Trang chủ

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1

Xuất bản: 18/03/2019

Đề thi thử THPT năm 2019 môn Địa của trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 có đáp án chi tiết, tài liệu ôn tập cho học sinh cho kì thi sắp tới.

Mục lục nội dung

Mời giáo viên và các em học sinh tham khảo đề thi thử môn Địa THPT Quốc gia năm 2019 của trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 bao gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Đề thi thử bao gồm nhiều kiến thức đã học trong chương trình THPT.

Dưới đây là đề thi thử THPT môn Địa năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 với thời gian làm bài 50 phút.

Đề thi thử THPT năm 2019 môn Địa trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ 

(Đề thi có 40 câu)

KỲ THI THỬ THPT QG LẦN I NĂM HỌC 2018 - 2019 

MÔN: ĐỊA LÍ

Thời gian làm bài : 50 Phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là

A.   hệ sinh thái rừng nhiệt đới khô lá rộng và xa van, bụi gai nhiệt đới. 
B. hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học cao.
C. hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
D. hệ sinh thái rừng rậm thường xanh quanh năm.

Câu 2: Gió mùa là loại gió:

A.    thổi theo mùa, ngược hướng nhau, khác nhau về tính chất vật lí. 
B. thổi thường xuyên và khác nhau về hướng gió.
C. thổi chủ yếu vào mùa đông theo hướng Đông Bắc.
D. thổi chủ yếu vào mùa hạ theo hướng Đông Nam.

Câu 3: Địa hình miền núi nước ta bị xâm thực mạnh không thể hiện ở:

A. Tạo nên các vùng núi cao     
B. Hiện tượng đất trượt, đá lở
C. Địa hình karst ở vùng núi đá vôi
D. Xuất hiện những hẻm vực, khe sâu

Câu 4: Nguyên nhân làm cho địa hình nước ta có tính phân bậc rõ rệt là

A.    địa hình xâm thực mạnh ở miền đồi núi. 
B. trải qua quá trình kiến tạo lâu dài, tác động của ngoại lực.
C. địa hình được vận động tân kiến tạo làm trẻ lại.
D. địa hình chịu tác động thường xuyên của con người.

Câu 5: Nguyên nhân quan trọng khiến miền núi có nhiều thiên tai là do

A.    mưa ít, mùa khô kéo dài.     
B. lớp phủ thực vật mỏng.
C. mưa nhiều, phân bố không đều.
D. mưa nhiều, độ dốc lớn.

Câu 6: Ý nào sau đây là đặc điểm của khu vực Đông Nam Á lục địa:

A.   Nằm hoàn toàn trong “vành đai lửa Thái Bình Dương”. 
B. Địa hình chủ yếu là đồng bằng, rất ít đồi núi.
C. Bao gồm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và khí hậu xích đạo.
D. Đan xen giữa các dãy núi là đồng bằng phù sa màu mỡ.

Câu 7: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 - 5, em hãy cho biết tỉnh nào dưới đây có đường biên giới trên đất liền giáp Trung Quốc?

A. Yên Bái     B. Hà Giang     C. Thái Nguyên     D. Tuyên Quang

Câu 8: Ở nước ta, dạng địa hình bán bình nguyên thể hiện rõ nhất là ở khu vực

A. Trung du miền núi Bắc Bộ.     
B. Tây Nguyên.
C. Đông Nam Bộ.
D. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Câu 9: Cho bảng số liệu sau:

Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013

Năm19992003200520092013
Dân số (triệu người)76,680,583,185,889,7
Sản lượng (triệu tấn)33,237,739,643,349,3

Lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của dân số, sản lượng lương thực và sản lượng lương thực bình quân theo đầu người của nước ta

A. Biểu đồ đường.     
B. Biểu đồ miền
C. Biểu đồ hình cột.
D. Biểu đồ kết hợp.

Câu 10: Hướng Tây Bắc - Đông Nam của địa hình nước ta thể hiện rõ nhất ở:

A. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.     
B. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Nam.
C. vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc.
D. vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Bắc.

Câu 11: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, em hãy cho biết tỉ lệ diện tích lưu vực của sông ngòi nước ta tập trung chủ yếu ở:

A. Hệ thống sông Cửu Long     
B. Hệ thống sông Hồng
C. Hệ thống sông Cả
D. Hệ thống sông Đồng Nai

Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, em hãy cho biết vào tháng 6 bão ảnh hưởng trực tiếp đến tỉnh nào của nước ta ?

A. Hải Phòng.     B. Thanh Hóa.     C. Quảng Nam.     D. Quảng Ninh.

Câu 13: Vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển, được gọi là:

A. vùng đặc quyền kinh tế.     
B. vùng tiếp giáp lãnh hải.
C. lãnh hải.
D. thềm lục địa.

Câu 14: Loại khoáng sản mang lại giá trị kinh tế cao mà chúng ta đang khai thác trên Biển Đông là?

A. Sa khoáng     B. Dầu khí     C. Titan     D. Vàng

Câu 15: Đi từ Bắc vào Nam, phần đất liền nước ta kéo dài khoảng:

A. 18 vĩ độ B. 15 vĩ độ C. 17 vĩ độ D. 12 vĩ độ

Câu 16: Nguyên nhân chính tạo nên sự khác nhau về chế độ mùa của khí hậu giữa các khu vực nước ta là:

A. Ảnh hưởng của biển Đông     
B. Nước ta trải dài trên 15 độ vĩ tuyến
C. Hoạt động của gió mùa phức tạp
D. Nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến

Câu 17: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu:

A. lạnh, khô.     B. cận nhiệt.     C. lạnh, ẩm.     D. ôn đới. 

Câu 18: Khu vực Móng Cái (Quảng Ninh) có lượng mưa nhiều do nằm ở sườn đón gió:

A.    Đông Nam     B. Đông Bắc     C. Tây Nam     D. Mậu dịch

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:


Tốc độ tăng GDP của Nhật Bản, thời kì 1990 – 2005 
(Đơn vị: %)

Năm19992003200520092013
Dân số (triệu người)76,680,583,185,889,7
Sản lượng (triệu tấn)33,237,739,643,349,3

Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1990 là:

A. Tăng trưởng cao nhưng còn biến động.

B.    Tăng trưởng ổn định và luôn ở mức cao. 
C. Tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn ở mức cao.
D. Tăng trưởng chậm lại, có biến động và ở mức thấp.

Câu 20: Đặc điểm nhiệt độ trung bình năm trên lãnh thổ nước ta là:

A. Giảm dần từ Bắc vào Nam     
B. Tăng dần từ Bắc vào Nam
C. Giảm dần theo độ cao
D. Thay đổi theo mùa

Câu 21: Ý nào sau đây không phải nguyên nhân làm cho khí hậu nước ta mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

A. Do hệ toạ độ địa lí     
B. Do ảnh hưởng của biển Đông
C. Do hoạt động của gió Mậu dịch
D. Do hoạt động của hoàn lưu gió mùa

Câu 22: Về mùa lũ nước ngập trên diện rộng, về mùa cạn nước triều lấn mạnh là đặc điểm của vùng

A. Đồng bằng sông Cửu Long.     
B. Đồng bằng Sông Hồng.
C. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
D. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.

Câu 23: Thực vật chiếm chủ yếu ở nước ta là:

A. Thực vật cận nhiệt đới.     
B. Thực vật ngập mặn.
C. Thực vật nhiệt đới.
D. Thực vật ôn đới.

Câu 24: Cho bảng số liệu sau:

Dân số và sản lượng lương thực nước ta giai đoạn 1999 - 2013 

Năm19992003200520092013
Dân số (triệu người)76,680,583,185,889,7
Sản lượng (triệu tấn)33,237,739,643,349,3

Giải thích nào sau đây đúng nhất:

Bình quân lương thực theo đầu người tăng là do:

A. dân số tăng và sản lượng lương thực tăng     
B. dân số giảm và sản lượng lương thực tăng
C. dân số tăng và sản lượng lương thực giảm
D. sản lượng lương thực tăng nhanh hơn dân số

Câu 25: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam, em hãy cho biết hai vịnh có diện tích lớn nhất của nước ta là:

A. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Vân Phong     
B. Vịnh Bắc Bộ và vịnh Nha Trang
C. Vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ
D. Vịnh Thái Lan và vịnh Vân Phong

Câu 26: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

A. nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.     
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.

Câu 27: Xếp theo thứ tự từ xích đạo về cực của Trái Đất, lần lượt có các khối khí là:

A.   xích đạo, chí tuyến, ôn đới, cực. 
B. ôn đới, cực, chí tuyến, xích đạo.
C. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
D. cực, ôn đới, xích đạo, chí tuyến.

Câu 28: Quốc gia có đường biên giới trên đất liền dài nhất với Việt Nam là:

A. Trung Quốc     B. Campuchia     C. Lào     D. Thái Lan 

Câu 29: Cho bảng số liệu sau:

Tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta (Đơn vị: tỉ đồng) 

NămTổng sốNông - lâm - ngư nghiệpCông nghiệp - xây dựngDịch vụ
2005914001176402348519389080
20102157828407647824904925277

Sau khi xử lí số liệu ta có bảng:

(Đơn vị: %)

NămTổng sốNông - lâm - ngư nghiệpCông nghiệp - xây dựngDịch vụ
200510019,338,142,6
201010018,938,242,9

Bảng số liệu trên có tên là:

A.    Giá trị tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta. 
B. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta.
C. Sản lượng tổng sản phẩm trong nước phân theo các khu vực kinh tế nước ta.
D. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế nước ta.

Câu 30: Cho biểu đồ sau:

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC THẾ GIỚI THỜI KÌ 1980 - 2003 



Nhận xét không đúng về cơ cấu sản lượng lương thực của Thế giới, thời kì 1980 - 2003 là

A. tỉ trọng sản lượng lúa mì có xu hướng giảm.     
B. tỉ trọng sản lượng lúa gạo có xu hướng tăng.
C. tỉ trọng sản lượng ngô có xu hướng tăng.
D. tỉ trọng sản lượng ngô luôn lớn nhất.

Câu 31: Hai nhân tố chính ảnh hưởng tới tốc độ dòng chảy của sông là:

A. Độ dốc và chiều rộng của lòng sông.     
B. Độ dốc và vị trí của sông.
C. Chiều rộng của sông và hướng chảy.
D. Hướng chảy và vị trí của sông.

Câu 32: Thung lũng sông có hướng vòng cung theo hướng núi là

A. sông Đà.     B. sông Mã.     C. sông Chu.     D. sông Gâm.

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 11, em hãy cho biết đồng bằng nào có tỉ lệ diện tích đất phù sa sông lớn nhất

A. Đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ.     
B. Đồng bằng sông Cửu Long.
C. Đồng bằng sông Hồng
D. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.

Câu 34: Sự phân hóa các vành đai đất và thực vật theo độ cao địa hình là biểu hiện rõ nhất của tính quy luật:

A. đai cao.     B. địa đới.     C. phi địa đới.     D. địa ô.

Câu 35: Đồng bằng ven biển miền Trung bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do 

A. lãnh thổ hẹp ngang.
B. nhiều núi.
C. nhiều sông.
D. nhiều núi ăn sát ra biển.

Câu 36: Các nước có phần biển chung với Việt Nam là:

A.    Trung Quốc, Philippin, Mianma, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan 
B. Trung Quốc, Philippin, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia, Thái Lan
C. Trung Quốc, Philippin, Lào, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan
D. Trung Quốc, Philippin, Xingapo, Campuchia, Malaysia, Brunây, Inđônêsia, Thái Lan

Câu 37: Thế mạnh của vị trí địa lí nước ta trong khu vực Đông Nam Á sẽ được phát huy cao độ nếu biết kết hợp xây dựng các loại hình giao thông vận tải

A. đường ô tô và đường biển.     
B. đường hàng không và đường biển.
C. đường biển và đường sắt.
D. đường ô tô và đường sắt.

Câu 38: Đặc điểm các đồng bằng ở Trung Quốc không phải là:

A. châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ .     
B. có nguồn gốc hình thành từ biển.
C. gắn liền với một con sông lớn.
D. có địa hình thấp trũng, đầm lầy.

Câu 39: Đặc điểm cơ bản nhất của Biển Đông là

A. nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.     
B. độ mặn của nước biển cao.
C. dòng hải lưu chạy thành vòng tròn.
D. là vùng biển tương đối kín.

Câu 40: Tính đến tháng 1/2007, số thành viên của tổ chức thương mại thế giới là:

A. 149.     B. 150.     C. 151.     D. 152.

Đáp án đề thi thử THPT môn Địa năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1

1C11B21C31A
2A12D22A32D
3A13B23C33C
4C14B24D34A
5D15B25C35D
6D16C26A36D
7B17D27A37B
8C18A28C38B
9A19D29B39A
10C20B30D40B

Trên đây là đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự – Vĩnh Phúc lần 1 với những dạng bài thường gặp trong đề thi THPT Quốc gia môn Địa. Với việc ôn luyện đề thi thử, các em học sinh sẽ có thêm kiến thức, kỹ năng và hành trang vững vàng để bước vào kì thi quan trọng vài tháng tới. Chúc các em học và thi thật tốt!

- Đề thi thử THPT Quốc gia 2019 -

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM