Trang chủ

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 tỉnh Nam Định năm 2019

Xuất bản: 23/12/2019 - Tác giả:

Xem ngay đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 của tỉnh Nam Định năm học 2019/2020 giúp các em thử sức và ôn luyện tại nhà!

Mục lục nội dung

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 năm 2019 của tỉnh Nam Định là một trong những tài liệu vô cùng tuyệt vời giúp các em ôn luyện và thử sức với dạng đề có thể ra trong kì thi vào 10 quan trọng sắp tới.

Cùng Đọc tài liệu tham khảo đề thi và đáp án dưới đây nhé!

Đề thi

PHẦN I. TIẾNG VIỆT (2 điểm) 

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm:

Câu 1: Trong các từ “xuân” sau đây (Truyện Kiều” - Nguyễn Du), từ nào mang nghĩa chuyển?

A. Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân.

B. Làn thu thủy nét xuân sơn.

C. Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.

D. Ngày xuân con én đưa thoi.

Câu 2: Khi người tham gia hội thoại dùng cách nói như “nói khí vô phép, “nói chị bỏ ngoài tai" là có ý thức tuân thủ phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về chất.

B. Phương châm về lượng,

C. Phương châm quan hệ.

D. Phương châm lịch sự

Câu 3: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống “Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất (...), (...) và giàu sắc thái biểu cảm."

A. hay, sang trọng

B. thơ mộng, nhẹ nhàng

C. phong phú, tinh tế

D. đơn giản, dễ hiểu

Câu 4: Đoạn văn sau có mấy từ láy: “Ông lão náo nức bước ra khỏi phòng thông tin, rẽ vào quản dặn vợ mất việc rồi đi thẳng ra lối huyện cũ. Ở đây, những tốp người tản cư mới ở dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố cả dưới mấy gốc đa xì xì, cành lá rườm rà ken vào nhau...”(“Làng” - Kim Lân)?

A. 4 từ.

B. 5 từ.

C. 6 từ.

D. 3 từ.

Câu 5: Câu thơ “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa” (“Bếp lửa" - Bằng Việt ) có sử dụng phép tu từ nào?

A, so sánh.

B. nói quá.

C. ẩn dụ.

D. nhân hóa.

Câu 6: Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ?

A. Cây cao bóng cả.

B. Uống nước nhớ nguồn.

C. Nước đổ lá khoai.

D. Nước mắt cá sấu.

Câu 7: Trong các câu thơ sau, câu nào có sử dụng từ Hán Việt?

A. "Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói”. (Bằng Việt)

B. “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. (Chính Hữu)

C. "Lại đi lại đi trời xanh thêm". (Phạm Tiến Duật)

D. "Thuyền ta lái gió với buồm trăng". (Huy Cận)

Câu 8: Các từ: “điện trở, hiệu điện thế, công suất, trọng lực” là thuật ngữ của môn khoa học nào?

A. Địa lí.

B. Toán học.

C. Sinh học.

D. Vật lý.

PHẦN II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (2,5 điểm). 

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Xót người tựa cửa hôm mai,

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân Lai cách mấy nắng mưa,

Có khi gốc tử đã vừa người ôm."

(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du, 

SGK Ngữ văn 9, tập 1, Nxb Giáo dục, 2016, trang 94) 

Câu 1: (0,25 điểm) Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?

Câu 2: (0,25 điểm) Nêu nội dung của đoạn thơ?

Câu 3: (1,5 điểm) Chỉ ra và phân tích hiệu quả của thành ngữ, điển cổ được sử dụng trong đoạn thơ?

Câu 4: (0,5 điểm) Qua đoạn thơ, em hiểu được gì về vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều?

PHẦN III. TẬP LÀM VĂN (5,5 điểm) 

Câu 1: (1,5 điểm) Từ nội dung của phần đọc - hiểu, em hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của lòng hiếu thảo.

Câu 2: (4,0 điểm) Kể một câu chuyện về tình yêu thương mà em đã nghe kể hoặc chứng kiến.

- HẾT -

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ năm 9 Nam Định 2019

Phần I. Tiếng Việt (2.0 điểm)

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. A

Câu 5. C

Câu 6. B

Câu 7. B

Câu 8. D

Phần II. Đọc hiểu văn bản (2.5 điểm)

Câu 1: Thể thơ : lục bát

Câu 2: Nội dung: Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều

Câu 3:

Chỉ ra:

+ Thàng ngữ: quạt nồng ấp lạnh

+ Điển cố: sân Lai, gốc tử.

Tác dụng:

+ Khắc họa nổi bật tâm trạng xót thương da diết, day dứt khôn nguôi vã băn khoăn trăn trở của Thúy Kiều về việc không phụng dưỡng cha mẹ khi tuổi già;

+ Làm cho lời thơ trở nên sâu sắc thẩm thía lời ít ý nhiều;

+ Thể hiện tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều;

+ Gợi không gian, thời gian xa xăm, vời vợi nhớ thương

+ Thể hiện sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia của Nguyễn Du cũng là thái độ trân trọng ngợi ca phẩm chất cao đẹp của Kiều tạo nên giá trị nhân văn cho tác phẩm.

Câu 4

Vẻ đẹp tâm hồn nhân vật:

- Là người con hiếu thảo, luôn lo lắng cho cha mẹ và day dứt về bổn phận làm con của mình;

- Là người vị tha nhân hậu, giàu đức hi sinh năng đã quên cảnh ngộ của mình để nghỉ cho cha mẹ.

Phần III. Tập làm văn (5,5 điểm) 

Câu 1: (1,5 điểm)

- Giải thích: Lòng hiếu thảo là tình cảm, thái độ kính trọng, tôn thờ, biết ơn,.. của con cháu đối với cha mẹ, với ông bà tổ tiên, là một trong những truyền thống đạo đức cao đẹp của con người.

- Bàn luận:

+ Lòng hiếu thảo thể hiện phẩm chất đạo đức tốt đẹp mà mỗi con người cần phải có nghĩa vụ, bổn phận trách nhiệm của đạo làm con đối với cha mẹ ông bà; là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức của một con người.

+ Lòng hiếu thảo làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp và thấm đẫm nghĩa tỉnh; là sợi dây gắn kết các thành viên trong gia đình, kết nối các thế hệ ... là nền tảng của đạo đức xã hội.

- Lật ngược vấn đề: Trái với hiếu thảo là bất hiếu, vỗ n, bội nghĩa, bỏ mặc cha ng... chúng ta cần phải lên án, phê phán.

- Rút ra bài học:

+ Cần hiểu được bổn phận làm con, luôn đặt chữ “hiếu” làm đầu;

+ Biết yêu thương, tôn thờ và kính trọng, chăm sóc cha mẹ, ông bà, ra sức học tập tu dưỡng để đem lại niềm vui, niềm tự hào cho gia đình.

Xem thêm: Nghị luận bàn về lòng hiếu thảo của con cháu với ông bà, cha mẹ

Câu 2: (4,0 điểm)

*Yêu cầu về nội dung:

- Câu chuyện được chọn kẽ phải đúng yêu cầu về tình yêu thương, chuyện kể sâu sắc, mang ý nghĩa giáo dục tích cực … (tình yêu thương trong gia đình: ông bà, cha mẹ với con cháu, tình yêu thương của thầy cô giáo với học sinh, tình yêu thương của bạn bè với nhau, tình yêu thương giữa con người với con người, giữa con người với cây có muôn loài...)

- Biết tạo tình huống và cốt truyện hấp dẫn, đưa dẫn và trình bày được diễn biến, kết thúc một cách tự nhiên. Nhân vật bộc lộ những hành vi, cử chỉ, điệu bộ, tâm lý phù hợp với tình huống truyện, thực sự trở thành linh hồn của truyện, góp phần tỏa sáng chủ đề, tư tưởng của truyện.

-/-

Trên đây là đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 tỉnh Nam Định năm học 2019/2020 do Đọc tài liệu gửi tới các em, mong rằng với nội dung này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức thi cuối kì 1 tốt hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM