Trang chủ

Đề thi KSCL học kì 2 môn Lịch sử 9 tỉnh Bắc Giang năm học 2019/2020

Xuất bản: 02/07/2020 - Tác giả:

Đáp án đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Lịch sử 9 tỉnh Bắc Giang năm học 2019/2020 dành cho các em học sinh thi vào 10 tham khảo.

Mục lục nội dung

Cùng Đọc tài liệu ôn luyện thử sức với đề khảo sát chất lượng học kì 2 môn Lịch sử 9 tỉnh Bắc Giang bao gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm kết hợp tự luận..

Thử sức với đề thi này trong 45 phút em nhé!

Đề thi

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẮC GIANG

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II

NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao để

Mã đề: 502

A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). 

Câu 1: Thắng lợi nào đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Na-va của thực dân Pháp?

A. Cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 - 1954.

B. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

C. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.

D. Chiến thắng Bắc Tây Nguyên tháng 2 - 1954.

Câu 2: Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến phong trào cách mạng nước ta trong những năm 1930 - 1931 là:

A. thực dân Pháp đàn áp nhân dân sau khởi nghĩa Yên Bái (1930).

B. sự ra đời của các tổ chức cộng sản (1929).

C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930).

D. ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Câu 3: Sự kiện quan trọng nào đã diễn ra vào ngày 2 - 9 - 1945?

A. Lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam.

B. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị.

C. Giành chính quyền cách mạng trong cả nước.

D. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập.

Câu 4: Hậu quả nặng nề về mặt văn hóa do chế độ thực dân phong kiến để lại sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

A. ảnh hưởng của văn hóa hiện đại theo kiểu phương Tây.

B. văn hóa truyền thống dân tộc bị mai một

C. hơn 90% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

D. văn hóa mang nặng tư tưởng phong kiến lạc hậu.

Câu 5: Hội nghị của đại biểu các tổ chức cộng sản để hợp nhất Đảng đầu năm 1930 có ý nghĩa như một Đại hội thành lập Đảng.

B. Hội nghị chính trị

C. Đại hội toàn quốc.

D. Hội nghị toàn quốc.

Câu 6: Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi nhân dân ta làm gì để giải quyết nạn đói trước mắt?

A. Tăng gia sản xuất.

B. Lập hũ gạo cứu đói.

C. Thực hành tiết kiệm.

D. Chia ruộng đất cho nông dân.

Câu 7: Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (đầu năm 1930) đã thống nhất lấy tên Đảng là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đông Dương Cộng sản đảng.

C. Đảng Lao động Việt Nam.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam.

Câu 8: Đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931 diễn ra ở địa phương nào?

A. Nghệ An, Hà Tĩnh.

B. Hà Tĩnh, Quảng Bình.

C. Thanh Hóa. Nghệ An.

D. Quảng Bình, Quảng Trị

Câu 9: Trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là

A. Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Bình

B. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.

C. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Nam.

D. Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên.

Câu 10: Tại sao Đảng, Chính phủ ta kí với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6 - 3 - 1946?

A. Vì ta không thể đánh thắng được quân Pháp.

B. Lợi dụng mâu thuẫn giữa quân Trung Hoa dân quốc và quân Pháp.

C. Tập trung lực lượng để đánh quân Tưởng Giới Thạch.

D. Tránh tình trạng cùng một lúc đối phó với nhiều kẻ thù.

Xem thêm tài liệu: Đề thi KSCL học kì 2 môn GDCD 9 tỉnh Bắc Giang năm 2019

Câu 11: Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 - 1941) chủ trương thành lập

A. đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

B. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh..

D. Mặt trận Nhân dân phản đế Đông Dương

Câu 12: Tháng 10 - 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên là

A. An Nam Cộng sản đăng

B. Đông Dương Cộng sản liên đoản.

C. Đông Dương Cộng sản đảng.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 13: " Hội đồng bào! Chúng ta phải đứng lên, Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thì thắng lợi nhất định về dân tộc ta!”.

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh (12 - 1946).

B. Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi của Tổng Bí thư Trường Chinh (9 - 1947),

C. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12 - 1946)

D. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh (9 - 1945)

Câu 14: Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về vai trò to lớn của Mặt trận Việt Minh đối với Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, cô lập và phân hóa kẻ thù.

B. Ra quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

C. Xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang và căn cứ địa cách mạng

D. Chuẩn bị điều kiện cần thiết để giành chính quyền cách mạng

Câu 15: Thắng lợi tiêu biểu biểu nào sau đây đã chuyển cách mạng miền Nam từ thể giữ gìn lực lượng sang thể tiến công?

A. "Phong trào hòa bình" ở Sài Gòn (1954).

B. Phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960).

C. Chiến thắng Ấp Bắc, Mĩ Tho (1963).

D. Chiến thắng Vạn Tường, Quảng Ngãi (1965).

Câu 16: Khó khăn lớn nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là:

A. nạn đói tiếp tục đe doạ đời sống của nhân dân.

B. chính quyền cách mạng còn non trẻ.

C. ngoại xâm và nội phản phá hoại.

D. hơn 90% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội tràn lan.

Câu 17:  Âm mưu cơ bản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt" mà Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam là

A. tiêu diệt lực lượng của ta.

B. nhằm kết thúc chiến tranh.

C. “Dùng người Việt đánh người Việt".

D. “Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.

Câu 18: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 trải qua 3 chiến dịch lớn lần lượt là

A. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng.

B. Huế - Đà Nẵng, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh.

C. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế - Đà Nẵng.

D. Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng, Hồ Chí Minh.

Câu 19: Nội dung nào không phải là nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945?

A. Nhờ có sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

B. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

C. Điều kiện quốc tế thuận lợi, lực lượng đồng minh đánh bại phe phát xít.

D. Dân tộc ta có truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường, bất khuất.

Câu 20: Đường lối đổi mới của Đảng ta là đổi mới toàn diện nhưng trọng tâm là đổi mới trong lĩnh vực nào?

A. Kinh tế.

B. Chính trị.

C. Văn hóa.

D. Xã hội.

PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm) 

a. Trình bày kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

b. Kể tên một số anh hùng lực lượng vũ trang tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 2. (3,0 điểm)

Nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975). Theo em, nguyên nhân nào là quan trọng nhất? Vì sao?

- HẾT -

Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.

Xem thêm tài liệu ôn tập lịch sử 9:

Đáp án

A. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). 

CâuĐACâuĐACâuĐACâuĐA
1B6B11C16C
2C7D12D17C
3D8A13A18D
4C9B14B19A
5A10D15B20A

Xem thêm: Đề thi khảo sát học kì 2 môn Toán năm học 2019 Bắc Giang

PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (5,0 điểm) 

Câu 1. (2,0 điểm) 

a. Kết quả của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ (1954).

- Sau 56 ngày chiến đấu liên tục chiến đấu, quân ta đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

- 16.200 tên địch bị tiêu diệt, 62 máy bay địch bị phá hủy và rất nhiều phương tiện cuộc chiến tranh địch bị ta thu giữ.

- Kế hoạch Na Va của Pháp bị đập tan. Bàn đàm phán giữa Pháp – Mỹ – Việt Nam diễn ra sau đó buộc Pháp rút quân khỏi nước ta.

b. Kể tên một số anh hùng lực lượng vũ trang tiêu biểu trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954):

- Anh hùng Phan Đình Giót

- Anh hùng Tô Vĩnh Diện

- Anh hùng Bế Văn Đàn

- Anh hùng Trần Can

Câu 2. (3,0 điểm)

*Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975):

- Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

- Hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

- Có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương; sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa khác; phong trào nhân dân Mĩ và nhân dân thế giới phản đối cuộc đấu tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ.

*Nguyên nhân quan trọng nhất: Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ đúng đắn, sáng tạo, phương pháp đấu tranh linh hoạt.

Học sinh đưa ra suy luận và giải thích.

Cùng Đọc tài liệu thử sức các mẫu đề thi thử vào lớp 10 tất cả các môn có hướng dẫn giải chi tiết để ôn thi tuyển sinh vào lớp 10 thật tốt!

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM