Trang chủ

Đề cương môn Ngữ văn lớp 9 học kì 2 bài Chó sói và cừu

Xuất bản: 09/01/2020 - Tác giả: Giangdh

Tham khảo ngay đề cương ôn tâp Ngữ văn lớp 9 học kì 2 bài Chó sói và cừu để ôn lại những kiến thức cơ bản cần ghi nhớ để có thể viết được bài văn hoàn chỉnh

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2 2019 dưới đây được biên tập nhằm giúp các em hoàn thành được tốt hơn bài thi của mình nếu đề thi ra có liên quan đến bài Chó sói và cừu trong câu chuyện ngụ ngôn của La-phong-ten.

Đề cương Ngữ văn 9 hk2 bài Chó sói và cừu

I. Kiến thức cơ bản

a. Tác giả Hi-pô-lít Ten

- Hi-pô-lít Ten (1828-1893).

- Cuộc đời:

  • Là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp.
  • Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten.

b. Tác phẩm

  • Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trình La-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.

Gợi ý: Tóm tắt Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten

c. Bố cục

- Bài văn được chia là 2 phần

  • Phần 1: Từ đầu đến "tốt bụng như thế": hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
  • Phần 2: Còn lại: Hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

d. Giá trị nội dung

  • Bằng cách so sánh hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ ngụ ngôn La-phông-ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông, H. Ten nêu bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn

e. Giá trị nghệ thuật

  • Cách lập luận, sử dụng phân tích, so sánh, chứng minh để làm nỗi bật, sáng tỏ, sống động, thuyết phục.
  • Mạch nghị luận được triển khai theo trình tự, từng con vật hiện ra dưới ngòi bút của La-phông-ten và Buy-phông.

Xem thêm: Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten

II. Phân tích truyện

a. Hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten

- Dưới con mắt nhà khoa học Buy - phông, cừu là con vật đần độn, sợ hãi, thụ đọng, không biết trốn tránh nguy hiểm.

- Trong con mắt của nhà thơ La-phông-ten, ngoài những đặc tính trên, cừu là con vật dịu dàng, tội nghiệp, đáng thương, tốt bụng, giàu tình cảm. Cừu có sợ sệt nhưng không đần độn, sắp bị sói ăn thịt mà cừu vẫn dịu dàng, rành mạch đáp lời sói. Không phải cừu không ý thức được tình huống của mình mà thể hiện tình mẫu tử cao đẹp, là sự chịu đựng tự nguyện hy sinh của cừu mẹ cho con, bất chấp nguy hiểm.

→ La-phông-ten đã đọng lòng thương cảm, đó là cái nhìn khách quan kết hợp với cảm xúc chủ quan. Tạo được hình ảnh vừa chân thực vừa xúc động về con vật này.

b. Hình tượng chó sói trong cái nhìn của Buy-phông và La-phông-ten

- Theo Buy-phông chó sói là tên bạo chúa khát máu và đáng ghét, sống gây hại, chết vô hại, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng. Biểu hiện bản năng về thói quen và sự xấu xí.

- Theo La-phông-ten Chó sói có tính cách phức tạp, độc ác mà khổ sở, trộm cướp bất hạnh, vụng về, thường xuyên đói meo, bị ăn đòn, truy đuổi, đáng ghét, đáng thương.

- Chó sói độc ác, gian xảo, muốn ăn thịt cừu non một cách hợp pháp nhưng những lý do nó đưa ra đều vụng về, sơ hở bị cừu non vạch trần, bị dồn vào thế bí. Cuối cùng sói đành ăn thịt cừu non bất chấp lý do. Chó sói vửa là bi kịch độc ác, vừa là hài kịch của sự ngu ngốc.

c. Nghệ thuật sáng tạo của La-phông-ten

- Nhà khoa học: Tả chính xác, khách quan, dựa trên quan sát, nghiên cứu, phân tích để khái quát những đặc tính cơ bản của từng loài vật.

- Nhà nghệ sĩ: Tả với quan sát tinh tế, nhạy cảm bằng cả trái tim, trí tưởng tượng phong phú. Đó là đặc điểm, bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ khi tả đối tượng thì không chỉ hiểu sâu, kỹ mà còn phải tưởng tượng, nhập thân vào đối tượng.

- La-phông-ten viết về hai con vật giúp người đọc hiểu thêm, nghĩ thêm về đạo lý trên đời, đó là sự đối mặt giữa thiện và ác, kẻ yếu và kẻ mạnh. Chú cừu và chó sói đã được nhân hóa, nói năng, hành động như người với những tâm trạng khác nhau.

Văn mẫu 9: Phân tích Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La-phong-ten

----------------

Cùng tham khảo

Đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9 học kì 2

Văn mẫu 9 tập 2

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM