ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẦU GIẤY
KIỂM TRA HỌC KỲ II
Năm học 2018 - 2019
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
Ngày: 17/4/2019
Thời gian làm bài: 90 phút
Phần I. (6,0 điểm) Cho khổ thơ:
“Mai về miền Nam thương trào nước thắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đá đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
1. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
2. Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự nào? Trong mạch vận động ấy, hình ảnh tre còn được nhắc tới ở những câu thơ nào khác và mang ý nghĩa gì?
3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận điển dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải trở về quê hương miền Nam trong khổ thơ trên. Đoạn vẫn sử dụng phép nối để liên kết câu và câu có thành phần biệt lập phụ chủ (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần phụ chú).
4. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tình cảm của nhân dẫn dành cho Bác Hồ và ghi rõ tên tác giả.
Phần II. (4,0 điểm)
Dưới đây là phần mở đầu văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của Đe-ni-an Đi-phô ):
“Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và làm khi tôi đang lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quân như vậy,
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
1. Văn bản được kể theo ngôi kể nào? Việc sử dụng ngôi kể như vậy có tác dụng gì?
2. Em có nhận xét gì về giọng kể của nhân vật trong đoạn trích trên? Giọng kể ấy giúp em cảm nhận được điều gì về nhân vật?
3. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
----- Hết ----
Đáp án đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 - Cầu Giấy
Phần I. (6,0 điểm)
1. Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương
2. Mạch cảm xúc của bài thơ trôi chảy theo dòng thời gian, khi đứng trước lăng, vào trong lăng, khi ra ngoài lăng và khi rời xa lăng.
Trong mạch vận động này, hình ảnh tre còn được nhắc tới ở những câu thơ nào khác và mang ý nghĩa gì?
- Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ngay khổ đầu bài thơ:
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.
-> Hàng tre xanh trở nên lớn lao, kì vĩ khiến ta liên tưởng đến hàng tre đánh giặc từ trong lịch sử đã về đây canh giữ giấc ngủ của Bác Hồ. Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam
=> là biểu tượng của lòng quả cảm, kiên trung, bất khuất của dân tộc ta từ xưa đến nay chưa bao giờ chịu khuất phục.
- Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài thơ, khép lại niềm cảm xúc của nhà thơ, đồng thời thể hiện khat vọng được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dân tộc, của tổ quốc:
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này
=> Tâm nguyện của tác giả là muốn được mãi ở bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người. Hình ảnh cây trẻ gợi liên tưởng đến phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” mà Bác đã dặn cán bộ và chiến sĩ. Đó cũng là ước nguyện của muôn triệu người Việt nam nguyện tận tủng, tận hiếu bảo vệ và gìn giữu nền đọc lập dân tộc trong bão táp của thời đại.
3. Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận điển dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải trở về quê hương miền Nam trong khổ thơ trên. Đoạn văn sử dụng phép nối để liên kết câu và câu có thành phần biệt lập phụ chú (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần phụ chú).
Đoạn văn tham khảo:
Khổ thơ cuối trong bài thơ Viếng lăng Bác là cảm xúc của nhà thơ khi ra về - cảm xúc khi Viễn Phương rời xa lăng Bác, kết thúc chuyến thăm. Nhà thơ lưu luyến muốn được ở mãi bên lăng Bác. Lòng nhớ thương, đau xót kìm nén đến giờ phút chia tay đã vỡ òa thành nước mắt: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt". Tình cảm chắp cánh cho ước mơ, nhà thơ muốn được hóa thân, hòa nhập vào cảnh vật ở bên làng Bác: " Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác - Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây - Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này." Hình ảnh cây tre lặp lại tạo ấn tượng đậm nét và làm cho dòng cảm xúc được trọn vẹn. Cây tre khách thể đã hòa nhập cùng cây tre chủ thể. Và hình ảnh đó thể hiện lòng kính yêu và trung thành vô hạn đối với Bác, mãi mãi đi theo con đường của Bác. Các điệp ngữ “muốn làm” cùng các hình ảnh thơ đứng sau nó tạo một nhạc thơ dồn dập, tha thiết diễn tả tình cảm, khát vọng dâng trào mãnh liệt. Bài thơ tưởng khép lại trong sự xa cách của không gian nhưng lại tạo được sự gần gũi trong tình cảm, ý chí. Đây cũng là những tình cảm chân thành của mỗi người khi vào viếng Bác, nhất là những người con miền Nam vốn xa cách về không gian, của cả những ai chưa được đến lăng Bác nhưng lòng vẫn thành tâm hướng về Người.
4. Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tình cảm của nhân dẫn dành cho Bác Hồ và ghi rõ tên tác giả.
Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ
Phần II. (4,0 điểm)
Dưới đây là phần mở đầu văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (trích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô của Đe-ni-an Đi-phô ):
“Nếu có ai đó ở nước Anh gặp một kẻ như tôi lúc bấy giờ, chắc tôi sẽ làm cho họ hoảng sợ hoặc phá lên cười sằng sặc; và làm khi tôi đang lặng ngắm nghía bản thân mình, tôi cứ mỉm cười tưởng tượng tôi lang thang khắp miền Y-oóc-sai với trang bị và áo quân như vậy,
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)
1. Văn bản được kể theo ngôi kể thứ nhất .
Việc sử dụng ngôi kể này giúp cho mạch văn trở nên ấn tượng hơn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc.
2. Giọng kể của nhân vật trong đoạn trích trên: dí dỏm, hài hước.
Giọng kể ấy giúp em cảm nhận được một nhân vật có khiếu hài hước và có tinh thần lạc quan.
3. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết thực tế, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy trình bày suy nghĩ về tinh thần lạc quan trong cuộc sống.
Đoạn văn tham khảo
Tinh thần lạc quan trong cuộc sống chính là một phẩm chất đẹp và đó là yếu tố thúc đẩy cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Lạc quan là một thái độ sống vô cùng quan trọng góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp đối với tất cả mọi người, nó không chỉ góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp cho bản thân chúng ta mà những điều đó tạo nên một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn. Tinh thần lạc quan xuất phát từ thái độ sống của con người chúng ta cần phải có một thái độ sống đúng, có như vậy cuộc sống của chúng ta sẽ tràn đầy ý nghĩa và có ý nghĩa sâu sắc và hạnh phúc hơn. Bằng chứng là trong hoàn cảnh này bác vẫn có thể sáng tác ta nhật kí trong tù thể hiện tinh thần rất lạc quan yêu đời của bác. Hay tinh thần lạc quan mà cả thế giới đêu ngưỡng mộ chính là Nick Vujjic là một người không chân không tay nhưng anh có một tinh thần lạc quan vô bờ. Thế nên thành công luôn mỉm cười với anh , anh đi khắp nơi để truyền ngọn lửa của mình cho tất cả mọi người và rất nhiều người đã được anh thắp sáng lên miền tin và tìm ra con đường cho mình. Vậy chúng ta có thể hình thành nuôi dưỡng và tôi luyện nó như thế nào? Trước tiên ta phải chắc chắn rằng mình là người giải quyết tất cả mọi vấn đề chứ không phải là chờ đến ai khác nữa và chúng ta phải luôn tin rằng vấn đề này giải quyết không thành công không hiệu quả thì chắc chắn sẽ có cách giải quyết khác tối ưu hơn người có tinh thần lạc quan tin tưởng cũng là người rất thực tế, không tìm mọi cách tránh né khó khăn, cũng không làm ngơ gạt bỏ vấn đề sang một bên như không có gì. Khi quyết tâm thay đổi lối suy nghĩ từ tiêu cực sang tích cực thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi trở ngại. Lạc quan là một thái độ sống tích cực cần có ở mỗi người, nhưng nên tránh cách sống "lạc quan chủ nghĩa": dùng phép thắng lợi tinh thần để ngụy biện cho những điều xấu xa đang diễn ra trong thực tế. Với cách sống như vậy, bạn sẽ rơi vào u mê, chủ quan, thiếu thực tế. Vì vậy hãy tạo cho mình một tinh thần lạc quan trong cuộc sống mạnh mẽ và vững chắc nhất bạn nhé!