Trang chủ

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 huyện Gia Lâm năm 2020/2021

Xuất bản: 31/12/2020 - Tác giả:

Đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 huyện Gia Lâm năm 2020/2021 vừa diễn ra cùng hướng dẫn làm bài dành cho các em học sinh lớp 9 tham khảo.

Mục lục nội dung

Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em học sinh lớp 9 đề thi học kì 1 Ngữ văn của huyện Gia Lâm năm 2020 vừa diễn ra. Đây chắc chắn là một trong những tài liệu giúp các em ôn luyện các dạng câu hỏi sẽ ra trong đề thi cuối học kì tốt nhất.

Thời gian làm bài là 90 phút, cùng Đọc tài liệu thử sức nhé:

Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 huyện Gia Lâm năm 2020

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN GIA LÂM

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 MÔN NGỮ VĂN LỚP 9

NĂM HỌC 2020 - 2021 

Thời gian làm bài 90 phút

Phần 1 (6,0 điểm) Viết về tình cảm bà cháu, cố nhà thơ đã ghi lại những dòng hồi tưởng:

Tám năm ròng, cháu cùng bà nhóm lửa

Tu hú kêu trên những cánh đồng xa

Khi tu hú kêu, bà còn nhớ không bà?

Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế.

Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!

Mẹ cùng cha công tác bận không về,

Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,

Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,

Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc,

Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà,

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?

(SGK Ngữ văn 9 tập 1- NXBGD năm 2019)

Câu 1. (1,5 điểm) Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Cho biết hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, hoàn cảnh sáng tác đó có liên quan gì đến chủ đề của tác phẩm?

Câu 2. (1,0 điểm) Ghi lại một cụm động từ thể hiện tình cảm của người cháu với bà trong đoạn thơ trên. Hãy tìm một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở cũng viết về tình bà cháu, ghi rõ tên tác giả.

Câu 3. (0,5 điểm) Trong đoạn thơ trên, việc lặp lại nhiều lần âm thanh tiếng chim tu hú có ý nghĩa gì?

Câu 4. (3,0 điểm) Dựa vào khổ thơ được trích dẫn trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận quy nạp trình bày cảm nhận về những dòng kí ức tuổi thơ của tác giá bên bà và bếp lửa. Trong đoạn văn, có sử dụng một câu ghép, một lời dẫn trực tiếp (gạch chân và chú thích câu ghép và lời dẫn trực tiếp đó).

Phần II. (4,0 điểm)

Trong văn bản, “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em" có đoạn viết:

“Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là những nước kém phát triển nhất, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trưởng đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng."

(SGK Ngữ văn 9, tập 1- NXBGD năm 2019) 

Câu 1. (1,0 điểm) Đoạn văn trên nêu lên vấn đề gi? Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn đó.

Câu 2. (1,0 điểm) Vì sao cộng đồng quốc tế phải ra “Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và sự phát triển của trẻ em"?

Câu 3. (2,0 điểm) Từ nội dung của văn bản trên, cùng với những hiểu biết xã hội của bản thân, hãy trình bày suy nghĩ của em (khoảng 2/3) trang giấy thi về nhận định sau:

“Tuổi trẻ là tương lai của đất nước"

Đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 huyện Gia Lâm năm 2020

Câu 1

- Tác phẩm: Bếp lửa

- Tác giả: Bằng Việt

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1963, tác giả đang đi du học ở Liên Xô

- Hoàn cảnh sáng tác liên quan gì đến chủ đề của tác phẩm:

Bài thơ sáng tác khi tác giả đã trưởng thành, đang học tập ở nơi phương xa, qua dòng hồi tưởng suy ngẫm, đã thể hiện được tình yêu, lòng biết ơn của người cháu với bà, sự trân trọng với cội nguồn gia đình, quê hương

Câu 2

- Cụm động từ thể hiện tình cảm của người cháu với bà trong đoạn thơ “nghĩ thương bà khó nhọc” hoặc “thương bà khó nhọc”.

- Bài thơ cũng viết về tình bà cháu: Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh

Câu 3

Việc lặp lại nhiều lần âm thanh tiếng chim tu hú có ý nghĩa:

- Tiếng chim tu hú gọi về những buổi sớm mai khi bà cháu dậy nhóm lửa, gợi không gian vắng lặng mênh mông của làng quê.

- Tiếng chim tu hú tha thiết như giục giã, khắc khoải khiến lòng người trỗi dậy những hoài niệm nhớ mong, tiếng chim tu hú gợi cháu nhớ đến những câu chuyện của bà.

Câu 4

*Hình thức 

- Đủ số câu quy định, có liên kết chặt chẽ các câu trong đoạn

- Đúng kiểu đoạn văn quy nạp

- Có sử dụng câu ghép và lời dẫn trực tiếp ( gạch chân, chú thích)

* Nội dung : HS khai thác các tín hiệu nghệ thuật, từ ngữ, giọng điệu, hình ảnh trong đoạn văn để làm rõ được các nội dung sau:

- Dòng hồi tưởng về những kỉ niệm tuổi thơ tươi đẹp trong hoàn cảnh: năm lên tám tuổi của nhà thơ, sống cùng bà, cha mẹ đi công tác bận không về.

- Những kỉ niệm gắn bó của nhà thơ bên bà và bếp lửa: cùng bà nhóm lửa, nghe bà kể chuyện những ngày ở Huế...

+ Đối cấu trúc "bà bảo, bà dạy, bà chăm” - “cháu nghe, cháu làm, cháu học” diễn tả sâu sắc, thấm thía tấm lòng đôn hậu, tình yêu thương bao la, sự chăm chút của bà với đứa cháu nhỏ và người cháu ngoan ngoãn chăm chỉ bên bà.

+ Điệp ngữ “bà, cháu" thể hiện tình cảm bà cháu quấn quýt, yêu thương, bà tân tào , chịu thương , chịu khó , luôn là chỗ dựa vững chắc, thay thế và lấp đầy tất cả, bà là sự kết hợp cao quý tình cha, nghĩa mẹ. công thầy

- Ấn tượng về âm thanh tiếng chim tu hú:

+ Điệp ngữ “tu hú kêu” gợi âm thanh quen thuộc của làng quê khi hè về xuất hiện trong bài với nhiều ý nghĩa sâu sắc (như trên đã phân tích)

+ Câu cảm thán và câu hỏi tu từ tạo những cung bậc khác nhau của âm thanh tiếng chim tu hÚ.

Phần II ( 4 điểm ) 

Câu 1

- Vấn đề: Nêu lên thực trạng trẻ em ở nhiều nơi trên thế giới đang phải hứng chịu tác động xấu của xã hội.

- Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn: Nghị luận

Câu 2

- Trẻ em là tương lai của một dân tộc, của nhân loại, là lực lượng xây dựng xã hội mai sau.

- Được bảo vệ và phát triển là quyền lợi của mọi trẻ em.

- Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc nên rất cần được bảo vệ, chăm sóc.

- Thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em trên thế giới đang bị đe dọa từ nhiều phía, đang rơi vào những hiểm họa nên cần phải có sự bảo vệ,

Câu 3

a. Hình thức: 

- Dài khoảng 2/3 trang

- Đảm bảo liên kết, đảm bảo các phương thức biểu đạt

b. Nội dung 

*Mở: Dẫn dắt

- Nêu ra vấn đề nghị luận: Tuổi trẻ là tương lai của đất nước

*Thân: 

- Giải thích ý kiến trên:

+ Tuổi trẻ là lứa tuổi thanh niên, thiếu niên, là những người chủ trương thi của đất nước, là chủ của thế giới, động lực giúp cho xã hội phát triển.

+ Tương lai đất nước: là tiến độ, là sự phát triển của đất nước sau này.

->Khẳng định về tính đúng đắn của nhận định trên.

- Vì sao thế hệ trẻ lại ảnh hưởng đến tương lai đất nước? 

- Thanh niên học sinh hôm nay sẽ là thế hệ tiếp tục bảo vệ, xây dựng đất nước sau này.

- Thế hệ trẻ là lứa tuổi được học hành, được trang bị kiến thức và rèn luyện đạo đức, sức khỏe, chuẩn bị cho việc vào đời và làm chủ xã hội tương lai:

+ Tuổi trẻ có tài năng, nhanh nhạy, năng động bắt kịp với cái mới cái hiện đại.

+ Là lực lượng xung kích, lực lượng lao động của trong xã hội

- Bàn bạc, mở rộng vấn đề

-/-

Trên đây là đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 huyện Gia Lâm năm 2020/2021 do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với nội dung này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức thi cuối kì 1 tốt hơn.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM