Trang chủ

Đáp án đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 2021

Xuất bản: 07/06/2021 - Tác giả:

Đáp án đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 2021 dành cho các em học sinh lớp 9 ôn thi tuyển sinh vào 10 chuyên tỉnh Hòa Bình.

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên môn Ngữ Văn năm 2021 của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình (Hòa Bình) được ĐọcTàiLiệu cập nhật giúp các em học sinh tham khảo.

Chi tiết đề thi vào lớp 10 môn Văn như sau:

Đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 2021

Câu 1. (4,0 điểm)

Có những con người, 60 tuổi vẫn loay hoay tìm lẽ sống

Có những con người, nhắm mắt xuôi tay khi ước mơ vẫn cứ còn dở dang.

Có những con người, một ngày sống là một ngày vui. Buổi tối trước khi ngủ, nhìn lại một ngày, họ mỉm cười và giấc ngủ đến với họ thật bình yên. Sáng dậy, khi tung chăn và mở cửa sổ hít gió trời, họ lại tràn đầy năng lượng cho một ngày mới.

Vậy, cái gì khiển họ có được niềm vui đó?

(Trich Thiết kế cuộc đời, Trên đường băng, Tony buổi sáng, NXB Trẻ, 2015)

Em hãy viết bài văn trả lời câu hỏi đặt ra ở cuối đoạn văn trên: Cái gì khiển họ có được niềm vui đó?

Câu 2. (6,0 điểm)

Bàn về vai trò của văn học đối với con người, nhà văn M.Gorki viết

Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân và làm nảy nở ở con người khá vọng  hướng tới chân lí.

- Bằng việc cảm nhận văn bản Mua xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Xem thêm: Đáp án đề thi vào 10 môn Văn chuyên Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 2021 (đề chung dành cho tất cả các thí sinh).

Đáp án đề thi chuyên Văn vào lớp 10 Hoàng Văn Thụ Hòa Bình 2021

Câu 1:

1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tầm quan trọng trong việc xác định mục đích sống của mỗi con người.

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Khái quát lại nội dung của đoạn trích. - 60 tuổi vẫn loay hoay tìm lẽ sống, nhắm mắt xuôi tay khi giấc mơ vẫn cứ dở dang: Ý nói đến những cuộc sống chưa thực sự có ý nghĩa khi đến cuối đời con người vẫn không đạt được ước mơ hay vẫn đang loay hoay đi tìm lẽ sống của cuộc đời mình.

- “Có những con người mỗi ngày là một ngày vui....một ngày mới”: Thể hiện những người có cách nhìn cuộc sống theo hướng tích cực. Sống có mục đích, có lý tưởng và biết cách đi theo con đường, lý tưởng của mình.

->Mỗi con người đều có một cuộc đời riêng, không ai giống ai, điều quan trọng là cần phải biết nhiệm vụ của mình là gì, ý nghĩa cuộc đời của mình và cách thức để thực hiện những nhiệm vụ đó và làm nên ý nghĩa đó.

b. Chứng minh:

- Mục đích sống là kim chỉ nam cho cuộc sống của mỗi người. Việc xác định mục đích sống là điều rất quan trọng đối với mỗi người.

+ Trong đời người, ai cũng có ước mơ muốn thực hiện điều mình nghĩ. Đó là mục đích mà cả đời chúng ta theo đuổi. Mục đích sống là điều không thể thiếu. Nó giúp ta có thêm nghị lực để vượt qua những gian lao thử thách của cuộc sống và có thêm niềm tin vào tương lai...

+ Cuộc đời của mỗi người là một hành trình dài. Phải đề ra cái đích cho từng giai đoạn và cho cả cuộc đời mình. Đó là động lực để bản thân chúng ta phấn đấu đạt được.

+ Con người đặc biệt là tuổi trẻ, sống cần phải có mục đích. Vì có mục đích thì ta mới có một hướng đi đúng cho cuộc đời mình.

+ Sống không có mục đích, con người không xác định được hướng đi cho cuộc đời mình, sẽ sống mà không biết mục tiêu cần hướng tới, thiếu hẳn ý nghĩa, niềm vui từ cuộc sống.

+ Sống thiếu mục đích, con người thiếu hẳn sức mạnh thôi thúc từ bên trong, không có động lực thúc đẩy ý chí, không có chí tiến thủ, khó vượt lên hoàn cảnh, dần dần con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.

- Xác định mục đích sống thôi chưa đủ, điều quan trọng là phải làm gì để đạt được mục đích đó.

+ Có mục đích trước mắt, có mục đích lâu dài. Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, mỗi người có mục đích sao cho phù hợp.

+ Có mục đích riêng và có mục đích chung. Vấn đề quan trọng là phải có sự hài hòa giữa hai điều này. Không vì mục đích cá nhân mà ảnh hưởng đến cái chung.

c. Bàn luận:

- Tuổi trẻ phải xác định cho mình một mục đích sống phù hợp lí tưởng xã hội để vươn lên...

- Trước mắt ta cần xác định động cơ, mục đích học tập cho đúng đắn. Học để nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kĩ thuật, làm chủ cuộc đời mình, đóng góp được nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước.

- Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên ta phấn đấu vượt qua mọi trở ngại để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống có ích hơn trong xã hội.

(Học sinh chú ý lấy dẫn chứng phù hợp, xác thực)

3. Kết bài:

Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Câu 2:

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thanh Hải, tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu nhận định.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận định:

- Văn học là một loại hình sáng tác tái hiện những vấn đề của cuộc sống, xã hội và con người bằng ngôn từ nghệ thuật và hình tượng nghệ thuật. Văn học chính là kết quả lao động sáng tạo nghệ thuật của nhà văn trong quá trình cảm nhận và phản ánh cuộc sống, xã hội, con người, Văn học luôn đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi, sáng tạo nhưng không được phép thoát ly khỏi đời sống và mỗi một sáng tác phải là “tấm gương phản ánh hiện thực” bằng cái tâm trong sáng của người cầm bút.

- “Văn học hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý”: “văn học” xác định được vai trò và ý nghĩa sự có mặt của mình trước cuộc đời. Nói cách khác, nhà văn hiểu rõ mục đích sáng tác của mình là gì? Vì cái gì? Có ý nghĩa như thế nào? Sử dụng ngôn ngữ và xây dựng hình tượng nghệ thuật ra sao?... Chính điều đó làm cho những giá trị của văn học được khẳng định, được đón nhận và giúp con người hướng khát vọng của mình đến “chân lý” tức là hướng khát vọng của con người đến với những điều tốt đẹp nhất của cuộc sống. Tóm lại, văn học phải hướng đến cái đích cuối cùng của “Chân – Thiện – Mĩ”.

- Phát biểu của M. Gorki muốn khẳng định rằng trong sáng tác văn học, nhà văn phải hiểu được mục đích sáng tác của mình phải ngày càng tin tưởng hơn vào những giá trị mà mình mang lại và có khả năng khơi dậy mạnh mẽ khát vọng sống đẹp đẽ của con người thông qua tác phẩm.

- Đúng như chính M. Gorki đã nói: “Văn học là nhân học”. Có thể hiểu, văn học trước hết phải là con người, hướng về con người và đến với văn học là đến với những giá trị nhân bản đích thực thuộc về con người, giúp con người hoàn thiện mình hơn. Muốn thế, nhà văn phải hiểu mình, phải đề cao sự sáng tạo của mình và tin rằng có thể làm thay đổi con người, thay đổi thế giới bằng những tác phẩm có tính nhân văn sâu sắc.

b. Chứng minh qua tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

* Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

+ Không gian cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh” +  m thanh âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

=> Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này.

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

=> Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tỉnh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

* Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như...xôn xao”

- Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.

=> Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy...=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao...phía trước”.

* Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi" -> "ta"

->Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng =>Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

- Giải thích tựa bài thơ

- Điệp ngữ "dù là"

-> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau.

- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

* Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.

=>Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định.

- Khái quát lại giá trị bài thơ.

-/-

Nguồn đáp án: Tuyensinh247.

Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi vào 10 chuyên Văn của tỉnh Hòa Bình được Đọc Tài Liệu thực hiện sau khi kì thi chính thức diễn ra.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM