Học Tốt tổng hợp và chia sẻ Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 9 có đáp án được các thầy cô giáo bộ môn GDCD xây dựng sát với kiến thức đã học, tương tự với cấu trúc đề của các năm trước. Các em học sinh cùng tham khảo Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD của Học tốt nhé.
Đề thi thử
Câu 1. Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật cấm là
A. tuân thủ pháp luật.
B. thi hành pháp luật
C. sử dụng pháp luật.
D. áp dụng pháp luật
Câu 2. Người ở độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
A. từ đủ 14 đến dưới 16.
B. từ 14 đến đủ 16
C. từ đủ 16 đến dưới 18.
D. từ 16 đến đủ 18
Câu 3. Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới
A. các quy tắc quản lí nhà nước
B. quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế
C. các điều luật và các quan hệ hành chính
D. quan hệ xã hội và quan hệ hành chính
Câu 4. Các hình thức thực hiện pháp luật theo thứ tự là:
A. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật và tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 5. Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là
A. giáo dục, răn đe là chính
B. có thể bị phạt tù
C. buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng
D. chủ yếu là đưa ra lời khuyên .
Câu 6. Khi gặp đèn đỏ thì dừng, chạy xe không dàn hàng ngang là
A. sử dụng pháp luật
B. thực hiện pháp luật
C. tuân thủ Pháp luật
D. áp dụng pháp luật
Câu 7. Tòa án huyện A tuyên bố bị cáo B mức phạt 2 năm tù vì tội hiếp dâm, là
A. sử dụng pháp luật
B. áp dụng pháp luật
C. thi hành pháp luật
D. tuân thủ pháp luật
Câu 8. Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là:
A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau.
B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật.
C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 9. Điền vào chỗ trống: “Công dân ...............có nghĩa là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân.”
A. Được hưởng quyền và nghĩa vụ
B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
C. Có quyền bình dẳng và tự do về quyền và nghĩa vụ
D. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau.
Câu 10. Công dân có quyền cơ bản nào sau đây:
A. Quyền bầu cử, ứng cử
B. Quyền tổ chức lật đổ
C. Quyền lôi kéo, xúi giục.
D. Quyền tham gia tổ chức phản động
Câu 11. Độ tuổi được phép kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành đối với nam, nữ là
A. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
B. nam đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ 17 tuổi trở lên
C. nam đủ 21 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi trở lên
D. nam từ 19 tuổi trở lên, nữ đủ 18 tuổi.
Câu 12. Nội dung nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình?
A. Cùng đóng góp công sức để duy trì đời sống phù hợp với khả năng của mình
B. Tự do lựa chọn nghề nghiệp phù phợp với khả năng của mình
C. Thực hiện đúng các giao kết trong hợp đồng lao động
D. Đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Câu 13. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
A. Quan hệ vợ chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ quyết thống.
Câu 14. Khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, tính từ ngày đăng kí kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân là thời kì:
A. Hôn nhân
B. Hòa giải
C. Li hôn
D. Li thân.
Câu 15. Điều nào sau đây không phải là mục đích của hôn nhân:
A. xây dựng gia đình hạnh phúc
B. củng cố tình yêu lứa đôi
C. tổ chức đời sống vật chất của gia đình
D. thực hiện đúng nghĩa vụ của công dân đối với đất nước
Câu 16. Nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong hợp tác giao lưu giữa các dân tộc
A. Các bên cùng có lợi
B. Bình đẳng
C. Đoàn kết giữa các dân tộc
D. Tôn trọng lợi ích của các dân tộc thiểu số
Câu 17. Nhà nước Việt Nam đại diện cho lợi ích của
A. giai cấp công nhân và nhân dân lao động
B. giai cấp công dân
C. các tầng lớp bị áp bức
D. nhân dân lao động
Câu 18. Nội dung cơ bản của pháp luật bao gồm
A. Các chuẩn mực thuộc về đời sống tinh thần, tình cảm của con người.
B. Quy định các hành vi không được làm.
C. Quy định các bổn phận của công dân.
D. Các quy tắc xử sự (việc được làm, việc phải làm, việc không được làm)
Câu 19. Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 20. Cơ sở nào sau đây là cơ sở pháp lý bảo đảm bình đẳng quyền và nghĩa vụ của công dân?
A. Hiến pháp, Luật, Bộ luật.
B. Nội quy của cơ quan.
C. Điều lệ Đoàn.
D. Điều lệ Đảng
Câu 21. Thời gian làm việc của người cao tuổi được quy định trong luật lao động là:
A. Không được quá 4 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
B. Không được quá 5 giờ một ngày hoặc 30 giờ một tuần.
C. Không được quá 6 giờ một ngày hoặc 24 giờ một tuần.
D. Không được quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần.
Câu 22. Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng?
A. Thắp hương trước lúc đi xa
B. Yếm bùa
C. Không ăn trứng trước khi đi thi
D. Xem bói
Câu 23. Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người là vi phạm quyền
A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân
C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
D. Bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Câu 24. Xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật bảo đảm cho công dân được hưởng đầy đủ các quyền tự do cơ bản là trách nhiệm của
A. Nhân dân.
B. Công dân
C. Nhà nước.
D. Lãnh đạo địa phương
Câu 25. Những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị nhà nước:
A. ngăn chặn, xử lí
B. xử lí nghiêm minh
C. xử lí thật nặng
D. xử lí nghiêm khắc.
Câu 26. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử
A. Phổ thông.
B. Bình đẳng.
C. Công khai.
D. Trực tiếp
Câu 27. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm:
A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục.
B. bảo đảm công bằng trong giáo dục.
C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước.
D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Câu 28. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa được xem là
A. Điều kiện
B. Cơ sở
C. Tiền đề
D. Động lực
Câu 29. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 17 đến 27 tuổi.
B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 30. Quyền sáng tạo của công dân bao gồm quyền tác giả, .............. và hoạt động khoa học, công nghệ. Cụm từ thích hợp trong chỗ trống là
A. quyền tư hữu
B. quyền sở hữu công nghiệp
C. quyền phê bình
D. quyền tự do sáng tác
Câu 31. B và T là bạn thân, học cùng lớp với nhau. Khi giữa hai người nảy sinh mâu thuẫn, T đã tung tin xấu, bịa đặt về B trên facebook. Nếu là bạn học cùng lớp của T và B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào sau đây cho phù hợp với quy định của pháp luật?
A. Coi như không biết vì đây là việc riêng của T.
B. Khuyên T gỡ bỏ tin vì đã xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
C. Khuyên B nói xấu lại T trên facebook.
D. Chia sẻ thông tin đó trên facebook
Câu 32. Ưu thế vượt trội của pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là?
A. Tính cưỡng chế
B. Tính rộng rãi
C. Tồn tại trong thời gian dài.
D. Tính xã hội
Câu 33. Qua kiểm tra cơ quan của anh C pháp hiện anh C thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không có lí do. Trong trường hợp này, anh C đã
A. vi phạm dân sự
B. vi phạm hành chính
C. vi phạm kỉ luật
D. vi phạm hình sự
Câu 34. Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú là
A. bình đẳng trong quan hệ tài sản.
B. bình đẳng trong quan hệ nhân thân
C. bình đẳng trong quan hệ dân sự.
D. bình đẳng trong quan hệ riêng tư
Câu 35. Đối với lao động nữ, người sử dụng lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi người lao động nữ:
A. Kết hôn
B. Nghỉ việc không lí do
C. Nuôi con dưới 12 tháng tuổi
D. Có thai
Câu 36. Chọn nhận định đúng về quyền bất khả xâm phạm về thân thể
A. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
B. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội
C. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của toà án
D.Chỉ được bắt ngưòi khi có lệnh bắt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu 37. Học để có điều kiện trở thành chiến sĩ công an là
A. quyền học không hạn chế.
B. quyền học bất cứ ngành nghề nào
C. quyền học thường xuyên, học suốt đời
D. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập
Câu 38. Nhận định nào sai: Khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử
A. Người đang bị quản thúc
B. Người đang bị tạm giam
C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án
D. Người mất năng lực hành vi dân sự
Câu 39. Bạo lực trong gia đình thể hiện điều gì trong các ý dưới đây
A. Thiếu tình cảm
B. Thiếu kinh tế.
C. Thiếu tập trung
D. Thiếu bình đẳng
Câu 40. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự?
A. Vượt đèn đỏ ,gây tai nạn
B. Đi ngược chiều
C. Tụ tập và gây gối trật tự công cộng
D. Cắt trộm cáp điện
Đáp án
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
1 | A | 11 | A | 21 | D | 31 | B |
2 | A | 12 | A | 22 | A | 32 | A |
3 | A | 13 | C | 23 | C | 33 | C |
4 | B | 14 | A | 24 | C | 34 | B |
5 | A | 15 | D | 25 | B | 35 | B |
6 | C | 16 | B | 26 | C | 36 | D |
7 | B | 17 | A | 27 | D | 37 | B |
8 | C | 18 | D | 28 | D | 38 | A |
9 | B | 19 | C | 29 | C | 39 | D |
10 | A | 20 | A | 30 | B | 40 | A |
Với nội dung chi tiết và đáp án Đề thi thử THPT quốc gia 2020 môn GDCD số 9 ở trên, chắc hẳn các em đã có thêm những kiến thức, kĩ năng làm đề mới cho môn học này. Ngoài giáo dục công dân, Học Tốt còn có đề thi thử THPT quốc gia 2020 các môn học khác giúp các em học sinh lớp 12 ôn luyện toàn diện. Chúc các em học tốt mỗi ngày.