Trang chủ

Đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Xuất bản: 20/07/2020

Trả lời câu hỏi đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học

Đọc Tài Liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi đề 2 trang 53 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua các bài Bánh trôi nước, Tự tình (bài II) của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

Trả lời đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học tối ưu nhất, Đọc Tài Liệu tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

a) Mở bài: Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.

b) Thân bài

Các ý chính cần đạt là:

* Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.

* Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:

– Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

+ Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.

+ Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

+ Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

– Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

c) Kết bài: Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Cách trình bày 2

1. Mở bài: 

- Giới thiệu hình ảnh người phụ nữ trong văn học nói chung.

- Dẫn dắt đưa ra hai tác giả và vấn đề: Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương; vấn đề người phụ nữ.

2. Thân bài

* Lđ 1: Cảm hứng về người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương và thơ Trần Tế Xương.

* Lđ 2: Điểm chung: Qua ba bài thơ, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa được thể hiện nổi bật những phẩm chất sau:

- Người phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi, gian nan, vất vả:

+ Ở bài Bánh trôi nước là thân phận trôi nổi lênh đênh của người phụ nữ. Họ không có quyền lựa chọn quyết định tình duyên, thậm chí là cuộc sống của mình. Đó là hình ảnh người phụ nữ mang dáng dấp của những người phụ nữ cam chịu, nhẫn nhục trong ca dao xưa.

+ Ở bài Thương vợ là hình ảnh người phụ nữ chịu thương chịu khó, lặn lội sớm khuya, vất vả quanh năm vì những gánh nặng cơm áo gạo tiền của gia đình.

+ Ở bài Tự tình là nỗi buồn về thân phận, về chuyện tình duyên, về hạnh phúc gia đình – những điều rất quan trọng và vô cùng có ý nghĩa đối với những người phụ nữ.

=> Phải chịu nhiều nỗi khổ đau: Khổ đau vì vất vả, cực nhọc nhưng lại không được làm chủ số phận của mình. Khổ đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi ; vì không người yêu thương, thông cảm,...

- Người phụ nữ với nhiều phẩm chất tốt đẹp và khao khát yêu thương:

+ Trong hai bài thơ của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ còn hiện lên nổi bật với niềm khao khát yêu thương và khao khát được yêu thương mạnh mẽ.

+ Ở bài Thương vợ, hình ảnh bà Tú nổi bật với vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam nhân hậu, đảm đang, giàu đức hi sinh, yêu chồng thương con hết mực.

* Lđ 3: Nét riêng: Mỗi nhà thơ có cảm hứng, tư tưởng, cá tính sáng tạo...khác nhau nên hình ảnh người phụ nữ trong hai bài thơ cũng có cá tính khác nhau

- Bánh trôi nước: người phụ nữ hay cũng chính là thân phận, nỗi lòng tác giả. Họ cam chịu nhưng hết sức mạnh mẽ, sức mạnh nằm ở tấm lòng thủy chung son sắt.

- Thương vợ: Người phụ nữ được nhìn nhận, đánh giá qua con mắt của nhà nho thức thời. Họ chịu thương chịu khó, đảm đang, vất vả.

3. Kết bài: 

- Tổng kết và đánh giá vấn đề nghị luận. Nêu cảm nghĩ của bản thân.

Tham khảoHình ảnh người phụ nữ xưa qua bài Tự tình và Thương vợ

-/-

Đề 2 trang 53 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Viết bài làm văn số 2: Nghị luận văn học trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM