điều chế bằng phương pháp

A. Nhiệt luyện.

B. Thuỷ luyện.

C. Điện phân dung dịch.

D. Điện phân nóng chảy.

Câu 11. Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói  X  Y  Sobitol.

X, Y lần lượt là

A. xenlulozơ, glucozơ.

B. tinh bột, etanol.

C. mantozơ, etanol.

D. saccarozơ, etanol.

Câu 12. Đồng tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

A. H₂SO₄ đặc, nóng.

B. HCl.

C. H₂SO₄ loãng.

D. FeSO₄.

Câu 13. Cho 12 gam hợp kim của bạc vào dung dịch HNO₃ loãng (dư), đun nóng đến phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch có 8,5 gam AgNO₃. Phần trăm khối lượng của bạc trong mẫu hợp kim là

A. 30%.

B. 45%.

C. 65%.

D. 55%.

Câu 14. Cho V lít dung dịch NaOH 1M vào dung dịch chứa 0,1 mol Al₂(SO₄)₃ và 0,1 mol H₂SO₄ đến phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 7,8 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V để thu được lượng kết tủa trên là:

A. 0,9.

B. 0,45.

C. 0,25.

D. 0,6.

Câu 15. Cho dung dịch các chất sau: C₆H₅NH₂ (X1); CH₃NH₂ (X₂); H₂NCH₂COOH (X₃); HOOCCH₂CH₂CH(NH₂)COOH (X₄); H₂N(CH₂)4CH(NH₂)COOH (X₅). Những dung dịch làm xanh quỳ tím là

A. X₃, X₄.

B. X₂, X₅.

C. X₂, X1.

D. X1, X₅.

Câu 16. Thể tích dung dịch axit nitric 63% ( D= 1,4g/ml) cần vừa đủ để sản xuất được 59,4 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 80%) là

A. 42,34 lít.

B. 42,86 lít.

C. 34,29 lít.

D. 53,57 lít.

Câu 17. Amino axit X chứa a nhóm –COOH và b nhóm – NH₂. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 169,5 gam muối. Cho 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH thì thu được 177 gam muối. Công thức phân tử của X là:

A. C₄H₇NO₄.

B. C₅H₇NO₂.

C. C₃H₇NO₂.

D. C₄H₆N₂O₂.

Câu 18. Cho bộ dụng cụ chưng cất thường như hình vẽ:


Phương pháp chưng cất dùng để

A. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.

B. Tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi gần nhau.

C. Tách các chất lỏng có độ tan trong nước khác nhau.

D. Tách các chất lỏng không trộn lẫn vào nhau.

Câu 19. Phản ứng giữa dung dịch NaOH và dung dịch HCl có phương trình ion thu gọn là

A.

B.

C.

D.

Câu 20. Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO₂ và

A. C₂H₅OH.

B. CH₃COOH.

C. HCOOH.

D. CH₃CHO.

Câu 21. Tiến hành các thí nghiệm sau:

- TN1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN₂: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H₂SO₄ loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO₄.

- TN3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO₃)₂ vào dung dịch AgNO₃.

- TN4: Để miếng gang (hợp kim của sắt và cacbon) trong không khí ẩm một thời gian.

- TN5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO₄.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

A. 3.

B. 4.

C. 1.

D. 2.

Câu 22. C₃H₆O₂ có bao nhiêu đồng phân đơn chức mạch hở?

A. 4.

B. 5.

C. 6.

D. 3.

Câu 23. Hoà tan Fe₃O₄ trong lượng dư dung dịch H₂SO₄ loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng được với bao nhiêu chất trong số các chất sau: Cu, NaOH, Br₂, AgNO₃, KMnO₄, MgSO₄, Mg(NO₃)2, Al, H₂S?

A. 6.

B. 8.

C. 5.

D. 7.

Câu 24. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hệ số n mắt xích trong công thức polime gọi là hệ số polime hoá.

B. Polime là hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.

C. Tơ tằm và tơ nilon-6,6 đều thuộc loại tơ tổng hợp.

D. Polime tổng hợp được tạo thành nhờ phản ứng trùng hợp hoặc phản ứng trùng ngưng.

Câu 25. Nhỏ từ từ dung dịch H₂SO₄ loãng vào dung dịch X chứa 0,1 mol Na₂CO₃ và 0,2 mol NaHCO₃, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí CO₂ (đktc). Tính khối lượng kết tủa thu được khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y?

A. 54,65 gam.

B. 46,60 gam.

C. 19,70 gam.

D. 66,30 gam.

Câu 26. Hỗn hợp E gồm chất X (C₄H₁₂N₂O₄) và chất Y (C₃H₁₂N₂O₃). X là muối của axit hữu cơ đa chức, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 5,52 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,08 mol hai chất khí (có tỉ lệ mol 1:3) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,68.

B. 5,08.

C. 6,25.

D. 3,46.

Câu 27. Cho các phản ứng:

(a) 

(b)

(c) .

(d) .

Biết X, Y, Z, T, G đều là hợp chất hữu cơ và đều có phản ứng với dung dịch AgNO₃/NH₃ tạo kết tủa và G có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử. Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong phân tử T xấp xỉ bằng

A. 40,00%.

B. 44,44%.

C. 36,36%.

D. 50,00%.

Câu 28. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl₂ vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Hấp thụ hết 2 mol CO₂ vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.

(c) Cho KMnO₄ vào dung dịch HCl đặc dư.

(d) Cho hỗn hợp Fe₃O₄ vào dung dịch HCl dư.

(e) Cho CuO vào dung dịch HNO₃.

(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.

Số thí nghiệm thu được hai muối là

A. 4.

B. 3.

C. 5.

D. 6.

Câu 29. Cho các cặp chất sau:

(1) Khí Br₂ và khí O₂.

(2) Khí H₂S và dung dịch FeCl₃.

(3) Khí H₂S và dung dịch Pb(NO₃)₂.

(4) CuS và cặp dung dịch HCl.

(5) Dung dịch AgNO₃ và dung dịch Fe(NO₃)₂.

(6) Dung dịch KMnO₄ và khí SO₂.

(7) Hg và S.

(8) Khí Cl₂ và dung dịch NaOH.

Số cặp chất xảy ra phản ứng hoá học ở nhiệt độ thường là

A. 5.

B. 7.

C. 8.

D. 6.

Câu 30. Hỗn hợp X chứa một amin no, mạch hở, đơn chức, một ankan và một anken. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol X cần dùng vừa đủ 1,03 mol O₂. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,56 mol CO₂ và 0,06 mol N₂. Phần trăm khối lượng của anken có trong X gần nhất với

A. 35,5%.

B. 30,3%.

C. 28,2%.

D. 32,7%.

Câu 31. Hoà tan hết 12,060 gam hỗn hợp gồm Mg và Al₂O₃ trong dung dịch chứa HCl 0,5M và H₂SO₄ 0,1M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH 1,0M vào dung dịch X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:


Nếu cho từ từ V ml dung dịch NaOH 0,3M và Ba(OH)₂ 0,1M vào dung dịch X, thu được kết tủa lớn nhất. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A. 41,940.

B. 37,860.

C. 48,152.

D. 53,125.

Câu 32. Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo là Trieste của glixerol với axit béo

(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước

(3) Glucozo thuộc loại monosaccarit

(4) Các este bị thuỷ phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol

(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)₂ tạo thành hợp chất màu tím

(6) Dung dịch saccarozo không tham gia phản ứng tráng bạc

Số phát biểu đúng là:

A. 5.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 33. Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl 0,4M và Cu(NO₃)₂ 0,5M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi trong thời gian 8492 giây thì dừng điện phân, ở anot thoát ra 3,36 lít khí (đktc). Cho m gam bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng, thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của ) và 0,8m gam rắn không tan. Giá trị của m là

A. 29,4 gam.

B. 25,2 gam.

C. 16,8 gam.

D. 19,6 gam.

Câu 34. Hỗn hợp X chứa 5 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, có số mol bằng nhau, trong phân tử chỉ chứa nhóm chức –CHO hoặc –COOH hoặc cả 2). Chia X thành 4 phần:

+ Phần 1: tác dụng vừa đủ với 0,986 lít (đktc) H₂ (xt Ni, )

+ Phần 2: tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch NaOH 0,1M.

+ Đốt cháy hoàn toàn phần 3 thu được 3,52 gam CO₂.

+ Phần 4: tác dụng với dung dịch AgNO₃/NH₃ dư, đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được m gam Ag.

Giá trị của m là

A. 8,64.

B. 17,28.

C. 12,96.

D. 10,8.

Câu 35. Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na₂O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H₂ (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH, 0,93m gam Ba(OH)₂ và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO₂ (đktc) vào dung dịch Y thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A. 25,5 gam.

B. 24,7 gam.

C. 26,2 gam.

D. 27,9 gam.

Câu 36. Cho các phát biểu sau đây:

(1) Dung dịch Alanin không làm quỳ tím đổi màu.

(2) Glucozơ còn được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.

(3) Chất béo là đieste của glixerol và axit béo.

(4) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.

(5) Ở nhiệt độ thường triolien ở trạng thái rắn.

(6) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.

(7) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.

(8) Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp.

Số phát biểu đúng là:

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 3.

Câu 37. Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu thửThí nghiệmHiện tượng
XTác dụng với Cu(OH)2Hợp chất có màu tím
YQuỳ tím ẩmQuỳ đổi màu xanh
ZTác dụng với dung dịch Br2Dung dịch mất màu và tạo kết tủa trắng
TTác dụng với dung dịch Br2Dung dịch mất màu

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A. acrilonitrin, anilin, Gly-Ala-Ala, metylamin.

B. Metylamin, anilin, Gly-Ala-Ala, acrilonitrin.

C. Gly-Ala-Ala, metylamin, acrilonitrin, anilin.

D. Gly-Ala-Ala, metylamin, anilin, acrilonitrin.

Câu 38. X và Y là hai axit cacboxylic đơn chức (trong đó có một axit có một liên kết đôi , ), Z là este đơn chức, T là este 2 chức (các chức đều mạch hở, phân tử không có nhóm chức nào khác, không có khả năng tráng bạc). Cho 38,5 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T tác dụng vừa đủ với 470 ml dung dịch NaOH 1M được m gam hỗn hợp 2 muối và 13,9 gam hỗn hợp 2 ancol no, mạch hở có cùng số nguyên tử C trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp muối cần vừa đủ 27,776 lít O₂ thu được Na₂CO₃ và 56,91 gam hỗn hợp gồm CO₂ và H₂O. Phần trăm theo khối lượng của T trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A. 41.

B. 66.

C. 26.

D. 61.

Câu 39. Cho 20 gam hỗn hợp A gồm FeCO₃, Fe, Cu, Al tác dụng với 60 ml dung dịch NaOH 2M thu được 2,688 lít khí hiđro. Sau khi kết thúc phản ứng cho tiếp 740 ml dung dịch HCl 1M và đun nóng đến khi hỗn hợp khí B ngừng thoát ra. Lọc và tách cặn rắn R. Cho B hấp thụ từ từ vào dung dịch Ca(OH)₂ dư thì thu được 10 gam kết tủa. Cho R tác dụng hết với dung dịch HNO₃ đặc, nóng thu được dung dịch D và 1,12 lít một chất khí duy nhất. Cô cạn D rồi nhiệt phân muối khan đến khối lượng không đổi được m gam sản phẩm rắn. Giá trị m gần nhất với (Biết rằng các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn).

A. 5,4 gam.

B. 1,8 gam.

C. 3,6 gam.

D. 18 gam.

Câu 40. Hỗn hợp E gồm chất X (C₃H₁₀N₂O₂) và chất Y (C₂H₈N₂O₃); trong đó, X là muối của một amino axit, Y là muối của một axit vô cơ. Cho 3,20 gam E tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,03 mol hai khí (đều là hợp chất hữu cơ đơn chức) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:

A. 3,64.

B. 2,67.

C. 3,12.

D. 2,79.

Đáp án đề thi thử THPTQG 2020 môn Hóa mã đề 219

1-B2-B3-B4-B5-C6-C7-A8-B9-C10-D
11-A12-A13-B14-A15-B16-D17-A18-A19-C20-A
21-A22-D23-B24-C25-A26-B27-B28-C29-D30-D
31-A32-C33-B34-C35-A36-A37-D38-D39-B40-D

Để xem thêm lời giải chi tiết cho các câu hỏi trong đề thi thử môn hóa THPT QG mã đề 219, các em học sinh có thể tải tài liệu trong phần file đính kèm phía dưới.

Trên đây là bộ đề thi thử thpt quốc gia 2020 môn Hóa có đáp án Mã đề 219 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì kiểm tra THPT sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chúc các em thi tốt!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM