Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 tỉnh Hà Tĩnh giúp các em học sinh cùng quý thầy cô giáo và phụ huynh tham khảo:
Đề thi Văn vào lớp 10 năm 2019 Hà Tĩnh
Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 của tỉnh Hà Tĩnh gồm 3 câu hỏi. Thời gian làm bài là 90 phút. Kiến thức chủ yếu trong chương trình học môn Ngữ Văn lớp 9
Chi tiết đề thi như sau:
Câu 1
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu,
Người xưa đã dạy: "Y phục xứng kỳ đức", có nghĩa là ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung của cộng đồng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp
với hoàn cảnh thì cũng làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi đôi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự mình hoà vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: " Nếu một cô gái khen tôi chỉ vì có một bộ quần áo đẹp, mà không khen tôi vì có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện". Chí lí thay!
(Giao tiếp đời thường, Băng Sơn, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB GDVN, 2014, tr.9)
a. Xác định phương thức biểu đạt chính.
b. Nêu nội dung của đoạn trích.
c. Em có đồng tình với ý kiến “Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị mát là phù hợp với môi trường. " không? Vì sao?
Câu 2. Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành.
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
(Nói với con, Y Phương, Ngữ văn 9, Tập hai, Nxb GDVN, 2014"
- HẾT -
Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn 2019 Hà Tĩnh
Câu 1
a. Xác định phương thức biểu đạt chính: nghị luận
b. Nêu nội dung của đoạn trích:
- ăn mặc như thế nào là phù hợp
- cần mặc trang phục phù hợp với văn hóa, đạo đức và môi trường
c.
- Nêu ý kiến: Đồng ý
- Bởi vì
+ cái đẹp đi liền với sự giản dị đặc biệt là phải phù hợp với môi trường. Trong mỗi trường hợp cụ thể sẽ có những trang phục riêng, phù hợp với từng thời điểm hoàn cảnh văn hóa đó. Khi ăn mặc phù hợp với khung cảnh vừa làm nên giá trị bản thân, vừa khẳng định được nét văn hóa trong ứng xử của chính mình.
+ Giản dị là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Nó biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí không cầu kì, kiểu cách trong ăn mặc, giao tiếp hàng ngày.
+ Cái đẹp không đi cùng cái phô trương, kệch cỡm, lố lăng.
Câu 2.
Giới thiệu vấn đề: Câu tục ngữ : “Một điều nhịn, chín điều lành” được nhiều người biết đến vì ý nghĩa xã hội rộng rãi của nó.
Bàn luận vấn đề:
*Giải thích thế nào là nhịn ?. Thế nào là lành ?.
- Nhịn : Là đức tính nhẫn nại, nhún nhường, luôn giữ hòa khí trong giao tiếp, ứng xử.
- Lành : Là kết quả tốt đẹp, thỏa đáng, đúng như mong muốn.
Giải thích tại sao : “Một điều nhịn, chín điều lành” ?.
- Cuộc sống vốn đa dạng, phức tạp. Một con người thường có rất nhiều mối quan hệ khác nhau trong gia đình và ngoài xã hội.
- Quá trình vận động của cuộc sống bắt buộc con người phải đấu tranh sinh tồn để phát triển. Muốn phát triển, con người phải đoàn kết, hợp tác với nhau để tăng cường sức mạnh, để làm việc có hiệu quả. Sự hòa thuận trong giao tiếp là vô cùng cần thiết vì đó là cách ứng xử có hiệu quả nhất, là phương châm sống tốt nhất.
- Đối tượng nhịn và thái độ nhịn : Là các thành viên trong gia đình (vợ chồng, cha con, ông bà, cháu...). Vợ chồng phải cư xử tôn trọng lẫn nhau, biết kiềm chế khi nóng giận để giữ hòa khí. Ở cộng đồng tập thể phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp luôn giữ thái độ hòa nhã, tránh xung khắc đối đầu.
*Liên hệ
- Mở rộng câu nói này trong tập thể lớp học, trong đời sống xã hội như thế nào? Trong một tập thể lớp có những khi quan điểm của ta không trùng với quan điểm của ai đó. Đôi bên tranh luận sôi nổi lời qua tiếng lại nếu chúng ta không nhẫn nhịn, không biết cách “dĩ hòa vi quý”
- Trong gia đình khi có sự bất bình xảy ra nếu như ai cũng cho rằng mình đúng không ai chịu nhận thiệt thòi, nhẫn nhịn thì mọi chuyện sẽ càng lúc càng căng thẳng, dẫn tới đổ vỡ.
- Tuy nhiên, bên cạnh câu nói của người xưa rằng “Một điều nhịn bằng chín điều lành” còn có câu nói khác mà thế hệ ngày nay thường sử dụng đó là “Một điều nhịn bằng chín điều nhục”. Người xưa thường nói nhẫn nhịn là bằng nhục bởi hai từ này thường đi kèm với nhau.
- “Một điều nhịn bằng chín điều nhục” muốn khuyên chúng ta nhẫn nhịn tới mức nào là đủ, trước những cái xấu, các ác trong xã hội chúng ta cần phải đấu tranh, chứ không thể im lặng, nhịn nhục để cho bọn xấu tự tung tự tác làm khổ người lành hiền.
Kết thúc vấn đề: Câu tục ngữ : “Một điều nhịn, chín điều lành” là bài học nhắc nhở về phương pháp ứng xử, đấu tranh có hiệu quả không chỉ cho một cá nhân mà cho cả cộng đồng dân tộc.
Câu 3. Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Lời giải đề thi Văn vào lớp 10 2019 Hà Tĩnh được biên soạn mang mục đích tham khảo
Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Hà Tĩnh chính thức được cập nhật ngay sau khi sở GD&ĐT tỉnh Hà Tĩnh công bố.
Xem thêm: