Trang chủ

Đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt - Đề số 16

Xuất bản: 09/04/2020 - Tác giả:

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 16 chi tiết dành cho thầy cô, các bậc phụ huynh và các em học sinh lớp 5 tham khảo.

Đề ôn luyện HSG Tiếng việt 5 số 16 thuộc tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án chi tiết là một trong những tài liệu hữu ích để giúp các em học sinh ôn tập, đạt kết quả cao cho các kỳ thi học sinh giỏi cuối cấp Tiểu học.

Cùng Đọc Tài Liệu tham khảo đề thi số 16 này nhé:

Đề thi số 16

Họ và tên HS:.......................................

Lớp :.............

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5

MÔN TIẾNG VIỆT

(Thời gian làm bài: 60 phút)

Câu 1:  

a. Xếp các từ sau thành hai nhóm : Từ ghép và từ láy

Châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn.

b. Cho các từ sau: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ màng, mơ mộng.

- Xếp các từ trên thành hai nhóm: Từ ghép và từ láy. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và kiểu từ láy ở mỗi nhóm trên.

c. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

Câu 2: Phân biệt từ ghép, từ láy trong các từ sau:

Bình minh, linh tính, cần mẫn, tham lam, bao biện, bảo bối, căn cơ, hoan hỉ, hào hoa,  hào hứng, ban bố, tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, bạn bè, cây cối, máy móc, tuổi tác, đất đai, chùa chiền, gậy gộc, mùa màng, chim chóc, thịt gà, óc ách, inh ỏi, êm ái, ốm o, ấp áp, ấm ức, o ép, im ắng, ế ẩm.

Câu 3: Hãy chỉ ra các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong các câu sau:

a. Trên các hè phố, trước cổng cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô trở vào, hoa sấu vẫn nở, vấn vương vãi khắp Thủ đô.

b. Lúc tảng sáng, lúc chập tối, ở quãng đường này, dân làng qua lại rất nhộn nhịp.

c. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở lên lòng yêu Tổ quốc.

Câu 4: “Trong những năm đi đánh giặc, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa, ruộng vườn thỉnh thoảng lại cháy lên trong lòng anh. Đó là những buổi trưa Trường Sơn vắng lặng, bỗng vang lên một tiếng gà gáy, những buổi hành quân bất chợt gặp một đàn bò rừng nhẩn nha gặm cỏ. Những lúc ấy, lòng anh lại cồn cào xao xuyến.”

(Trích Đêm trăng hành quân về đồng bằng

– Khuất Quang Thụy – TV5, tập hai)

Qua đoạn văn trên tác giả đã sử dụng những hình ảnh, âm thanh nào để diễn tả nỗi nhớ nhà da diết của anh bộ đội ?

Câu 5: Nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết : “Quê hương là đường đi học”. Con đường đã gắn với tuổi thơ các em biết bao kỷ niệm đẹp. Em hãy tả lại con đường từ nhà đến trường.

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Bài làm

......... ......... ......... ......... ......... .

......... ......... ......... ......... ......... .

......... ......... ......... ......... ......... .

......... ......... ......... ......... ......... .

Để in đề, hãy tải trực tiếp file DOC, PDF phía dưới bài viết này!

Lời giải đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt số 16

Câu 1: 

Tiếng

Từ ghép có nghĩa

phân loại

Từ ghép có nghĩa

tổng hợp

Từ láy
Nhỏnhỏ xíu, nhỏ tínhỏ bé, nhỏ xinhnhỏ nhắn
SángSáng choang, sáng rựcsáng trong, sáng tươisáng sủa
LạnhLạnh ngắt, lạnh tanhlạnh giá, lạnh buốtlạnh lẽo

Câu 2: 

Từ ghépTừ láy
Bình minh, linh tính, cần mẫn, tham lam, bao biện, bảo bối, căn cơ, hoan hỉ, hào hoa, hào hùng, hào hứng, ban bố, tươi tốt, đi đứng, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ.bạn bè, cây cối, máy móc, tuổi tác, đất đai, chùa chiền, gậy gộc, mùa mang, chim chóc, thịt thà, (TL có nghĩa khái quát) óc ách, inh ỏi, êm ái, ốm o, ấm áp, ấm ức, o ép, im ắng, ế ẩm.

*(Từ láy đặc biệt: khuyết phụ âm đầu)

Câu 3:

a. Trên các hè phố,(TN1)/ trước cổng cơ quan,(TN2)/ trên mặt đường nhựa,(TN3)/ từ khắp năm cửa ô trở vào,(TN4)/ hoa sấu (CN)/ vẫn nở(VN1), /vấn vương vãi khắp Thủ đô(VN2).

b. Lúc tảng sáng,(TN1)/ lúc chập tối,(TN2)/ ở quãng đường này,(TN3)/ dân làng (CN)/qua lại rất nhộn nhịp(VN).

c. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê (CN)/trở lên lòng yêu Tổ quốc(VN).

Câu 4:

Những hình ảnh và âm thanh ở rừng làm cho các anh bộ đội da diết quê nhà là: tiếng gà gáy buổi trưa ( âm thanh) đàn bò nhởn nha gặm cỏ ( hình ảnh). Những âm thanh, hình ảnh đó rất đỗi quen thuộc ở miền quê vùng đồng bằng.

- Các anh bộ đội hầu hết là những người quê ở vùng đồng bằng, đi chiến đấu xa nhà, đóng quân ở miền rừng núi, nỗi nhớ đất đai, nhà cửa ruộng vườn canh cánh bên lòng. Vì vậy khi nghe và nhìn thấy những hình ảnh, âm thanh quen thuộc đó nỗi nhớ quê hương càng trở nên da diết.

- Từ bùi ngùi “xao xuyến” mà tác giả dùng đã nói lên được tình cảm sâu nặng của những người chiến sĩ xa quê trong những năm tháng đi đánh giặc.

Câu 5:

Dàn ý tham khảo

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung con đường em định tả là con đường nào? (Nêu tên đường – nếu ở thành phố, hoặc đường làng xã…)

- Em tả con đường vào lúc nào? (Buổi sáng lúc em đI học hay lúc đI học về).

2.Thân bài.

* Miêu tả những nét bao quát về con đường:

- Quang cảnh con đường từ nhà đến trường.

- Con đường chạy qua những nơi nào ?

- Con đường đã có từ lâu hay mới mở ? Hình dáng con đường này như thế nào?

* Miêu tả bộ phận của con đường :

- Mặt đường nhẵn nhụi hay gồ ghề ? Được làm bằng gì ?

- Hai bên đường có nhà cửa, cây cối hay không ?

- Cảnh đI lại diễn ra trên con đường đó như thế nào?

3. Kết luận

Cảm nghĩ của em. Em đã gắn bó với con đường này ra sao?

(Trên đây là một số gợi ý cơ bản về đáp án chấm. Trong quá trình chấm bài  người chấm cần vận dụng linh hoạt đáp án chấm để chấm sát với thực tế bài làm của học sinh )

Xem thêm văn mẫu: 

Trên đây là tuyển tập đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn Tiếng việt có đáp án số 16, quý thầy cô, các bậc phụ huynh và các em có thể tham khảo thêm trọn bộ đề thi học sinh giỏi Tiếng việt 5 nữa nhé!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM