Trang chủ

Đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 bài Xa ngắm thác núi Lư

Xuất bản: 13/12/2019 - Cập nhật: 21/06/2022 - Tác giả: Giangdh

Tuyển tập đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 giúp các em ôn tập kiến thức trọng tâm cần ghi nhớ của tác phẩm Xa ngắm thác núi Lư tại đây

Cùng Đọc tài liệu ôn tập học kì 1 bài Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch qua đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn lớp 7 dưới đây nhé

Đề cương môn Ngữ văn 7 học kì 1 bài Xa ngắm thác núi Lư

I. Kiến thức cơ bản

a.Tác giả

  • Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch. Hiệu: Thanh Liêm Cư Sĩ
  • Nhà thơ nổi tếng của Trung Quốc đời Thịnh Đường và Trung Hoa nói chung.
  • Quê ở Cam Túc nhưng ngay từ khi mới năm tuổi ông đã theo gia đình về sống ở Tứ Xuyên. Vì thế, nhà thơ vẫn thường coi Tứ Xuyên là quê hương của mình. Lí Bạch từ nhỏ đã thích ngao du, mong lập nên công danh sự nghiệp, song đường quan nghiệp của ông có nhiều trắc trở.
  • Lí Bạch được mệnh danh là “Tiên thơ”.
  • Thơ ông thể hiện một tâm hồn tự do phóng khoáng.
  • Hình ảnh trong thơ của ông tươi sáng, kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện.
  • Thơ ông hay nhất ở những bài vết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu và tình bạn.

b. Tác phẩm

- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt

- Nội dung: Là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của Lý Bạch

- Bố cục: Chia làm 2 phần

  • Phần 1 (Câu 1): Tả núi Hương Lô
  • Phần 2 (3 câu cuối): Tả thác nước núi Lư

c. Giá trị nghệ thuật

  • Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
  • Kết hợp giữa cái thực và cái ảo.
  • Sử dụng từ ngữ sinh động, sáng tạo giàu hình ảnh, giàu săc thái biểu cảm.
  • Nghệ thuật so sánh và phóng đại
  • Tả cảnh ngụ tình

d. Giá trị nội dung

  • Cảnh tượng thiên nhiên sinh động, tráng lệ, hùng vĩ và huyền ảo của thác nước núi Lư khi nhìn từ xa
  • Tình người say đắm với thiên nhiên
  • Tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng của tác giả

Xem thêm: Soạn bài Xa ngắm thác núi Lư - Lí Bạch

II. Phân tích tác phẩm

a. Tả núi Hương Lô

"Nhật chiếu Hương Lô sinh tử yên"

(Nắng rọi Hương Lô khói tía bay)

- Nội dung

+/ Tả núi Hương Lô với đặc điểm nổi bật nhất: hơi khói (sương, hơi nước)

  • Ánh sáng mặt trời + bụi nước → Sinh khói màu đỏ tía.

+/ Vị trí ngắm cảnh thác núi Lư: đứng từ xa

⇒ Ngọn núi Hương Lô với những làn khói tía rực rỡ, huyền ảo làm nền cho thác nước

⇒ Khung cảnh sống động, kì vĩ, huyền ảo, thấp thoáng như tiên cảnh.

b. Tả thác nước núi Lư

"Dao khan bộc bố quải tiền xuyên"

(Xa trông dòng thác trước sông này)

- Động từ "quải" (treo): Đã biến cái động thành cái tĩnh.

→ Nhìn từ xa dòng thác nước như dải lụa trắng, được treo bất động vào khoảng giữa vách núi và dòng sông.

⇒ Khung cảnh thiên nhiên tươi sáng, huyền ảo.

"Phi lưu trực há tam thiên xích"

(Nước bay thẳng xuống ba nghìn thước)

- Động từ

  • Phi (bay)
  • Lưu (chảy) → Phi lưu: Cảnh tĩnh chuyển sáng động
  • Trực (thẳng)
  • Há (xuống)
  • Tam thiên xích (ba nghìn thước)

→ Dòng nước lao thẳng mạnh xuống. Gây ấn tượng mạnh mẽ về độ nhanh, sức đổ và thế đổ của thác nước

⇒ Hình dung thế núi cao, dốc, có cảm giác mạnh mẽ, choáng ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên.

⇒ Diễn tả qui mô khổng

Nghi thị Ngân Hà lạc cửu thiên

(Tưởng dải Ngân Hà tuột khỏi mây)

- Động từ

  • "Nghi" (ngỡ là)
  • "Lạc" (rơi xuống)

- Hình ảnh liên tưởng, tưởng tượng: "Ngân Hà"

→ Sử dụng phép so sánh (dòng thác như dải Ngân Hà) và phép phóng đại (tuột khỏi mây rơi xuống)

⇒ Cảm giác kì diệu. Câu thơ kết hợp cái thực và cái ảo, cái hữu tình và cái thần kì

⇒ Cái đẹp bất tử cho bài thơ. Thác núi Lư đẹp tráng lệ, hùng vĩ

---------

Các bạn vừa tham khảo qua đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 7 2019/2020 bài Xa ngắm thác núi Lư của Lí Bạch mà Đọc tài liệu biên tập. Hy vọng đã giúp các em ôn tập tốt hơn chuẩn bị cho kì thi học kì của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM