Đề thi vào 10 môn Văn năm 2024 chính thức từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông kèm đáp án chi tiết được cập nhật nhanh nhất bên dưới. Mời bạn đọc tham khảo!
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Nông 2024
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2024 tại tỉnh Đắk Nông sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc. Tham khảo đề thi và đáp án môn Văn Đắk Nông các năm trước bên dưới:
Gợi ý :
II. LÀM VĂN
Câu 1
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của lòng yêu thương.
2. Bàn luận vấn đề
a. Giải thích
Lòng yêu thương: sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Người có lòng yêu thương là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình.
b. Phân tích
- Biểu hiện của người sống có tình yêu thương:
Sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân.
Sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người.
Biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn.
- Sức mạnh của lòng yêu thương:
Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống.
Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về nhân vật, sự việc yêu thương, chia sẻ làm minh chứng cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác...
3. Kết thúc vấn đề
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của lòng yêu thương, đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
Câu 2.
1. Giới thiệu chung
- Ông trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
- Tác giả từng cầm súng chiến đấu nên ông rất am hiểu tâm tư, cuộc đời người lính.
- Bắt đầu sáng tác năm 1947, chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh.
- Đặc điểm thơ Chính Hữu: cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh, giọng điệu phong phú.
- Hoàn cảnh sáng tác: mùa xuân năm 1948, được in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)
- Đoạn thơ đã nói lên những biểu hiện của tình đồng chí keo sơn, gắn bó và sức mạnh của tình đồng chí trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Phân tích
a. Biểu hiện của tình đồng chí:
* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:
- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.
- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.
- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng nhưng họ đã vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí.
* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.
- Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:
+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.
+ Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.
+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.
=> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.
b. Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:
* Được xây dựng trên nền hoàn cảnh khắc nghiệt:
- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.
- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi.
-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng.
-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.
=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.
* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:
- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.
- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:
+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.
+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.
+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.
c. Đặc sắc nghệ thuật
- Lối miêu tả chân thực, tự nhiên;
- Từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
3. Đánh giá chung
- Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.
- Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.
Xem thêm thông tin tuyển sinh tỉnh Đắk Nông:
- Tra cứu điểm thi tuyển sinh lớp 10 năm 2024 Đắk Nông
- Điểm chuẩn lớp 10 năm 2024 Đắk Nông
- Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Toán Đắk Nông 2024
Cùng ôn tập chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi sắp tới với đề thi tuyển sinh lớp 10 các năm trước nhé:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Nông 2023
Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại tỉnh Đắk Nông sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.
ĐỀ THI
ĐÁP ÁN THAM KHẢO
I. ĐỌC – HIỂU
Câu 1.Thể thơ: 5 chữ
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3.
+ Phép tu từ: ẩn dụ “Sấm”: Những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời; “hàng cây đứng tuổi”: con người đã từng trải.
+ Tác dụng: Với hình ảnh ẩn dụ trên, nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình: Khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời
II. LÀM VĂN
1. MỞ BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH
- Giới thiệu truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ
- Phương Định là hình tượng tiêu biểu của thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ
2. THÂN BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH
a) Khái quát chung về tác phẩm và nhân vật
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt.
- Nội dung tác phẩm: viết về cuộc sống, chiến đấu của ba nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn.
- Tình hình thực tế lúc bấy giờ: Thanh niên miền Bắc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước - Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
- Nhân vật Phương Định: nhân vật chính xưng tôi kể chuyện, là người có nét đẹp tiêu biểu của thế hệ trẻ anh hùng nhưng cũng mang những nét đẹp riêng của con người đời thường.
b) Phân tích nhân vật Phương Định
* Luận điểm 1 : Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định.
- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.
- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, "chạy trên cao điểm cả ban ngày".
-> Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.
* Luận điểm 2: Vẻ đẹp tâm hồn Phương Định
- Vẻ đẹp của Phương Định thể hiện qua lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước thiết tha (từ biệt gia đình, quê hương để vào chiến trường, bất chấp mọi gian khổ, hiểm nguy)
- Phẩm chất của thế hệ trẻ trong thời kháng chiến chống Mỹ ngời sáng trong cô: dũng cảm, gan dạ, kiên cường
+ Cô vào chiến trường ba năm, sống ở cao điểm giữa vùng trọng tuyến trên tuyến đường Trường Sơn
+ Công việc nguy hiểm: chạy trên cao điểm ban ngày, hết trận bom phải ra đo hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom
- Vẻ đẹp của tinh thần lạc quan thể hiện rõ qua cái nhìn của Phương Định về công việc, chiến tranh và cái chết
- Có tinh thần trách nhiệm với công việc: nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày, hành động chuẩn xác, thuần thục
-> Sự khốc liệt của chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn nhạy cảm yếu đuối của cô trở nên bản lĩnh kiên cường của người anh hùng cách mạng.
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng
+ Phương Định nhạy cảm, mơ mộng, hay lãng mạn: có thời học sinh hồn nhiên vô tư, hay nhớ tới những kỉ niệm tuổi thơ, luôn tìm được điều thú vị trong cuộc sống, công việc
+ Hồn nhiên, yêu đời: thích hát, say sưa tận hưởng cơn mưa đá một cách hồn nhiên
+ Giàu tình cảm: luôn nhớ về quê hương, yêu quý, gắn bó với đồng đội
* Mở rộng vấn đề: Suy nghĩ về thế hệ trẻ thời chống Mỹ
- Là thế hệ chịu nhiều đau thương, gian khổ, hy sinh
- Là thế hệ anh hùng sẵn sàng ra đi không tiếc thân mình
- Thế hệ trẻ trung: trẻ tuổi, giàu nhiệt huyết, yêu cuộc đời
3. KẾT BÀI PHÂN TÍCH PHƯƠNG ĐỊNH
* Khái quát hình tượng nhân vật
- Nhân vật Phương Định là hình ảnh tiêu biểu của thế hệ trẻ Việt Nam nói chung, hình ảnh nữ thanh niên xung phong thời chống Mỹ nói riêng
- Người đọc cùng lúc thấy được phẩm chất anh hùng và thế giới nội tâm phong phú của Phương Định.
* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Nhân vật được xây dựng qua điểm nhìn, ngôn ngữ, nghệ thuật miêu tả tâm lý và tính cách nhân vật sâu sắc
+ Ngôn ngữ trần thuật phù hợp, ngôn ngữ nhân vật trẻ trung, tự nhiên, giàu nữ tính
+ Thế giới tâm hồn phong phú, trong sáng
- Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật Phương Định chân thực, sinh động, đẹp cả trong lý tưởng ý chí lẫn tình cảm, phẩm chất.
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn Đắk Nông 2022
Đề thi
I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
(Trích Ngữ văn 9, Tập một, tr.139, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
Câu 1. (1.0 điểm) Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1.5 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của tác phẩm ấy.
Câu 3. (1.5 điểm) Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm)
Phân tích hai khổ thơ sau trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải.
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến,
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
---- HẾT ----
Đáp án
I. ĐỌC HIỂU:
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích từ tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận.
Câu 2:
- Hoàn cảnh sáng tác: năm 1958, giai đoạn miền Bắc xây dựng Chủ nghĩa xã hội, sau chuyến đi thực tế dài ngày của nhà thơ ở Quảng Ninh
- Xuất xứ: in trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” – 1958.
Câu 3:
Biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ:
- So sánh: Mặt trời xuống biển như hòn lửa.
-> Tác dụng: Mặt trời” được ví như một hòn lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống.
- Nhân hóa: Sóng đã cài then đêm sập cửa.
-> Tác dụng: Gán cho sự vật những hành động của con người sóng “cài then”, đêm “sập cửa” gợi cảm giác vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ và những gợn sóng là then cài cửa.
Con người đi trong biển đêm mà như đi trong ngôi nhà thân thuộc của mình.
II. LÀM VĂN:
1. Mở bài:
- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.
- Giới thiệu 2 khổ thơ cần phân tích: Nguyện ước chân thành, tha thiết của tác giả.
2. Thân bài:
- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”
+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê -> giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.
+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.
+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ -> lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước. Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”
“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
+ “Mùa xuân nho nhỏ” ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.
+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” – “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.
=>Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.
3. Kết bài:
- Nội dung: Bày tỏ lẽ sống đẹp đẽ, cao cả, đó là sẵn sàng dâng hiến cuộc đời mình cho đất nước, quê hương.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ 5 chữ, giàu nhịp điệu.
+ Ngôn ngữ, hình ảnh giản dị, trong sáng.
+ Cảm xúc chân thành, tha thiết.
Tuyển tập đề thi vào 10 Đắk Nông môn Văn các năm trước
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tỉnh Đắk Nông năm 2021
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.
(vietnamnet.vn - Trích "Loài người có bớt ngạo mạn?" - Sương Nguyệt Minh)
Câu 1 (1,0 điểm). Theo tác giả muốn dập dịch thành công thì mỗi người, mỗi quốc gia cần phải hành động như thế nào?
Câu 2 (1.0 điểm). Chỉ ra biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn trích. Nếu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 3 (1,0 điểm). Em có đồng tình với quan điểm: “Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao"? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) trình bày trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay đẩy lùi đại dịch Covid-19 hiện nay.
Câu 2 (5.0 điểm). Cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật, Ngữ văn 9, tập một, tr.132, NXB Giáo dục Việt Nam 2008).
Hết
Đáp án tham khảo
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1. Theo tác giả muốn dập dịch thành công thì: con người phải nghĩ đến con người, cá nhân nghĩ đến mình, nhưng cũng phải nghĩ đến mọi người.
Câu 2.
Các em có thể nêu 2 biện pháp tu từ: liệt kê, nhân hóa, điệp cấu trúc ("chỉ cần - thì".)
Tác dụng: nhấn mạnh việc giặc covid dễ dàng lây lan trong cộng đồng, chỉ một chút lơ là là hậu quả nó đem lại vô cùng nghiêm trọng.
Câu 3.
* Gợi ý:
Thí sinh tự do nêu quan điểm, lý giải hợp lí, thuyết phục, làm rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng:
- Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình.
- Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình.
- Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do.
* Đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao.
- Vì: Trên thực tế…
+ “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như phản ứng “dây chuyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên.
+ Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hoành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực…Thế giới đã và đang điêu đứng vì đại dịch này.
+ Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1.
Xem chi tiết: Đoạn văn nghị luận xã hội về đại dịch Covid 19
Câu 2.
Gợi ý nội dung: Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước
- Đó là hình ảnh khép lại bài thơ: chỉ với bốn câu thơ đã thể hiện ý chí sắt đá của những người lính
- Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng
- Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường
- Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe.
- Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.
Tổng kết:
- Bài thơ về Tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật là tác phẩm đậm chất trữ tình cách mạng. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh các chiến sĩ lái xe Trường Sơn bằng tình cảm mến yêu và cảm phục chân thành.
- Vẻ đẹp của người lính lái xe và hình tượng những chiếc xe không kính trong bom đạn khốc liệt nói lên phẩm chất cao đẹp của thế hệ trẻ trong kháng chiến chống Mỹ.
Xem chi tiết văn mẫu: Cảm nhận 4 câu cuối Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Đề thi vào 10 môn Văn năm 2020 Đắk Nông
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục, 2008)
Câu 1. Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào? Tên tác giả của bài thơ?
Câu 2. Em hiểu ý nghĩa của từ trung hiếu như thế nào?
Câu 3. Nhà thơ bày tỏ tâm trạng lưu luyến khi sắp phải trở về miền Nam ra sao?
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Văn Đắk Nông năm 2020
Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Ngữ Văn năm 2019 Đắk Nông
I. ĐỌC - HIỂU (4.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Xem chi tiết đề thi và đáp án tại link: Đáp án đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2019 Đắk Nông
Trên đây là toàn bộ nội dung của đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn 2023 và các năm trước của tỉnh Đắk Nông, kèm một số thông tin về kỳ thi vào lớp 10 được chúng tôi chia sẻ nhằm giúp các em nắm được các thông tin về kỳ thi này.
Mong rằng những tài liệu của chúng tôi sẽ là người đồng hành giúp các bạn hoàn thành tốt bài thi của mình.