Trang chủ

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Văn 9 bài Truyện Kiều

Xuất bản: 10/12/2019 - Tác giả: Giangdh

Tham khảo ngay đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 9 bài Truyện Kiều để nắm rõ những kiến thức cơ bản của tác phẩm chuẩn bị tốt cho kì thi

Những kiến thức nào trong tác phẩm Truyện Kiều là những kiến thức quan trọng để làm bài thi được tốt? Đọc tài liệu gửi đến bạn bộ đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 9 2019 dưới đây để bạn tham khảo:

Đề cương học kì 1 Ngữ văn lớp 9 tác phẩm Truyện Kiều

KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả Nguyễn Du

- Tác giả Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Tên chữ là Tố Như

- Hiệu là Thanh Hiên

- Quê ở làng Tiên Điền – huyện Nghi Xuân – tỉnh Hà Tỹnh

- Sáng tác nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ nôm.

  • 3 tập thơ chữ Hán gồm 243 bài.
  • Tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là Đoạn trường tân thanh thường gọi là Truyện Kiều.

Xem thêm: Soạn bài Truyện Kiều

II. Tác phẩm Truyện Kiều

- Hoàn cảnh: Sáng tác vào thế kỷ XIX (1805-1809)

- Thể loại: Truyện Nôm: loại truyện thơ viết bằng chữ Nôm. Truyện có khi được viết bàng thể thơ lục bát. Có hai loại truyện Nôm: truyện nôm bình dân hầu hết không có tên tác giả, được viết trên cơ sở truyện dân gian; truyện Nôm bác học phần nhiều có tên tác giả, được viết trên cơ sở cốt truyện có sẵn của văn học Trung Quốc hoặc do tác giả sáng tạo ra. Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nửa cuối thể ký XVIII và thế kỷ XIX.

1. Nguồn gốc và sự sáng tạo:

- Xuất xứ Truyện Kiều :

  • Viết Truyện Kiều Nguyễn Du có dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
  • Tuy nhiên phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Nội dung : Từ câu truyện tình ở Trung Quốc đời Minh biến thành một khúc ca đau lòng thương người bạc mệnh (vượt xa Thanh Tâm Tài Nhân ở tinh thần nhân đạo).

- Giá trị hiện thực:

  • Phơi bày hiện thực xã hội phong kiến bất công.
  • Phản ánh nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

- Giá trị nhân đạo: Giá trị chínhcủa “Truyện Kiều” là giá trị nhân đạo. Giá trị này được thể hiện ở hai phương diện sau:

+/“Truyện Kiều” là tiếng nói đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người:

  • Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du đã thể hiện ước mơ đẹp đẽ của mình về một tìnhyêu tự do, trong sáng, chung thủy trong xã hội mà quan niệm hôn nhân phong kiến còn hết sức khắc nghiệt. Mối tình Kim – Kiều được xem như là bài ca tuyệt đẹp về tình yêu lứa đôi trong văn học dân tộc.
  • Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn thể hiện khát vọng công lí tự do, dân chủ giữa một xã hội bất công, tù túng đầy ức chế, tàn bạo. Nguyễn Du đã xây dựng nhân vật Từ Hải – người anh hùng hảo hán, một mình dám chống lại cả cái xã hội bạo tàn ấy. Từ Hải là khát vọng của công lí, là biểu tượng cho tự do dân chủ.
  • Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du còn ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất của con người: vẻ đẹp tài sắc, trí tuệ thông minh,lòng hiếu thảo, trái tim nhân hậu, ý thức vị tha, đức thủy chung. Thúy Kiều, Từ Hải là hiện thân cho những vẻ đẹp đó!

+/ “Truyện Kiều” còn là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo,chà đạp lên quyền sống con người. Thế lực tàn bạo đó, khi là bộ mặt bọn quan lại tham lam, đê tiện, bỉ ổi – đầu mối của mọi xấu xa trong xã hội ( Hồ Tôn Hiến, Mã Giám Sinh,Sở Khanh, Tú Bà…), có khi lại là sự tàn phá, hủy diệt hung hiểm của đồng tiền trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, trong tay bọn người bất lương tàn bạo đã phát huy tất cả sức mạnh của nó, đổi trắng thay đen, biến con người thành thứ hàng hóa để mua bán.

b. Nghệ thuật:

+/ Thể loại: Chuyển thể văn xuôi thành thơ lục bát – thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc gồm 3254 câu.

+/ Tác phẩm là sự kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.

+/ Với “Truyện Kiều”,ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnhcao rực rỡ.

+/ Với “Truyện Kiều”,nghệ thuật tự sự đã có bước phát triển vượt bậc, từ nghệthuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, khắc họa tính cách và miêu tả tâm lí con người.

3. Ý nghĩa nhan đề:

Truyện Kiều có 2 tên chữ bán và 1 tên chữ nôm.

- Tên chữ hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân: tên của 3 nhân vật trong truyện: Kim Trọng, Thuý Vân, Thuý Kiều.

Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu mới về nỗi đau thương đứt ruột: bộc lộ chủ đề tác phẩm (tiếng kêu cứu cho số phận người phụ nữ).

- Tên chữ nôm: Truyện Kiều: Tên nhân vật chính - Thuý Kiều (do nhân dân đặt).

III. Tổng kết:

- Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một bậc thầy về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt.

- “Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học, được lưu truyền rộng rãi và chinh phục nhiều thế hệ người đọc từ xưa đến nay.

- Rất nhiều những nhà văn, nhà thơ đã viết về “Truyện Kiều”:

“Trải qua một cuộc bể dâu

Câu thơ còn đọng nỗi đau nhân tình

Nổi chìm kiếp sống lênh đênh

Tố Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều!”

( Tố Hữu )

Đã mấy trăm năm trôi qua rồi, nhưng “Truyện Kiều” vẫn có sức sống mãnh liệt trong dân tộc Việt Nam.Nhà thơ Tố Hữu đã thay chúng ta trả lời cho Nguyễn Du câu hỏi mà người nhắn nhủ:

“Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”

Với đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 9 2019/2020 của tác phẩm Truyện Kiều mà Đọc tài liệu đã biên soạn ở trên đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em nắm vững những kiến thức cần ôn luyện cho kì thi sắp tới.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM