Trang chủ

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 2019 lớp 10 THPT Nguyễn Huệ - có đáp án

Xuất bản: 08/05/2019 - Tác giả:

Xem ngay đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn 2019 THPT Nguyễn Huệ với tác phẩm Trao duyên (Nguyễn Trãi) để các em ôn luyện tốt nhất

Mục lục nội dung

Đề thi học kì 2 môn Văn lớp 10 2019 của trường THPT Nguyễn Huệ về tác phẩm Trao duyên (Truyện Kiều - Nguyễn Du) cũng là một đề văn hay giúp các em ôn tập cho kì thi học kì sắp tới. Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi và đáp án chi tiết dưới đây em nhé!

Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn 2019 lớp 10 THPT Nguyễn Huệ

TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ

KIỂM TRA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2018 – 2019

Môn kiểm tra: NGỮ VĂN- Khối 10

Ngày kiểm tra: 07 tháng 05 năm 2019 

ĐỀ CHÍNH THỨC

Phần I. Đọc-hiểu (3.0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh... Ngày nay, cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi,

(Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hoá - Thông tin, 1990)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2. (0,5 điểm) Cô bé dừng lại bên đường trước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đích gì ?

Câu 3. (1,0 điểm) Trong câu nói của Phật: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4. (1,0 điểm) Anh (chị) nhận ra thông điệp nào có ý nghĩa nhất với bản thân? Vì sao?

Phần II. Làm văn (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm): Từ phần đọc-hiểu, anh (chị) hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về lòng hiếu thảo.

Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích đoạn thơ sau:

...Cậy em em có chịu lời.

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

(Trích “Trao duyên” – Truyện Kiều - Nguyễn Du, SGK Ngữ Văn 10 tập 2)

>>>> Phân tích 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên

------ Hết ------

Đáp án đề thi học kì 2 lớp 10 môn Văn 2019 THPT Nguyễn Huệ

Phần I. Đọc-hiểu (3.0 điểm) 

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

Ngày xưa có một em bé gái đi tìm thuốc chữa bệnh cho mẹ. Em được Phật trao cho một bông cúc. Sau khi dặn em cách làm thuốc cho mẹ, Phật nói thêm: “Hoa cúc có bao nhiêu cánh, người mẹ sẽ sống thêm bấy nhiêu năm”. Vì muốn mẹ sống thật lâu, cô bé dừng lại bên đường tước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ. Từ đó hoa cúc có rất nhiều cánh... Ngày nay, cúc vẫn được dùng để chữa bệnh. Tên y học của cúc là Liêu chi,

(Theo Almanach người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hoá - Thông tin, 1990)

Câu 1. (0,5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự

Câu 2. (0,5 điểm)

Cô bé dừng lại bên đường trước cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ nhằm mục đích để mẹ sống thật lâu

Câu 3. (1,0 điểm)

Biện pháp tu từ: so sánh

Câu 4. (1,0 điểm) Thông điệp: Mỗi người con cần phải có lòng hiếu thảo đối với cha mẹ của mình. Bởi vì chúng ta sống nhất định phải có lòng hiếu thảo, phải biết đền đáp công ơn nuôi dưỡng của mẹ cha.

Phần II. Làm văn (7,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm):

Dàn ý tham khảo:

1. Nêu vấn đề: Giới thiệu ngắn gọn vấn đề cần nghị luận: Lòng hiếu thảo.

2. Phân tích vấn đề

a. Giải thích

- Lòng hiếu thảo là gì?

+ Đối xử và chăm sóc tốt cha mẹ của mình.

+ Hành động yêu thương, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và thờ phụng sau khi họ qua đời.

b. Phân tích, chứng minh

- Biểu hiện của lòng hiếu thảo?

+ Người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính, vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được an ổn.

- Vì sao sống phải có lòng hiếu thảo?

+ Ông bà cha mẹ là những người sinh thành và nuôi dưỡng ta khôn lớn, luôn dành cho ta những điều tốt đẹp nhất trên đời này.

+ Lòng hiếu thảo là  chuẩn mực trong đời sống văn hóa Việt Nam.

+ Người có lòng hiếu thảo được mọi người trân trọng, yêu mến.

+ Giá trị của một người con được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang, quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ “hiếu”.

+ Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ trong gia đình.

c. Mở rộng

- Trong xã hội còn nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi.

⇒ Những người như thế thật đáng chê trách.

d. Bài học nhận thức và hành động

- Sống phải có lòng hiếu thảo.

- Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

3. Kết thúc vấn đề

- Khẳng định lại vấn đề: Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình trọng nghĩa, là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.

Đoạn văn suy nghĩ về lòng hiếu thảo:

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Để viết đoạn văn này tốt hơn các em hãy cùng tham khảo 2 bài văn mẫu suy nghĩ về lòng hiếu thảo dưới đây nhé:

Câu 2 (5,0 điểm)

Tham khảo bài văn phân tích sau:

Phân tích đoạn trích Cậy em em có chịu lời, .... Ngậm cười chín suốt hãy còn thơm lây

Kiều là một cô gái xinh đẹp mặn mà sắc sảo thế nhưng chính cái xã hội đen tối phong kiến kia đã làm cho Kiều có cuộc đời gian truân sóng gió. Có thể nói nhà thơ Nguyễn Du thông cảm sâu sắc với số phận ấy lắm thì mới có thể kể chi tiết về cuộc đời của người con gái xinh đẹp tài năng ấy được. Trước khi Kiều trở thành món hàng của phường buôn thịt bán người. Kiều đã nhớ đến người yêu của mình là Kim Trọng và nhờ Thúy Vân đền đáp nghĩa tình với chàng Kim thay mình. Đoạn trích "Cậy em em có chịu lời, .... Ngậm cười chín suốt hãy còn thơm lây" chính là lời nhờ cậy của người chị với em gái, muốn trao duyên cho em của mình.

Duyên là một thứ trời xe, trời định, những người yêu nhau ắt hẳn được xe duyên. Thế mà ở đây Kiều tự thay trời trao duyên của bản thân mình cho em thì có thể được không?. Mà duyên thì là yêu nhau mới có huống chi Thúy Vân cùng chàng Kim có yêu nhau đâu. Mặt khác trong sâu thẳm trái tim của Kiều thì việc trao duyên kia không hề dễ, phải trao đi người mà mình yêu thương thì làm sao có thể vui được. Tuy nhiên thì ở đây Kiều vẫn phải tước quyền của ông tơ bà nguyệt, bỏ qua những cảm xúc của bản thân mình để quyết định trao duyên cho em.

Thứ nhất là Kiều mở lời nói với em:

“Cậy em em có chịu lời.

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Tác giả dùng từ thật hay khi nói đên việc trao duyên của nàng Kiều cho Thúy Vân. Là một người chị đáng ra chẳng bao giờ phải cậy nhờ hay vái lạy em mình cả thế nhưng ở đây Kiều trao duyên hay chính là đang nhờ Thúy Vân thay mình đền đáp tấm chân tình với Kim Trọng. Những từ “cậy”, “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”. Đó chính là thái độ của người dưới dành cho người trên nhưng ở đây thì lại là chị dành cho em. Dùng ngôn ngữ như thế tác giả có ý muốn nói đến sự cậy nhờ em của Thúy Kiều. Nàng thành khẩn giống như cầu xin em mình để đền đáp tình cảm cho chàng Kim.

Trước sự cậy nhờ ấy để thêm phần thuyết phục Vân đồng ý thì Kiều đã tâm sự với em về những nỗi tơ vương sầu muộn đang bủa giăng trong lòng nàng. Và chỉ có Thúy Vân mới có thể giúp đỡ Kiều chứ không có ai khác cả:

“Giữa đường đứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì, 

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai. ”

Nàng ngậm ngùi mà rằng nàng đã chót thề nguyền cùng người con trai tên Kim Trọng ấy mà giờ đây tình yêu vừa mới chớm đến lại đứt gánh tương tư giữa đường. Còn tại sao đứt gánh thì có lẽ Vân cũng hiểu. Chính vì thế mà Kiều mong Vân chấp nhận sự cậy nhờ của mình mà chắp mối tơ loan với chàng Kim Trọng. Sự ngậm ngùi ấy được phát ra từ những câu thơ trên. Có thể nói để cất lên những tiếng cậy nhờ kia thì quả thật Kiều cũng đau đớn lắm. Dù cho là chị em nữa nhưng phải gượng ép trao đi thứ mình không muốn trao và thứ mà người ta không muốn nhận thì chẳng khác nào mất đi một thứ quý báu. Vân ngây thơ phúc hậu cũng chỉ biết là Thúy Kiều cậy nhờ mình chứ nào đâu hiểu hết được “ Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”.

Tiếp đến Kiều thể hiện hoàn cảnh của bản thân mình và cuộc sống của Vân để làm cho lời cậy nhờ kia nặng hơn khiến cho Thúy Vân có muốn từ chối cũng không thể nào từ chối được:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương mòn

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây!”

Để thuyết phục em, Kiều không tiếc viện đến tình máu mủ, cùng với cả cái chết. Các thành ngữ "tình máu mủ", "lời nước non", "thịt nát xương mòn" , "ngậm cười chín suối" được dùng đến trong bốn câu thơ trên thể hiện sự quyết tâm thuyết phục em cho bằng được của Kiều. Đối với nàng, việc trả nghĩa cho Kim Trọng còn quan trọng hơn cả mạng sống, chỉ cần Vân kết duyên với Kim Trọng, cho dù có chết đi thì Kiều cũng thấy được an ủi, mãn nguyện. Chính cách viện đến tình máu mủ và cái chết ấy đã khiến cho Vân chẳng thể nào từ chối lời khẩn cầu của nàng.

Với thể thơ lục bát được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đầy sáng tạo kết hợp với nhiều biện pháp tu từ, sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian và kết hợp tài tình ngôn ngữ bác học với ngôn ngư bình dân , Nguyễn Du đã khắc họa rõ nét tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi phải hi sinh chữ tình để làm tròn chữ hiếu của Kiều, khiến hình tượng của nàng trở nên đẹp đẽ hơn trong lòng người đọc. Đồng thời, qua tác phẩm ta còn có thể thấy được sự yêu thương, cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du dành cho nhân vật của mình.

Thông qua việc thể hiện nỗi đau của Kiều khi phải trao duyên tình dang dở của mình cho em, "Trao duyên"  mang đến độc giả cái nhìn chân thực về thời đại của tác giả, một thời đại mà con người bị đồng tiền làm băng hoại đạo đức, bị chính đồng tiền dồn ép tới đường cùng, không còn lối thoát. Chính giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc ấy mà đoạn trích, cũng như "Truyện Kiều" đã để lại trong lòng nhiều thế hệ độc giả ấn tượng sâu sắc.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM