Trang chủ

Đề 2 trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 30/07/2020

Trả lời câu hỏi đề 2 trang 93 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 2 trang 93 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Nguyễn Khuyến và Tú Xương có nỗi niềm tâm sự giống nhau nhưng giọng thơ có điểm khác nhau như thế nào? Hãy làm rõ ý kiến của mình.

Trả lời đề 2 trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 2 trang 93 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

1. Mở bài:

– Giới thiệu về hai nhà thơ: là những nhà thơ lớn, cùng sống trong một thời đại (buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến ở nước ta, với bao điều nhố nhăng, bất công, tàn ác,…)

– Giọng thơ của hai ông có những điểm khác nhau:

+ Giọng thơ của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng, thâm thuý

+ Giọng thơ Tú Xương mạnh mẽ, sâu cay.

2. Thân bài:

a) Hoàn cảnh của hai nhà thơ:

Nguyễn Khuyến (1835, tỉnh Hà Nam) con đường công danh rất thành đạt (Tam Nguyên Yên Đỗ).
Tú Xương (1870, tỉnh Nam Định), con đường công danh của Tú Xương mịt mù lận đận: tám lần thất bại (trừ một lần đậu tú tài).

b) Nỗi niềm tâm sự của hai nhà thơ:

– Hoàn cảnh xã hội: xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai nhà thơ đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động => Tác động đến tư tưởng trong những sáng tác của hai người.

– Những nỗi niềm tâm sự chung: Yêu nước, tâm sự thời thế.

Nguyễn Khuyến qua bức tranh phong cảnh mùa thu qua bài thơ “Thu điếu” đã làm nổi bật lên vẻ đẹp thật sự của bầu trời mùa thu ở nông thôn Việt Nam đã gửi vào đó nỗi niềm tâm sự, thể hiện một tinh thần yêu nước sâu xa, yêu nước trong đau đớn, tủi buồn, yêu một cách trầm lắng mà sôi sục, quặn thắt mà quan hoài, trào lộng mà trữ tình, kín đáo mà động vang, cô đơn mà hòa nhập, lạnh lùng mà bỏng cháy, dữ dội mà dịu êm.

Tú Xương luôn buồn đau trước vận nước, vận dân. Với giọng văn châm biến sâu cay, ông đã đả kích bọn thực dân phong kiến, bọn quan lại làm tay sai cho giặc, thờ ơ với vận mệnh đất nước, bọn bán rẻ lương tâm chạy theo tiền bạc … Tú Xương đã lên tiếng chất vấn họ trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương.

Tình cảm bạn bè và gia đình.

Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

⟹ Tâm hồn tha thiết với đời, vớ cuộc sống, với nhân dân.

⟹ Căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

Ca ngợi hình ảnh người phụ nữ: Nguyễn Khuyến có bài “Mẹ Mốc” (khắc họa hình tượng cảm động của một người đàn bà danh tiết có thật lúc bấy giờ: mẹ Mốc. “Mẹ Mốc” nhan sắc tuyệt trần đã giả vờ điên dại để dành trọn tâm tư cho chồng con đang ở xa) còn Tú Xương có bài “Thương Vợ” (Bà Tú từng chịu nhiều vất vả gian truân trong cuộc đời, nhưng bà lại có niềm hạnh phúc là ngay lúc còn sống đã được đi vào thơ ông Tú với tất cả niềm thương yêu, trân trọng của chông)

b) Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương.

– Nguyễn Khuyến – nhà nho chuẩn mực.

Giọng thơ trữ tình nhẹ nhàng, ý nhị, tinh tế, mộc mạc, khi thì đằm thắm, khi thì đau xót (Thu Điếu)

Giọng điệu tự trào thâm trầm mà kín đáo, hết sức thâm thúy (Tự Trào)

– Tú Xương. nhà nho thị dân.

Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội. (Vịnh khoa thi Hương)
Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

c) Nguyên nhân có sự khác nhau:

– Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân.

– Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

3. Kết bài:

– Khẳng định lại nhứng đóng góp to lớn mà hai tác giả mang đến cho nền văn học Việt Nam.

– Tấm lòng chung của hai nhà thơ.

Cách trình bày 2

a. Mở bài:

- Giới thiệu về hai nhà thơ

- Dẫn dắt vấn đề

b. Thân bài:

* Nỗi niềm tâm sự của hai tác giả

– Hai tác giả đều sống trong xã hội thực dân nửa phong kiến, đầy rẫy bất công, hai tác giả đã chứng kiến bao cảnh nhiễu nhương, chứng kiến cuộc sống cực khổ của người lao động.

– Hai tác giả đều có nỗi niềm tâm sự giống nhau:

+ Tâm sự yêu nước, tâm sự thời thế.

+ Tình cảm bạn bè và gia đình.

+ Đau xót trước cảnh lầm than của người dân, trước những điều nhố nhăng của xã hội đương thời.

+ Tố cáo, đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội.

* Sự khác nhau giữa giọng thơ của Nguyễn Khuyến và Tú Xương

- Nguyễn Khuyến

+ Thơ trào phúng: tiếng cười hóm hỉnh, nhẹ nhàng, thâm trầm đầy ngụ ý.

+ Thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến: giọng thơ khi thì đằm thắm, khi thì đau xót.

- Tú Xương

+ Tiếng cười trào phúng của Tú Xương là tiếng cười suồng sã, chua cay, dữ dội.

+ Mảng thơ trữ tình: Tiêu biểu là bài Thương vợ. Nhà thơ viết về người vợ đảm đang, chịu thương chịu khó của mình với tất cả lòng yêu thương, trân trọng, cảm phục. Bài thơ khắc hoạ thành công hình ảnh người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh.

- Nguyên nhân có sự khác nhau:

+ Nguyễn Khuyến tài cao học rộng, thuận lợi hơn trong con đường thi cử. Ông đỗ đạt cao. Thi Hương, thi Hội, thi Đình, ông đều đỗ đầu. Ông là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có lòng yêu nước, thương dân

+ Tú Xương học giỏi nhưng lại long đong, lận đận trong con đường thi cử. Đi thi nhiều lần nhưng ông cũng chỉ đậu tú tài. Cuộc sống gia đình khó khăn. Gánh nặng gia đình đè nặng lên vai bà Tú. Ông chẳng giúp được gì cho vợ con. Vì lẽ đó, giọng thơ của ông vừa chua chát, vừa mạnh mẽ, phẫn uất.

c. Kết bài

– Nguyễn Khuyến và Tú Xương là hai nhà thơ nổi tiếng của nước ta. Hai ông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về mặt nghệ thuật.

– Hai tác giả đều có tâm sự giống nhau: căm ghét xã hội thực dân nửa phong kiến nhố nhăng, đầy rẫy cảnh bất công.

– Học thơ hai tác giả, chúng ta càng hiểu hơn tâm sự của mỗi nhà thơ, hiểu hơn giọng thơ của mỗi người và biết vì sao lại có sự khác nhau về giọng thơ như vậy. Đồng thời, ta cũng hiểu về sự đóng góp lớn lao của hai ông cho nền văn học của dân tộc.

>> Văn mẫu:  So sánh giọng thơ Nguyễn Khuyến và Tú Xương

-/-

Đề 2 trang 93 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM