Đáp án đề thi Văn vào lớp 10 các trường Phổ thông DTNT Hòa Bình 2024 được ĐọcTàiLiệu cập nhật giúp các em học sinh tham khảo, so sánh kết quả với bài thi của mình.
Đề thi vào 10 môn Văn 2024 Hòa Bình
Đề thi và đáp án sẽ được cập nhật sau khi thời gian chính thức diễn ra.
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
b. Thay vì đắn đo, chần chừ ta hãy bước ra ngoài và làm điều có ích.
c. HS dựa vào câu nói, nêu cách hiểu phù hợp.
“Việc thiếu sót năng lực hành động có thể hạn chế người trẻ hòa nhập vào thế giới” có thể hiểu: xã hội ngày nay luôn vận hành một cách nhanh chóng, mỗi giây, mỗi phút đều có sự thay đổi. Bởi vậy, nếu con người đặc biệt là các bạn trẻ chỉ dừng lại ở nghĩ mà không hành động bất cứ điều gì thì chắc chắn là sẽ bị thụt lùi và không thể hòa nhập vào thế giới. Hành động không chỉ giúp các bạn trẻ hòa nhập vào thế giới mà còn giúp họ trở nên năng động, sáng tạo.
d. HS đưa ra thông điệp của bản thân.
Gợi ý: Sống là phải hành động, hành động để hiện thức hóa những ước mơ của chính mình.
Câu 2.
1. Giới thiệu vấn đề:
- Giới thiệu nhận định: Tuổi trẻ cần hành đông như thể nào để có ích cho bản thân và xã hội?
2. Giải quyết vấn đề
* Giải thích: Mỗi người chỉ có một tuổi trẻ duy nhất, tuổi trẻ là lúc ta có nhiều thời gian để thử mọi thứ, có thành công, có vấp ngã. Vì vậy cần tận dụng tối đa khả năng của bản thân để trở nên có ích cho xã hội.
* Bàn luận :
- Hành động đầu tiên khi tuổi trẻ đối mặt với thử thách là phải dũng cảm. Chúng ta cần phải có can đảm để đối mặt với tất cả các loại khó khăn mà mình gặp phải, bởi không có hoàn cảnh khó khăn nào mà chúng ta không vượt qua được.
- Khi đối mặt với thử thách, tuổi trẻ phải biết kiên trì đến giây phút cuối cùng.
- Tuổi trẻ phải biết suy nghĩ tích cực: Sử dụng thái độ tích cực để đối mặt với những khó khăn mà mình gặp phải. Suy nghĩ tích cực tạo nên cuộc sống tích cực, suy nghĩ tiêu cực ngược lại sẽ tạo thành chướng ngại cho cuộc đời.
- Tuổi trẻ cần rèn luyện về ý chí, nghị lực, trang bị về tri thức, kĩ năng, sức khỏe để có đủ năng lực đương đầu với khó khăn.
- Phê phán một bộ phận giới trẻ hiện nay không dám đương đầu với thử thách, chỉ biết sống nhờ, sống gửi, lệ thuộc vào người khác…
* Bài học nhận thức và hành động:
- Hiểu được việc đối mặt với thử thách là cơ hội để làm nên thành công.
- Tích cực học tập và tu dưỡng đạo đức, rèn luyện ý chí, nghị lực; có tinh thần vượt khó; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.
3. Tổng kết vấn đề.
Câu 3.
Gợi ý
1, Mở bài
Giới thiệu về truyện ngắn và nhân vật:
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966, kể về tình phụ tử vô cùng thiêng liêng và sâu sắc của cha con ông Sáu trong cảnh ngộ sinh li tử biệt của chiến tranh ác liệt.
- Hình ảnh ông Sáu đã để lại cho bạn đọc ấn tượng sâu sắc về tình cảm và những cử chỉ dù bình dị nhưng cũng đầy thiêng liêng, ấm tình cha con mà ông dành cho bé Thu
2, Thân bài
a) Hoàn cảnh của nhân vật: Ông Sáu là một nông dân Nam Bộ, tham gia kháng chiến từ năm 1946, khi con gái chưa được một tuổi, lúc con chạc tám tuổi mới được về thăm quê ba ngày.
b) Tình yêu dành cho con của ông Sáu:
- Trong những ngày ông về thăm quê:
+ Hành động thể hiện sự nôn nóng mong gặp con: nhảy lên bờ, bước vội, kêu to gọi con.
+ Sừng sờ, bàng hoàng khi con bỏ chạy: mặt sầm lại, hai tay buông xuống.
⇒ông Sáu đang xúc động thì phải nhận sự sợ hãi, xa lánh của bé Thu, tâm trạng từ trông chờ, vui sướng trở thành bàng hoàng, đau đớn.
+ Thời gian ở bên con: ông Sáu chỉ ở nhà với con, chờ con gọi một tiếng “ba”. Mọi sự cố gắng của ông từ giả vờ không nghe con gọi khi nó nói trỏng, không giúp con chắt nước cơm, gắp thức ăn cho con là một sự nỗ lực đau đớn của người cha khi con gái không nhận mình. Cảm xúc đau đớn dồn nén đến tức giận, ông đánh con.
+ Cảnh chia li: ánh mắt của ông trìu mến lẫn buồn rầu, bất lực nhìn con gái. Khi con gái nhận và ôm chặt lấy mình, ông Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt, rồi hôn lên mái tóc con.
⇒ tình phụ tử đã vượt qua sự ngăn cách của thời gian, của chiến tranh. Ông Sáu đã nhận được sự công nhận và yêu thương của bé Thu.
- Trong những ngày ông ở căn cứ:
+ Ông nhớ con, ân hận vì đã đánh con.
+ Tìm bằng được mảnh ngà voi để làm lược tặng con.
+ Ngày ngày tỉ mỉ ngồi làm chiếc lược ngà. Lúc nhớ con, ông nhìn ngắm và cài lược lên tóc.
+ Ông đã hi sinh khi chưa kịp tặng cho con gái chiếc lược ngà. Trong giờ phút cuối cùng, ông vẫn chỉ nhớ đến con, đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho đồng đội.
⇒ Chiếc lược ngà là vật chứa đựng biết bao yêu thương, nhung nhớ của ông Sáu dành cho con gái. Đó là một tín vật của tình phụ tử. Đó cũng là một lời hứa với con gái của ông. Dù ông không thể trở về, nhưng chiếc lược minh chứng cho tình yêu của ông dành cho con vẫn còn đó.
c, Nhận xét về nghệ thuật:
- Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng những tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn mà vẫn tự nhiên, hợp lí.
- Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất nhưng đặt vào nhân vật bác Ba – người đồng đội của ông Sáu. Vì thế câu chuyện được tái hiện một cách chân thực, khách quan hơn.
- Tác giả miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Ngôn ngữ đậm chất địa phương Nam Bộ, mộc mạc, tình cảm.
3, Kết bài
- Đưa ra kết luận về tác phẩm: một trong những truyện ngắn tiêu biểu sáng tác trong thời kì kháng chiến, ca ngợi tình cảm gia đình, tình đồng chí, niềm tin và khát vọng hòa bình.
- Kết luận về nhân vật:
+ Là điển hình cho tính cách con người Nam Bộ: chất phác, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của dân tộc.
+ Tình yêu của ông Sáu dành cho con: cao cả, sâu đậm, không thể dập tắt
ĐỀ THI
Xem thêm thông tin:
- Điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Hòa Bình
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Hòa Bình
- Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Anh Hòa Bình 2024
Đề thi vào 10 môn Văn 2023 tỉnh Hòa Bình
ĐỀ THI
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
Câu 1:
a. Trạng ngữ: Trong suy nghĩ của họ.
b. Thái độ của người thành công khi tiếp nhận khó khăn là luôn đi tìm giải pháp, ngay cả khi ải bởi vì họ tin rằng họ sẽ vượt qua.
c. HS nêu quan điểm cá nhân phù hợp với nội dung câu nói được trích dẫn.
Gợi ý: Câu nói trên có thể hiểu là nhiều người luôn than vãn về khó khăn của mình, coi mình là người khốn khổ và vất vả nhất. Nhưng họ lại không bỏ công sức ra để tìm ra phương hướng, lối đi để thoát ra khỏi những khó khăn ấy.
d. HS lựa chọn thông điệp có ý nghĩa phù hợp với nội dung đoạn trích và đưa ra lí giải phù hợp.
Gợi ý:
- Thông điệp về việc không ngừng nỗ lực, cố gắng khi gặp khó khăn.
- Thông điệp về việc tìm thấy cơ hội ngay trong chính khó khăn của mình.
Câu 2.
1. Giới thiệu vấn đề: Mỗi học sinh cần phải làm gì để vượt qua trở ngại, khó khăn trong học tập của chính mình.
2. Bàn luận
- Trở ngại, khó khăn là những điều mà chắc chắn chúng ta sẽ gặp phải trong quá trình học tập do tri thức còn hạn hẹp, do phương pháp học tập chưa đúng,...
⇒ Nhưng đứng trước những trở ngại, khó khăn đó ta không được lùi bước mà phải tìm hướng để giải quyết chúng.
- Cần làm gì để vượt qua trở ngại, khó khăn trong học tập?
+ Cần xác định vấn đề khó khăn mình đang gặp phải là gì, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.
+ Đứng trước khó khăn không được nản lòng, thoái chí.
+ Tận dụng sự giúp đỡ của những người xung quanh: thầy cô, bạn bè, ...
HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.
- Phê phán những bạn vừa thấy khó khăn đã bỏ cuộc.
3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.
Câu 3:
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm Những ngôi sao xa xôi.
- Giới thiệu về nhân vật Phương Định.
2. Thân bài:
a. Vẻ đẹp tâm hồn nhạy cảm, mơ mộng, giàu yêu thương:
- Nét đẹp trẻ trung, hồn nhiên, mơ mộng:
+ Cô luôn chăm chút cho ngoại hình và rất tự hào về đôi mắt “có nhìn sao mà xa xăm” và cái cổ kiêu hãnh như đài hoa loa kèn → thấy mình là một cô gái khá.
+ Cô thích soi gương, thích làm điệu trước các anh bộ
+ Đặc biệt, Phương Định rất thích hát, thích nhiều loại nhạc khác nhau và còn thường bịa lời ra để hát.
+ Cô vui thích cuống cuồng trước 1 cơn mưa đá.
+ Cô cũng hay hồi tưởng về quá khứ, về tuổi học sinh, về căn nhà nhỏ bên quảng trường thành phố. Cô nhớ khuôn cửa sổ, nhớ những ngôi sao trên bầu trời Hà Nội, nhớ bà bán kem với lũ trẻ con háo hức vây quanh. Đó là những kí ức làm tươi mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh.
- Vào chiến trường 3 năm, phải trải qua nhiều gian khổ, thiếu thốn song Phương Định vẫn giữ gìn vẹn nguyên, thế giới tâm hồn mình. Đây là một minh chứng cho sức sống mãnh liệt của cô gái trẻ này.
- Tình cảm gắn bó, yêu thương cô dành cho những đồng đội:
+ Cô yêu thương, chiều chuộng Nho như một đứa em út trong nhà. Khi Nho bị thương, cô lo lắng, chăm sóc, cảm thấy đau như chính mình bị thương.
+ Với chị Thao: Phương Định hiểu tính cách và tỉnh cảm của chị, cô coi chị Thao như người chị cả trong gia đình.
+ Khi đồng đội trên cao điểm, Phương Định ở nơi an toàn trực điện đài, mà chẳng thể yên lòng: cô gắt lên với đội trưởng, cô sốt ruột chạy ra ngoài rồi lo lắng.
Tất cả đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn, tinh tế, trong sáng, nhân hậu và vẻ đẹp nhân cách của một người thiếu nữ, sống giữa hiện thực chiến tranh khốc liệt mà vẫn tràn đầy niềm yêu thương, tin tưởng dành cho con người và cuộc sống.
Lê Minh Khuê đã khắc họa thành công nhân vật Phương Định, người thiếu nữ Hà Nội với tâm hồn phong phú và lòng dũng cảm, tinh thần quên mình vì nhiệm vụ. Nhà văn đã góp cho văn xuôi chống Mĩ một trong những hình tượng sống động và đáng yêu nhất.
b. Vẻ đẹp dũng cảm, kiên cường:
- Phương Định cùng đồng đội phải đảm nhận một công việc đầy gian khổ, hiểm nguy trên cung đường Trường Sơn, giữa những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt:
+ Cô thuộc tổ trinh sát mặt đường, hàng ngày phải đo khối lượng đất đá lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần phải phá bom.
+ Vì thế, mỗi khi máy bay ném bom phải lao lên mặt đường, đánh dấu đoạn đường bị bom phá hỏng và những quả bom chưa nổ.
+ Không chỉ vậy, cô và tổ trinh sát còn phải đảm đương việc phá bom nổ chậm → nhiệm vụ đòi hỏi sự bình tĩnh, dũng cảm, quên mình của chiến sĩ vì thần chết lẩn trong ruột những quả bom.
- Là công việc mà có làm bao nhiêu lần vẫn không thể quen, vẫn luôn căng thẳng đến mức "thần kinh căng như chão... tim đập bất chấp cả nhịp điệu”.
- Vậy mà, cô vẫn bám trụ 3 năm liền trên tuyến đường Trường Sơn, chứng tỏ vẻ đẹp quả cảm, ý chí kiên cường, lòng yêu nước của Phương Định.
- Diễn biến tâm trạng Phương Định trong một lần phá bom nổ chậm:
+ Nền của tâm trạng là không khí căng thẳng: bầu trời, mặt đất vắng lặng phát sợ.
+ Phương Định đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình: Đi thẳng người đến bên quả bom; tất cả mọi giác quan của cô trở nên nhạy bén, có ngày cô phá bom đến 5 lần. Tinh thần trách nhiệm, sự quên mình trong công việc khiến cái chết trở nên mờ nhạt. Cô chỉ nghĩ đến “liệu mìn có nổ, bom có nổ không?
+ Cô là biểu tượng cho vẻ đẹp của lòng quả cảm, kiên cường của thế hệ nữ thanh niên xung phong thời chống Mĩ
3. Kết bài:
- Nội dung:
+ Khắc họa thành công với những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ là: Phương Định. Họ trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Qua đó, ngợi ca tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm và tinh thần lạc quan của người chiến sĩ thanh niên xung phong Trường Sơn.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật miêu tả nhân vật đặc sắc, kể chuyện sinh động, ngôn ngữ trần thuật phù hợp với nhân vật, nhịp kể biến đổi linh hoạt.
-HẾT-
Đề thi vào 10 môn Văn 2022 các trường Phổ thông DTNT Hòa Bình
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2022 tại tỉnh Hòa Bình sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Hòa Bình các năm trước bên dưới:
ĐỀ THI
ĐÁP ÁN
Câu 1
a. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
b. Lợi ích đầu tiên là có thể đảm bảo cho việc khi bố mẹ đều không ở nhà thì mình vẫn có thể chăm sóc tốt cho bản thân.
c. Câu nói có thể hiểu: sống quá dựa dẫm vào người khác thì sau này ra ngoài cuộc sống chúng ta sẽ không làm được gì và tất yếu sẽ dẫn đến thất bại. Bởi vậy, mỗi người cần phải sống độc lập, tự chủ.
d. Gợi ý: Chúng ta cần phải sống tự lập.
Câu 2.
Câu 2
a. Yêu cầu về hình thức: Viết đúng một đoạn văn khoảng 15 dòng.
b. Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lý do một số người trong giới trẻ hiện nay chưa có thói quen tự lập
- Giải thích: Tự lập là việc tự mình hoàn thành các công việc của bản thân mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của những người khác. -> Ngày nay một số người trong giới trẻ chưa có thói quen tự lập.
- Lý do:
+ Do được gia đình bao bọc từ nhỏ nên khi lớn lên không học được cách tự lập. +Do bản thân có tính ỷ lại vào người khác.
+ Do bản thân yếu đuối, sợ vấp ngã, sợ khó khăn. + Do xã hội phát triển đi đôi với sự phát triển của các tiện ích khiến con người ngày càng phụ thuộc vào những tiện ích hiện đại mang lại.
+ Do chính bản thân những người trẻ chưa ý thức được giá trị của việc tự lập.
- Mở rộng liên hệ:
+ Ngay từ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc dạy trẻ cách sống tự lập.
+ Cần phân biệt giữa sống tự lập và sống biệt lập.
Câu 3.
1. Mở bài: Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
2. Thân bài
- Những phẩm chất cao quý của người đồng minh:
“Người đồng mình...
... chí lớn”
+ Dòng thơ đầu được lặp lại: “người đồng mình” là cách gọi thể hiện sự gần gũi, thân thương như trong một gia đình.
+ “Thương lắm” – bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc với cuộc sống nhiều vất vả, gian khó của họ.
+ Từ ngữ giàu sức gợi: “cao” “xa” vừa gợi hình ảnh miền núi cao vừa gợi điều kiện sống khó khăn, vất vả.
+ “Nỗi buồn” “chí lớn” thể hiện bản lĩnh vững vàng, ý chí kiên cường của người đồng mình.
=> Lời thơ lẩn quất một nỗi buồn xen lẫn niềm tự hào về phẩm chất tốt đẹp của người miền núi.
- Tác giả khái quát lên vẻ đẹp truyền thống của người miền cao:
“Người đồng mình...
... làm phong tục”
+ Hình ảnh “người đồng minh”: vóc dáng, hình hài nhỏ bé, “thô sơ da thịt”, họ chỉ có đôi bàn tay lao động cần cù nhưng chẳng mấy ai nhỏ bé, yếu hèn. Họ dám đương đầu với gian lao, vất vả, họ lớn lao về ý chí, cao cả về tinh hồn.
+ Công lao vĩ đại của người đồng mình: “đục đá kê cao quê hương” – xây dựng quê hương, tạo nên ruộng đồng, dựng lên nhà cửa, bản làng, làm nên giá trị vật chất, tinh thần cho quê hương. “Làm phong tục” – tạo nên bao nền nếp, phong tục đẹp, làm nên bản sắc riêng của cộng đồng.
=> Lời thơ tràn đầy niềm tự hào về vẻ đẹp của người đồng mình. Nhắn ngủ con phải biết kế thừa, phát huy những truyền thống đó.
- Từ đó, người cha khuyên con biết sống theo những truyền thống của người đồng mình:
“Dẫu làm sao...
... không lo cực nhọc”
+ Điệp từ “sống” khởi đầu 3 dòng thơ liên tiếp, tô đậm mong ước thiết tha, mãnh liệt của cha dành cho con.
+ Ẩn dụ “đá” “thung” chỉ không gian sống của người miền cao, gợi lên những nhọc nhằn, gian khó, đói nghèo. Người cha mong con “không chế” tức là biết yêu thương, trân trọng quê hương mình.
+ So sánh “như sông” “như suối”: lối sống hồn nhiên, trong sáng, mạnh mẽ, phóng khoáng, vượt lên mọi gập ghềnh của cuộc đời.
+ Đối “lên thác xuống ghềnh”: cuộc sống không dễ dàng, bằng phẳng, cần dũng cảm đối mặt, không ngại ngần.
* Cha khuyên con tiếp nối tình cảm ân nghĩa, thủy chung với mảnh đất nơi mình sinh ra của người đồng mình và cả lòng can đảm, ý chí kiên cường của họ.
- Để rồi, bài thơ khép lại bằng lời dặn dò vừa ân cần, vừa nghiêm khắc của người cha:
“Con ơi...
... nghe con”
+ Hình ảnh “thô sơ da thịt” được nhắc lại để nhấn mạnh những khó khăn, thử thách mà con có thể gặp trên đường đời, bởi con còn non nớt, con chưa đủ hành trang mà đời thì gập ghềnh, gian khó.
Đề thi vào lớp 10 năm2020
Chi tiết đề thi vào lớp môn Văn của các trường Phổ thông DTNT Hòa Bình như sau:
Sở GD&ĐT Hòa Bình ĐỀ CHÍNH THỨC | KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 Các trường Phổ thông DTNT Hòa Bình 2020 NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Ngữ Văn |
Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Có một người phụ nữ nọ vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: "Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?". Người phụ nữ tham nghĩ: Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao. Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ở lại mất". Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ". Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, rồi bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
(Theo Internet)
a. (0,5 điểm) Xác định thành phần trạng ngữ trong câu văn sau: Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa.
b. (0,5 điểm) Tìm và ghi lại 01 lời dẫn trực tiếp có trong văn bản trên.
c. (1,0 điểm) Theo em, vì sao người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt?
d. (1,0 điểm) Bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em? Vì sao? (Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng.)
Câu 2. (2,0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 đến 15 dòng) về ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3. (5,0 điểm)
- Cảm nhận của em về vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời từ hạ sang thu trong bài thơ Sang thu (Hữu Thỉnh):
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Hết
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2020 các trường Phổ thông DTNT Hòa Bình
Câu 1. (3,0 điểm)
a. Thành phần trạng ngữ trong câu: "Một buổi tối mất điện"
b. Lời dẫn trực tiếp: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đen sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ".
c. Người phụ nữ lại vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước måt vì bà cảm động trước việc gia đình nghèo (mà mình đã đánh giá bằng vẻ bên ngoài đó) vẫn quan tâm tới mình. Bà cảm nhận được tình yêu thương. sẻ chia trong hoàn cảnh khó khăn từ chính người mà mình không ngờ tới.
d. Em tự rút ra bài học nào trong văn bản có ý nghĩa nhất với em. Lý giải hợp lý. (Trả lời khoảng 3 đến 5 dòng.)
- Chia sẻ trong lúc khó khăn là điều ý nghĩa và chân thành nhất.
- Tin vào những điều tốt đẹp vẫn luôn ở xung quanh chúng ta.
Câu 2.
*Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
*Bàn luận và phân tích:
1. Giải thích
- Chia sẻ: Cùng người khác san sẻ vui buồn, những trạng thái tình cảm, tâm hồn với nhau; cả sự chia sẻ những khó khăn về vật chất, giúp nhau trong hoạn nạn...
=> Khi ta học được cách chia sẻ tức biết sống vì người khác cũng là lúc mình nhận được niềm vui; ta cảm thấy cuộc đời này thật tuyệt vời.
2. Bàn luận
a) Cuộc sống đầy những khó khăn vì vậy cần lắm những tấm lòng biết chia sẻ.
- Chia sẻ về vật chất: Giúp đỡ khi khó khăn, hoạn nạn.
- Chia sẻ về tinh thần: Ánh mắt, nụ cười, lời an ủi, chúc mừng, đôi khi chỉ là sự im lặng cảm thông, lắng nghe.
b) Sự chia sẻ được thể hiện trong những mối quan hệ khác nhau:
- Đối với người nhận (...)
- Đối với người cho (...)
- Chia sẻ và xã hội ngày nay (dẫn chứng trong đại dịch Covid-19, lũ lụt miền Trung...)
c) Bàn luận mở rộng: Cần lên án, phê phán căn bệnh vô cảm, lối sống ích kỉ, sống thiếu trách nhiệm với đồng loại, với cộng đồng ở một số người.
Kết thúc vấn đề: Khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của tinh thần chia sẻ khó khăn trong cuộc sống.
Câu 3.
Dàn ý:
I. Mở bài
- Bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh được ra đời năm 1978 sau khi đất nước ta giải phóng được 2 năm
- Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế về những biến chuyển nhẹ nhàng của khoảnh khắc giao mùa
II. Thân bài
1. Giới thiệu vài nét về bài thơ “Sang thu”
- Bài thơ rút trong tập “Từ chiến hào đến thành phố” (1991). Toàn bài gồm ba khổ thơ, diễn tả những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời, những nghĩ suy của lòng người qua những cảm nhận tinh tế, những hình ảnh đẹp và giàu sức gợi cảm.
2. Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc giao mùa
- Bức tranh thiên nhiên quê hương mang vẻ đẹp chân thực, quen thuộc, bình dị, đơn sơ nhưng dường như trở nên kết đọng hơn, bừng lên khác lạ qua các tín hiệu chuyển mùa từ mơ hồ đến rõ nét: Từ hương ổi chín đến làn sương ngoài ngõ, ngọn gió se lạnh, xa nữa là dòng sông, cánh chim, áng mây... Từ những hình ảnh đó, đoạn thơ đã vẽ lại hình ảnh thiên nhiên làng quê Bắc Bộ khi thu về.
- Bức tranh thiên nhiên quê hương lúc thu về được cảm nhận: Bằng nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, cảm giác...) nên có hương vị, đường nét, hình khối, có những chuyển biến tinh tế theo thời gian.
- Bằng sự sáng tạo nhiều hình ảnh thơ mới mẻ gợi tả được những nét đặc trưng của khoảnh khắc chớm thu (gió heo may, sương khói..., hình ảnh đám mây gợi nhiều liên tưởng).
- Bằng nghệ thuật ngôn từ chính xác, tài hoa (các từ láy, các từ ngữ gợi tả, gợi cảm) khiến cho bức tranh thu về thêm sinh động.
→ Bức tranh đó đẹp hơn bởi thấm đượm cảm xúc xao xuyến, bâng khuâng của nhà thơ trước cảnh sắc thiên nhiên quê hương trong dòng chảy thời gian.
- Bày tỏ cảm xúc, thái độ trước bức tranh thiên nhiên, đánh giá đoạn thơ và bài thơ
- Có thể so sánh với các sáng tác khác cùng đề tài để khẳng định ấn tượng, cảm xúc trước sự độc đáo của bài thơ trước một đề tài đã rất quen thuộc.
III. Kết bài
- Hình ảnh bài thơ tinh tế mang đậm vẻ "sang thu", giàu sức biểu cảm lung linh, đa nghĩa, gợi chiều sâu suy nghĩ.
- Ngôn ngữ trong sáng giàu sắc thái biểu cảm. Cùng với các biện pháp ẩn dụ, nhân hóa, sử dụng từ láy đã thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu, qua đó đã bộc lộ tình yêu thiên nhiên thiết tha, tâm hồn nhạy cảm của nhà thơ.
-/-
Đáp án đề thi vào 10 môn Văn 2021 các trường Phổ thông DTNT Hòa Bình được Đọc Tài Liệu thực hiện sau khi kì thi chính thức diễn ra. Với nội dung này các em có thể so sánh đối chiếu kết quả bài thi của mình!
Mong rằng những tài liệucủa chúng tôisẽ là người đồng hành hữu ích với bạn trong kỳ thi này.
Xem thêm: Điểm thi tuyển sinh lớp 10