Trang chủ

Đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1

Xuất bản: 16/03/2019

Đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 kèm đáp án chi tiết, tài liệu ôn thi hữu ích cho học sinh lớp 12.

Mục lục nội dung

Để làm quen với dạng đề thi trước khi chính thức bước vào kì thi THPT quốc gia, mời các em học sinh tham khảo đề thi thử THPT môn Sử năm 2019 của trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 với 40 câu trắc nghiệm làm trong 50 phút.

Dưới đây là đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 cho các em tham khảo và ôn luyện chuẩn bị cho kì thi sắp tới.

Đề thi thử THPT năm 2019 môn Sử trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ 

KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN I

NĂM HỌC 2018 - 2019

Đề thi môn: Lịch sử

Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian giao đề 

Câu 1: Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

1, thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền. 
2, Đánh chiếm pháo đài, nhà tù Ba- xti.
3, thành lập nền cộng hòa.
4, thông qua Hiến pháp, xác lập chế độ quân chủ lập hiến.

A. 2,1,4,3. 
B. 1,2,3,4.
C. 3,1,4,2.
D. 2,3,4,1.

Câu 2: Sự kiện nào đánh dấu thực dân Pháp đã hoàn thành căn bản công cuộc xâm lược Việt Nam ở cuối thế kỉ XIX?

A. Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất, Giáp Tuất. 
B. Thực dân Pháp thực hiện chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897).
C. Triều đình nhà Nguyễn kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác-măng (1883), Pa-tơ-nốt (1884).
D. Khởi nghĩa Hương Khê thất bại, phong trào Cần Vương chấm dứt (1896).

Câu 3: Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La tinh?

A. Thắng lợi của cách mạng Cuba. 
B. Sự suy yếu của đế quốc Mĩ.
C. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
D. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc.

Câu 4: Vì sao nói công xã Pari là một nhà nước kiểu mới?

A. Công xã vừa ban bố pháp lệnh, vừa thi hành pháp lệnh. 
B. Công xã do nhân dân bầu ra theo nguyên tắc phổ thông đầu phiếu.
C. Công xã giải phóng quân đội và bộ máy cảnh sát của chế độ cũ.
D. Công xã đã ban bố và thi hành nhiều sắc lệnh phục vụ quyền lợi của nhân dân.

Câu 5: Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc trong giai đoạn 1919-1939?

A. Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập. 
B. Chủ nghĩa Mác-Lê Nin được truyền bá vào Trung Quốc.
C. Cuộc biểu tình của 3000 học sinh, sinh viên Bắc Kinh.
D. Phong trào Ngũ tứ bùng nổ ngày 4-5-1919.

Câu 6: Nhân tố quyết định hàng đầu dẫn đến sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chi phí cho quốc phòng thấp. 
B. vai trò quản lí của Nhà nước.
C. tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
D. yếu tố con người.

Câu 7: Điểm khác biệt căn bản của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương (1885 – 1896) là

A. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào. 
B. không bị chi phối bởi chiếu Cần vương.
C. hình thức và phương pháp đấu tranh.
D. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia.

Câu 8: Chính sách “cấm đạo” của nhà Nguyễn dẫn đến hậu quả là

A. làm cho Thiên Chúa giáo không thể phát triển được ở Việt Nam. 
B. gây mâu thuẫu với các nước phương Tây, làm rạn nứt khối đoàn kết dân tộc.
C. làm cho mối quan hệ với các nước phương Tây ngày càng căng thẳng.
D. gây mâu thuẫn giữa tín đồ các tôn giáo, làm cho các giáo dân lo sợ, bất mãn.

Câu 9: Đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành

A. nước đầu tiên tiến hành cách mạng xanh trong nông nghiệp. 
B. siêu cường tài chính số một thế giới và cường quốc quân sự.
C. quốc gia đi đầu về thu nhập đầu người và chất lượng y tế.
D. một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới.

Câu 10: Ý nào sau đây không phải mục tiêu của Mĩ trong chính sách đối ngoại những năm 1945 - 1973?

A. Đàn áp phong trào công nhân và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 
B. Ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa.
C. Khống chế, chi phối các nước Đồng minh lệ thuộc vào Mĩ.
D. Thực hiện mục tiêu tấn công Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng nền kinh tế Mĩ trong suốt thập kỉ 90 của thế kỉ XX?

A. Kinh tế phát triển, Mĩ vẫn là trung tâm kinh tế - tài chính số một thế giới. 
B. Nền kinh tế hầu như không có sự tăng trưởng.
C. Tăng trưởng liên tục, Mĩ là trung tâm kinh tế duy nhất thế giới.
D. Trải qua nhiều cuộc suy thoái ngắn nhưng vẫn là nước đứng đầu thế giới.

Câu 12: Đặc điểm nổi bật của kinh tế Liên bang Nga giai đoạn 1990 – 1995 là

A. suy thoái, tăng trưởng âm. 
B. khủng hoảng và kém phát triển.
C. phục hồi và phát triển.
D. phát triển nhanh chóng.

Câu 13: Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?

A. Sự ra đời của khối NATO. 
B. Sự ra đời của tổ chức SEV.
C. Sự ra đời của học thuyết Truman.
D. Liên Xô phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ.

Câu 14: Nguyên nhân khác nhau giữa Nhật Bản và các nước Tây Âu trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật. 
B. Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
C. Chi phí cho quốc phòng thấp.
D. Sự lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

 Câu 15: Lí do cơ bản nhất khiến Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam? 

A. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
B. Phù hợp với xu thế hòa bình hợp tác trên thế giới.
C. Do cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ trên thế giới.
D. Phù hợp với chiến lược “Cam kết và mở rộng” của tổng thống B.Clintơn.

Câu 16: Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây xuất hiện vì

A. Mĩ và Liên Xô muốn có thời gian hòa hoãn để củng cố lực lượng. 
B. Mĩ và Liên Xô chạy đua vũ trang bị thế giới lên án.
C. Liên Xô không còn đủ sức viện trợ quân sự cho các nước xã hội chủ nghĩa.
D. Mĩ và Liên Xô bị suy giảm thế và lực trước sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 17: Mục tiêu của năm nước sáng lập ASEAN trong chiến lược kinh tế hướng nội là gì?

A. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nội địa. 
B. Nhanh chóng xoá bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
C. Tiến hành công nghiệp hoá nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.
D. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để sản xuất.

Câu 18: Hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với hướng đi của những người đi trước là

A. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản. 
B. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác –lê nin.
C. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
D. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản.

Câu 19: Kết quả lớn nhất trong phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đánh đổ nền thống trị thực dân cũ, giành độc lập và quyền sống của con người. 
B. Đánh đổ chế độ thực dân mới, củng cố nền độc lập dân tộc.
C. Giải phóng dân tộc, thành lập các nhà nước tư bản chủ nghĩa.
D. Lật đổ chính quyền độc tài, thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ.

Câu 20: Điểm khác biệt cơ bản giữa cách mạng Campuchia với cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam năm 1945 là

A. không giành được chính quyền từ phát xít Nhật. 
B. tiến hành chống chế độ diệt chủng Khơme đỏ.
C. thi hành đường lối đối ngoại hòa bình, trung lập.
D. giành được chính quyền từ phát xít Nhật.

Câu 21: Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000) được đánh giá là

A. thành công biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. 
B. góp phần củng cố hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
C. bước đi đúng đắn phù hợp với hoàn cảnh Trung Quốc trong những năm 80.
D. đưa Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973.

Câu 22: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học – kỹ thuật lần hai là gì?

A. Khoa học là nguồn gốc của mọi tiến bộ kĩ thuật. 
B. Khoa học đi trước, mở đường cho kĩ thuật.
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Khoa học gắn liền với kĩ thuật và sản xuất.

Câu 23: Kẻ thù chủ yếu của nhân dân Mĩ Latinh trong phong trào giải phóng dân tộc từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. chủ nghĩa phát xít. 
B. chế độ phân biệt chủng tộc.
C. chủ nghĩa thực dân cũ.
D. chế độ tay sai của chủ nghĩa thực dân mới.

Câu 24: Những nguyên nhân cơ bản nào giúp ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào giành độc lập sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Điều kiện khách quan thuận lợi và nhân dân nhiệt tình cách mạng. 
B. Có sự chuẩn bị lâu dài kết hợp với chớp đúng thời cơ.
C. Điều kiện khách quan thuận lợi và biết chớp thời cơ.
D. Kẻ thù đã suy yếu và được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ.

Câu 25: Quốc gia nào tuyên bố độc lập muộn nhất ở Đông Nam Á?

A. Đông Timo. 
B. Inđônêxia.
C. Brunây.
D. Mianma.

Câu 26: Ngày 26/1/1950, sự kiện nổi bật nào diễn ra ở Ấn Độ?

A. Ấn Độ giành quyền tự trị. 
B. Ấn Độ phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Ấn Độ thử thành công bom nguyên tử.
D. Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa.

Câu 27: Kết quả nào của cách mạng tư sản Anh đầu thế kỉ XVII vẫn được nước Anh kế thừa cho đến nay?

A. Nền quân chủ lập hiến. 
B. Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
C. Chia ruộng đất cho nông dân.
D. Sự cầm quyền của tầng lớp quý tộc mới.

Câu 28: Để tối đa hóa nguồn lợi nhuận, trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột nào?

A. Phương thức bóc lột tiền tư bản chủ nghĩa. 
B. Phương thức bóc lột phong kiến.
C. Phương thức bóc lột thực dân.
D. Phương thức bóc lột tư bản chủ nghĩa

Câu 29: Điểm khác biệt cơ bản trong chính sách đối ngoại của Pháp và Nhật Bản từ 1991 - 2000 là

A. Pháp tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Nhật Bản đã trở thành đối trọng của Mĩ. 
B. đều tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, là đồng minh quan trọng của Mĩ.
C. Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, Pháp đã trở thành đối trọng của Mĩ.
D. Pháp rút khỏi NATO, Nhật Bản vẫn là thành viên quan trọng của NATO.

