"Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế". Quan điểm này có thể nói là mang tính cá nhân, và được đưa ra để cho các em học sinh bình luận, bày tỏ ý kiến của mình, từ đó giúp các em phân tích, cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sâu sắc hơn.
Để giúp các em hình dung được các luận điểm, luận cứ trong việc bình luận một ý kiến, quan điểm, chuyên mục văn mẫu 11 của Đọc tài liệu đã tổng hợp và biên soạn nội dung liên quan tới luận điểm: "Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế".
Dàn ý bình luận bài văn tình yêu đối với một người con gái xứ Huế trong Đây thôn Vĩ Dạ
1. Mở bài
Hàn Mặc Tử là một trong những thi sĩ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những tác phẩm để đời của ông, bài thơ thể hiện vẻ đẹp con người xứ Huế, một bài thơ tiêu biểu cho sự sáng tạo đó của ông. Bài thơ sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên.
Bài thơ đã gây xôn xao dư luận, gợi nhiều cách hiểu khác nhau, và đã có ý kiến cho rằng: Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế. Vậy cách hiểu này đúng - sai cụ thể thế nào, chúng ta tìm hiểu qua cách phân tích nội dung bài thơ.
>>>Tham khảo: Phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử
2. Thân bài: Bình luận câu nói: "Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế?"
- Xuất xứ: Bài thơ gợi hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái quê ở Vĩ Dạ (Thừa Thiên Huế) đó là Hoàng Thị Kim Cúc. Một lần, khi biết tin Hàn bị lâm trọng bệnh, Kim Cúc gửi cho Hàn một tấm thiếp vẽ cảnh Huế có người chèo đò trên sông Hương với lời thăm chúc thi sĩ mau chóng bình phục...
- Ở khổ 1:
+ Câu mở đầu là câu hỏi tu từ nhưng gợi nhiều cách hiểu "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?", có thể là lời trách nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của nhà thơ hay đúng hơn là lời tự vấn, tự trách, tự hỏi mình của nhà thơ.
+ Tác giả miêu tả cảnh đẹp ở Huế: với những hàng cau thẳng tắp, cao vút, vượt lên những cây khác, nhưng cái đẹp của thôn Vĩ không phải do nắng hay hàng cau mà là do sự kết hợp "nắng hàng cau", và cái nắng ở đây là "nắng mới", cái nắng tươi rói, trong trẻo, tinh khiết. Hình ảnh "vườn ai mướt quá, xanh như ngọc" càng làm cho thôn Vĩ trở nên tươi tắn lạ thường...
+ Hình ảnh con người xuất hiện càng làm cho bức tranh trở nên sinh động, nhưng con người hiện lên kín đáo: "Lá trúc che ngang mặt chữ điền" - ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp con người xứ Huế.
>>> Xem thêm: Hình ảnh thiên nhiên và con người xứ Huế qua bài Đây thôn Vĩ Dạ
- Trong khổ 2: "Gió theo lối gió...".
+ Cảnh thực: Trên sông Hương, có lối gió đường mây cuối chân trời, có thuyền đậu bến sông trăng, và thuyền chở đầy trăng... Đó là cảnh tượng mơ hồ, huyền ảo rất hợp với cảnh xứ Huế.
+ Ý nghĩa tượng trưng: Những câu thơ miêu tả tâm trạng. "Lối gió, đường mây" là những ẩn dụ ý nói đôi lứa mỗi người một ngả. Sự tinh tế của câu thơ là ở chỗ ẩn dụ không hoàn toàn, thể hiện tình cảm chưa rõ rệt, đúng với trong thực tế.
+ Tác dụng của những câu hỏi tu từ: "Thuyền ai... Có chở trăng về kịp tối nay?" làm cho ý thơ có gì như hối hả, giục giã; và có những ẩn ý do không nói hết căn nguyên của câu hỏi, nên câu thơ càng huyền bí hơn.
- Bình luận: Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế trong khổ 3
"Mơ khách đường xa, khách dường xa...".
+ Các hình ảnh mờ ảo, cách viết bí ẩn nhưng nhiều sức gợi.
+ Người ta thường nói Huế tím, Huế trắng để chỉ màu áo của các thiếu nữ, có phải vậy mà Hàn Mặc Tử phải bối rối thốt lên, bởi áo em trắng hay sương khói mờ nhân ảnh...
+ Câu cuối cùng mang chút hoài nghi mà chan chứa niềm yêu thiết tha: "Ai biết tình ai có đậm đà?".
- Khái quát: Đây thôn Vĩ Dạ có sự thành công đặc biệt về cảnh Huế, trầm mặc, cổ kính nên nó mang một vẻ đẹp buồn, tao nhã, quý phái. Cảnh Huế rất sinh động, có hồn.
- Bài thơ trước hết thể hiện tình cảm của nhà thơ với một người con gái thôn Vĩ, nó khởi điểm và kết thúc đều luôn gắn liền với câu chuyện có thật về mối tình đơn phương giữa thi sĩ với cô con gái ông chủ Sở Đạc điền Quy Nhơn Tuy vậy, với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, bài thơ còn đi xa hơn một con người, một miền quê cụ thể: nó là tượng trưng cho tình cảm, tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với cuộc đời này, nhất là khi nhà thơ đã lâm trọng bệnh, cảm nhận được cái thiêng liêng của cuộc đời. Điều sâu sắc cuối cùng mà thi sĩ muốn gửi đến tất cả chúng ta là tình yêu sâu nặng va thiêng liêng của ông đối với cuộc sống.
3. Kết bài
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có xuất xứ và cảm hứng chủ đạo hướng về một người con gái, một miền quê cụ thể, nhưng với sức khái quát hóa nghệ thuật, bài thơ vượt qua ranh giới những gì cụ thể để đến với mọi miền quê, với tất cả chúng ta. Đó là tình yêu tha thiết và sâu nặng của nhà thơ đối với con người, với quê hương, với cuộc sống và với tất cả cuộc đời này.
Từ bài văn bình luận trên, có thể thấy quan điểm: Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế, là một quan điểm hoàn toàn sai, các em học sinh chỉ cần dựa vào chính nội dung phân tích có thể bác bỏ quan điểm này một cách dễ dàng.
Bài văn mẫu: Đây thôn Vĩ Dạ chỉ thể hiện tình yêu đối với một người con gái xứ Huế?
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới. Đây thôn Vĩ Dạ là một bài thơ tiêu biểu cho sự sáng tạo đó của ông. Bài thơ sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên. Bài thơ đã gây xôn xao dư luận, gợi nhiều cách hiểu khác nhau, có người cho rằng bài thơ chỉ thể hiện tình yêu của tác giả đối với người con gái xứ Huế. Vậy cách hiểu này đúng, sai chúng ta tìm hiểu nội dung bài thơ.
Bài thơ gợi hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái quê ở Vĩ Dạ (Huế) đó là Hoàng Thị Kim Cúc. Một lần, khi biết tin Hàn bị lâm trọng bệnh, Kim Cúc gửi cho Hàn một tấm thiếp vẽ cảnh Huế có người chèo đò trên sông Hương với lời thăm chúc thi sĩ mau chóng bình phục...
Câu mở đầu là câu hỏi tu từ nhưng gợi nhiều cách hiểu “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, có thể là lời trách nhẹ nhàng, lời mời gọi tha thiết của nhà thơ hay đúng hơn là lời tự vấn, tự trách, tự hỏi mình của nhà thơ..
Tác giả miêu tả cảnh đẹp ở Huế: với những hàng cau thẳng tắp, cao vút, vượt lên những cây khác, nhưng cái đẹp của thôn Vĩ không phải do nắng hay hàng cau mà là do sự kết hợp “nắng hàng cau”, và cái nắng ở đây là “nắng mới”, cái nắng tươi rói, trong trẻo, tinh khiết. Hình ảnh “vườn ai mướt quá, xanh như ngọc” càng làm cho thôn Vĩ trở nên tươi tắn lạ thường...
Hình ảnh con người xuất hiện càng làm cho bức tranh trở nên sinh động, nhưng con người hiện lên kín đáo: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” - ý nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp con người xứ Huế.
Gió theo lối gió, mấy đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Không gian và thời gian miêu tả có sự thay đổi. Không gian từ khu vườn thỗ Vĩ chuyển thành không gian trên sông Hương đầy thơ mộng, thời gian chuyển từ ban ngày sang tối. Trên sông Hương, có lối gió đường mây cuối chân trời, có thuyền đậu bến sông trăng, và thuyền chở đầy trăng... Đó là cảnh tượng mơ hồ. huyền ảo rất hợp với cảnh xứ Huế.
Ý nghĩa tượng trưng: Những câu thơ miêu tả tâm trạng. “Lối gió, đường mây’’ là những ẩn dụ ý nói đôi lứa mỗi người một ngã. Sự tinh tế của câu thơ là ở chỗ ẩn dụ không hoàn toàn, thể hiện tình cảm chưa rõ rệt, đúng với trong thực tế.
Những câu hỏi tu từ: “Thuyền ai... Có chở trăng về kịp tối nay?" làm cho ý thơ có gì như hối hả, giục giã; và có những ẩn ý do không nói hết căn nguyên của câu hỏi, nên câu thơ càng huyền bí hơn.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà
Các hình ảnh mờ ảo, cách viết bí ẩn nhưng nhiều sức gợi.
Người ta thường nói Huế tím, Huế trắng để chỉ màu áo cúa các thiếu nữ, có phải vậy mà Hàn Mặc Tử phải bối rối thốt lên, bởi áo em trắng hay sương khói mờ nhân ảnh... Câu cuối cùng mang chút hoài nghi mà chan chứa niềm yêu thiết tha: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Đây thôn Vĩ Dạ có sự thành công đặc biệt về cảnh Huế, trầm mặc, cổ kính nên nó mang một vẻ đẹp buồn, tao nhã, quý phái. Cảnh Huế rất sinh động, có hồn.
Bài thơ trước hết thể hiện tình cảm của nhà thơ với một người con gái thôn Vĩ, nó khởi điểm và kết thúc đều luôn gắn liền với câu chuyện có thật về mối tình đơn phương giữa thi sĩ với cô con gái ông chủ Sở Đạc điền Quy Nhơn. Tuy vậy, với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật, bài thơ còn đi xa hơn một con người, một miền quê cụ thể: nó là tượng trưng cho tình cảm, tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với cuộc đời này, nhất là khi nhà thơ đã lâm trọng bệnh, cảm nhận được cái thiêng liêng của cuộc đời. Điều sâu sắc cuối cùng mà thi sĩ muốn gửi đến tất cả chúng ta là tình yêu sâu nặng và thiêng liêng của ông đối với cuộc sống.
Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ có xuất xứ và cảm hứng chủ đạo hướng về một người con gái, một miền quê cụ thể, nhưng với sức khái quát hóa nghệ thuật, bài thơ vượt qua ranh giới những gì cụ thể để đến với một miền quê, với tất cả chúng ta. Đó là tình yêu tha thiết và sâu nặng của nhà thơ đối với con người, với quê hương, với cuộc sống và với tất cả cuộc đời này.