Câu 30: Thực dân Pháp đã có hành động gì để chuẩn bị cho tấn công xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Xúi giục giáo dân Bắc Kì nổi loạn, bắt cóc quan lại và người dân đưa vào Nam Kì. 
B. Thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì, gấp rút đào tạo đội ngũ tay sai, đưa ra Bắc Kì.
C. Phái gián điệp ra Bắc Kì điều tra tình hình và gây rối, dựng lên “vụ Đuy-puy”.
D. Gửi tối hậu thư yêu cầu triều đình nhà Nguyễn điều quân đội từ Bắc Kì vào Huế.

Câu 31: Quốc gia nào ở khu vực Đông Bắc Á được thành lập bởi sự chi phối của những quy định tại Hội nghị Ianta (2–1945) và sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Đài Loan và Hồng Công.
B. Hàn Quốc và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
C. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
D. Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.

Câu 32: Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là một cuộc cách mạng tư sản vì

A. sau khi chiến tranh kết thúc, G.Oasinhton được bầu làm tổng thống. 
B. cuộc chiến tranh này đã mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Bắc Mĩ.
C. cuộc chiến tranh này đã giải phóng được Bắc Mĩ.
D. sau khi kết thúc cuộc chiến tranh giai cấp tư sản lên nắm quyền ở Bắc Mĩ.

Câu 33: Nhận định nào sau đây là đúng nhất sau vụ khủng bố 11/9/2001 ở Mĩ?

A. Các nước Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ bị tấn công và khủng bố. 
B. Chủ nghĩa khủng bố không chỉ là vấn đề riêng của Mĩ mà là vấn đề chung của toàn thế giới.
C. Nước Mĩ luôn đứng trước nguy cơ khủng bố và an ninh chính trị bị đe dọa.
D. Mĩ và các nước Tây Âu luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công và khủng bố.

Câu 34: Sự kiện đánh dấu chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai khối nước tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa ở châu Âu là

A. Hiệp ước về cơ sở quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972). 
B. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa giữa Mĩ và Liên Xô (1972).
C. Mĩ, Cana đa và 33 nước châu Âu ký Định ước Henxinki (1975).
D. Cuộc gặp gỡ giữa M. Goócbachốp và G.Busơ trên đảo Manta (1989).

Câu 35: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, “chiến lược toàn cầu” của Mĩ đặt trọng tâm vào khu vực Đông Nam Á vì lý do nào dưới đây?

A. Ngăn chặn chủ nghĩa xã hội phát triển ở khu vực Đông Nam Á. 
B. Ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á.
C. Ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Nam Á.
D. Duy trì chế độ thực dân ở khu vực Đông Nam Á.

Câu 36: Các nước Tây Âu liên kết lại với nhau dựa trên cơ sở nào?

A. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị. 
B. Tương đồng nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật.
C. Chung nền văn hoá, trình độ phát triển, khoa học – kĩ thuật.
D. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị.

Câu 37: Trong giai đoạn 1950 – 1973, thời kì “phi thực dân hoá” xảy ra ở thuộc địa của những nước nào?

A. Mĩ, Anh, Pháp.
B. Italia, Anh, Bồ Đào Nha.
C. Tây Ban Nha, Cộng hòa liên bang Đức, Mĩ.
D. Anh, Pháp, Hà Lan.

Câu 38: Theo phương án Maobattơn, thực dân Anh buộc phải

A. công nhận sự ra đời của nước Cộng hoà Ấn Độ. 
B. thừa nhận Đảng Quốc Đại nắm quyền.
C. trao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ.
D. công nhận nền độc lập vĩnh viễn của Ấn Độ.

Câu 39: Liên Xô phải đẩy mạnh khôi phục kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (1945) vì

A. vượt qua thế bao vây, cấm vận của chủ nghĩa tư bản. 
B. muốn cạnh tranh vị thế cường quốc với Mĩ.
C. khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
D. chạy đua vũ trang với Mĩ nhằm duy trì trật tự thế giới “hai cực”.

Câu 40: Sự kiện nào dưới đây đã chấm dứt thời kì Bắc thuộc ở nước ta?

A. Chiến thắng Bạch Đằng. 
B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
C. Khởi Khúc Thừa Dụ.
D. Khởi nghĩa Lý Bí.

Đáp án đề thi thử THPT môn Sử năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1

1A11D21C31B
2C12A22C32B
3A13C23D33B
4D14C24B34A
5A15B25A35A
6D16D26D36B
7B17B27A37D
8B18C28B38C
9D19D29C39C
10D20A30C40A

Với đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 cùng đáp án, Đọc Tài Liệu hy vọng các em sẽ ôn luyện thật tốt để chuẩn bị bước vào kì thi THPT Quốc gia chính thức. Chúc các em học tốt và vượt vũ môn thành công!

- Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM