Trang chủ

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chung chuyên Lam Sơn 2024

Xuất bản: 22/05/2024 - Tác giả:

Đáp án đề thi vào lớp 10 môn Văn chung chuyên Lam Sơn 2024 với lời giải tham khảo giúp các em tự đánh giá kết quả tạm thời mà mình có thể đạt được.

Cập nhật Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn văn chung dành cho tất cả các thí sinh tham gia tuyển sinh lớp 10 chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hoá năm học 2024 - 2025 nhanh nhất cùng đáp án chi tiết. Mời các bạn xem ngay dưới đây.

Đề thi vào lớp 10 môn Văn chung chuyên Lam Sơn 2024

Đề thi

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Bài phóng sự lịch sử bằng ảnh của tờ L'Express đã được khép lại ở năm 2003 với hình ảnh trái đất hiện ra đẹp lạ lùng. Đây là một hình ảnh đã có được bằng sự kết hợp bảy nghìn bức ảnh chụp từ vệ tinh do tổ chức quan sát hành tinh “Planet Observer MSAT" đã xây dựng nên. Và ở đây nó được đặt tên thánh là “Terra Cogpita”, với một lời bình dưới bức ảnh cũng rất thú vị: Bất chấp mọi biến động lịch sử, trái đất của chúng ta vẫn đang quay.

Thì đúng là nó vẫn đang quay, cũng như nhân loại vẫn đang bám víu vào nó mà sống và vẫn đang không ngừng vất vả trên hành trình đi tìm cho mình một tiếng nói chung. Một tiếng nói chung cho toàn nhân loại, nó chỉ có thể là tiếng nói của chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Một đời sống giàu tinh thần nhân đạo vẫn đang còn là nỗi khát khao của loài người. Đó cũng là lí do giải thích vì sao Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế đã ra đời tại Thụy Sĩ (...) có sức sống dẻo dai và quy mô hoạt động ngày càng lớn. Chừng nào thế gian này còn lắm âm mưu lừa gạt, lắm tham vọng cay nghiệt, lắm đói nghèo tăm tối, lắm xô đây đâm chém thì tiếng nói nhân đạo, những hành vi, tư tưởng nhân đạo vẫn là cái có bao nhiêu cũng là còn thiếu trong đời sống con người. Nó chẳng khác nào nước lã đối với muôn loài vậy.

(Trích Tản mạn trước đèn - Đỗ Chu, in trong Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh - Đỗ Chu - Phạm Tiến Duật - Hữu Thỉnh, NXB Văn học, 2017, tr. 425)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm). Chỉ ra thành phần tình thái trong câu văn: Một tiếng nói chung cho toàn nhân loại, nó chỉ có thể là tiếng nói của chủ nghĩa nhân đạo cao cả.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo đoạn trích, nỗi khát khao của loài người là gì?

Câu 3 (1,0 điểm). Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ liệt kê được sử dụng trong câu văn: Chừng nào thế gian này còn lắm âm mưu lừa gặt, lắm tham vọng cay nghiệt, làm đói nghèo tăm tối, lắm xô đẩy đâm chém thì tiếng nói nhân đạo, những hành vi, tư tưởng nhân đạo vẫn là cái có bao nhiêu cũng là còn thiếu trong đời sống con người.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ hình ảnh trái đất hiện ra đẹp lạ lùng và sức sống dẻo dai, quy mô hoạt động ngày càng lớn của Tổ chức Chữ thập đỏ Quốc tế, em hãy nêu việc cần làm để thế giới đẹp hơn.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Đồng chí, nhà thơ Chính Hữu viết:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vùng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo,

(Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 128-129)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn trong đoạn thơ.

Đáp án tham khảo 

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1.

Thành phần tình thái: "chỉ"

Câu 2.

Khát khao của loài người: Một đời sống giàu tinh thần nhân đạo.

Câu 3.

- Biện pháp liệt kê: lắm âm mưu lừa gạt, lắm tham vọng cay nghiệt, lắm đói nghèo tăm tối, lắm xô đẩy đảm chém.

- Tác dụng của biện pháp liệt kê:

+ Việc liệt kê cho ta thấy rõ hiện thực còn tồn tại những điều đi với chủ nghĩa nhân đạo.

+ Qua đó tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của chủ nghĩa nhân đạo trong đời sống con người.

Câu 4.

Gợi ý:

- Lan tỏa những điều tốt đẹp đến mọi người.

- Chung tay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.

II. LÀM VĂN

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề: Sự cần thiết của việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

2. Bàn luận:

- Giải thích: Lan tỏa giá trị tốt là những hành động, việc làm đưa những giá trị tốt đẹp đến với tất cả người trong xã hội.

- Sự cần thiết của việc lan tỏa những giá trị tốt đẹp:

+ Lan tỏa giá trị tốt đẹp mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân mỗi người và làm cho xã hội trở nên tươi đẹp hơn.

+ Lan tỏa giá trị tốt đẹp có thể cải thiện mối quan hệ giữa con người và con người, tạo ra một môi trường xã hội đáng sống hơn, nơi mọi người đồng cảm và chia sẻ với nhau, góp phần vào sự phát triển lành mạnh của xã hội.

+ Lan tỏa giá trị tốt đẹp không chỉ mang lại sự kính trọng và lòng biết ơn từ những người nhận được giá trị tốt đẹp, mà còn tạo ra một sự hỗ trợ dự phòng khi chúng ta cần sự giúp đỡ trong tương lai.

HS lấy dẫn chứng minh họa phù hợp.

- Tuy nhiên, xã hội vẫn tồn tại những người ích kỷ, tự ái, chỉ quan tâm đến lợi ích riêng mà bỏ qua cảm xúc của người khác, cũng như những người vô cảm với nỗi đau của đồng loại. Những người này cần tự thấu hiểu và xem xét lại bản thân.

3. Liên hệ bản thân và tổng kết vấn đề.

Câu 2.

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Chính Hữu.

- Giới thiệu tác phẩm Đồng chí.

- Nêu vấn đề nghị luận: Vẻ đẹp của tình đồng chí.

2. Thân bài:

a, Vẻ đẹp của sự cảm thông, chia sẻ sâu sắc những tâm tư thầm kín

- Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình của nhau, thấu hiểu nỗi lòng riêng tư của người bạn lính, chia sẻ niềm thương nhớ, nặng lòng với quê hương bạn

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

- Hiểu được sự hy sinh thầm lặng, sự nhớ thương mong ngóng của những người ở hậu phương

+ Hình ảnh hoán dụ giếng nước, gốc đa gợi lên hình ảnh về quê hương, người thân nơi hậu phương của người lính

+ Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, nỗi nhớ nhà, cùng nhau vượt lên nỗi nhớ đó để chiến đấu

b, Vẻ đẹp của việc đồng cam cộng khổ với hoàn cảnh chiến đấu ác liệt, đau thương

- Họ chia sẻ những gian lao, khổ cực, thiếu thốn trong cuộc đời người lính “ Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”, “áo rách vai”, “chân không giày”

- Họ cùng nhau trải qua khó khăn, khắc nghiệt trong chiến đấu

+ Tác giả xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau, bao giờ người lính cũng nhìn bạn nói về bạn trước khi nói tới mình

+ Cách nói thể hiện nét đẹp thương người như thể thương thân, trọng người hơn mình

+ Tình đồng chí, tri kỉ đã giúp họ vượt lên trên buốt giá

- Họ quên mình để động viên nhau, cùng nhau vượt lên trên buốt giá và những bàn tay động viên, truyền cho nhau hơi ấm

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

- Yêu thương nhau bằng cả tấm lòng chân thành sâu nặng với những cử chỉ nghĩa tình

- Họ cùng nhau vượt qua mọi gian khổ với tinh thần lạc quan, sức mạnh của tình đồng đội “miệng cười buốt giá”

→ Sức mạnh của tình đồng chí được thể hiện trong khó khăn gian khổ

c, Biểu tượng cao đẹp về tình đồng chí

- Tình đồng chí được tôi luyện khi họ cùng nhau sát cánh thực hiện nhiệm vụ- đánh giặc

- Chính ở nơi thử thách, ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết gần kề tình đồng chí thực sự thiêng liêng cao đẹp

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Trên nền khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng khắc nghiệt,những người lính với tư thế chủ động “chờ” giặc thật hào hùng

- Hai câu thơ cuối đối nhau thật chỉnh khi ca ngợi tình đồng chí giúp người lính vượt lên tất cả khó khăn, khắc nghiệt của thời tiết

- Hình ảnh đầu súng trăng treo bất ngời, là điểm nhấn làm sáng bừng bài thơ: đây là sự kết hợp giữa chất hiện thực và lãng mạn

+ Nghĩa tả thực: người lính cầm súng hướng lên trời, người lính như thấy trăng treo lơ lửng nơi họng súng

+ Ý nghĩa biểu tượng: súng biểu tượng cho đấu tranh khó khăn nguy hiểm,- đây là hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trăng là biểu tượng thanh mát, yên bình

- Hình ảnh này kết hợp, cô đọng vẻ đẹp tâm hồn người lính với sự tỏa sáng vẻ đẹp của tình đồng chí, khiến người lính ngay cả trong hiểm nguy vẫn bình thản, lãng mạn.

d. Nhận xét tác dụng của sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn 

- Kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp lãng mạn giúp Chính Hữu vừa làm nổi bật những khó khăn, gian khổ trong những năm tháng kháng chiến, vừa cho thấy tinh thần lạc quan, vẻ đẹp  tâm hồn của người lính – luôn tin tưởng vào tương lai tươi sáng, vào hòa bình của đất nước.

- Chính Hữu vẽ ra hiện thực, không lãng mạn hóa hiện thực nhưng từ nét vẽ ấy cũng không hiện lên sự bi thương, mà từ hiện thực đó làm bừng sáng lòng yêu nước, tỉnh đồng chí, đồng đội của những người chiến sĩ.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận.

Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn chuyên Lam Sơn 2023

Đề thi và đáp án môn Văn kỳ thi vào lớp 10 năm 2023 tại trường THPT Chuyên Lam Sơn tỉnh Thanh Hóa sẽ được Đọc Tài Liệu cập nhật ngay khi môn thi kết thúc.

Chi tiết đề thi như sau:

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Muốn yêu thương tích cực với thế giới và đời sống này, trước hết ta phải thương yêu chính mình. Nếu mình không yêu thương quý mến chính mình thì làm sao mình có thể yêu thương quý mến người khác được?

[...] Tất cả các tôn giáo đều nâng niu tôn trọng đời sống con người. Trong các tôn giáo thuộc truyền thống Moses (Do thái giáo, Thiên chúa giáo, và Hồi giáo), con người được thượng đế tạo ra theo hình ảnh của ngài. Trong Phật giáo, “được làm người khó như một con rùa chột mắt, cứ mỗi trăm năm mới ngóc đầu lên khỏi mặt biển một lần, và tìm cách chui đầu vào lỗ nhỏ của một khúc gỗ trôi lềnh bềnh trên mặt nước, bị gió Ðông, gió Tây, gió Nam, gió Bắc thổi trôi dạt hết phương này đến phương khác.”

Được làm người là một vinh dự khó có như vậy, được làm chính mình lại là một vinh dự càng hiếm có hơn. Vậy thì sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình? Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình? Tại sao mình lại chẳng yêu thương chính mình?

Ta không thể yêu thương và quý trọng người khác nếu ta không yêu thương và quý trọng chính mình. Muốn yêu người khác, ta phải yêu ta trước.

(Trích Yêu mình, Trần Đình Hoành, Tư duy tích cực thay đổi cuộc sống, NXB Phụ nữ, 2021, tr.10-11)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm). Trong đoạn trích, khi bàn về sự nâng niu, tôn trọng đời sống con người, tác giả đã nhắc đến những tôn giáo nào?

Câu 3 (1,0 điểm) Phân tích hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong đoạn văn: Được làm người là một vinh dự khó có như vậy, được làm chính mình lại là một vinh dự càng hiếm có hơn. Vậy thì sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình? Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình? Tại sao mình lại chẳng yêu thương chính mình?

Câu 4 (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Được làm chính mình là một vinh dự hiếm có không? Vì sao?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (7,0 điểm)

CÂu 1 (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về sự cần thiết phải yêu thương chính mình.

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ Thanh Hải viết:

Ta làm con chim hót

Ta làm một cành hoa

Ta nhập vào hoà ca

Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát

Câu Nam ai, Nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế...

(Trích Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr.56)

Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về lẽ sống của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ.

Hết.

Đáp án đề Văn chung tuyển sinh lớp 10 chuyên Lam Sơn 2023

(Đáp án dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, Đọc tài liệu sẽ cập nhật chi tiết đáp án và thang điểm chính thức khi trường công bố)!

I. ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

Câu 2:

Trong đoạn trích, khi bàn về sự nâng niu, tôn trọng đời sống con người, tác giả đã nhắc đến những tôn giáo sau: Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo, Phật giáo.

Câu 3:

- Câu hỏi tu từ:

+ Vậy tại sao mình lại chẳng vui mừng về chính mình?

+ Tại sao mình lại chẳng vui mừng về đời sống của mình?

+ Tại sao mình lại chẳng thương chính mình?

- Hiệu quả nghệ thuật của các câu hỏi tu từ trong đoạn văn

+ Nhấn mạnh sự cần thiết của việc sống là phải biết yêu thương chính mình, phải biết trân quý sinh mạng và cố gắng sống là chính mình.

+ Tạo nhịp điệu câu văn.

+ Câu hỏi tu từ giúp tạo ra những khoảng lặng để người đọc cùng suy ngẫm.

Câu 4:

Học sinh tự đưa ra quan điểm của mình, có lý giải.

Gợi ý: Đồng tình

- Sống là chính mình là một vinh dự hiếm có bởi:

+ Trong cuộc sống không phải ai cũng được sống là chính mình, ta phải mang lên mình biết bao mặt nạ để làm hài lòng những người xung quanh.

+ Khi là chính mình con người mới khẳng định được giá trị của bản thân.

+ Sống là chính mình giúp ta thỏa sức tỏa sáng, thể hiện bản thân.

+ Là chính mình khiến cuộc sống thực sự có ý nghĩa hơn.

...

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1. 

a. Nêu vấn đề nghị luận: Sự cần thiết phải yêu thương chính mình.

b. Bàn luận vấn đề:

* Giải thích: Yêu thương chính mình là việc con người hiểu và trân trọng những giá trị của bản thân mình. Từ đó có thái độ nâng niu bản thân.

* Sự cần thiết của việc yêu thương chính bản thân mình:

- Yêu thương chính bản thân là một cách con người nhận ra giá trị bản thân, từ đó nỗ lực, phấn đấu hoàn thiện, nâng cao, phát triển bản thân.

- Yêu thương chính bản thân là một cách trau dồi lòng trắc ẩn bởi chỉ khi bạn biết trân trọng và yêu thương mình thì mới có thể yêu thương đến người khác.

- Yêu thương mình khiến con người sống chủ động hơn, luôn được là chính mình, từ đó cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.

- Yêu thương bản thân tạo thái độ sống tích cực.

* Bản luận mở rộng:

- Phê phán thái độ sống tiêu cực, có hành vi ngược đãi bản thân.

- Cần phân biệt giữa yêu thương bản thân và nuông chiều, dung túng cho bản thân.

* Liên hệ bản thân.

Học sinh tự lấy dẫn chứng phù hợp.

c. Tổng kết vấn đề.

Câu 2:

>>> cảm nhận của em về 3 khổ cuối trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

1. Mở bài:

- Giới thiệu chung về tác giả Thanh Hải và tác phẩm Mùa xuân nho nhỏ.

- Giới thiệu 3 khổ thơ cần phân tích.

2. Thân bài

2.1 Khát vọng, lí tưởng sống cao đẹp của nhà thơ

- Mùa xuân đất nước đã khơi dậy trong lòng nhà thơ những khát vọng sống cao quý:

“Ta làm con chim hót

Ta làm một nhành hoa

Ta nhập vào hòa ca

Một nốt trầm xao xuyến”

+ Điệp từ “ta làm”, lặp cấu trúc, liệt kê → giúp tác giả bày tỏ ước nguyện được hiến dâng cuộc đời mình cho quê hương, xứ sở.

+ Các hình ảnh “con chim hót” “một cành hoa” “nốt nhạc trầm”: giản dị, tự nhiên mà đẹp, thể hiện ước nguyện khiêm nhường mà đáng quý.

+ Có sự ứng đối với các hình ảnh ở đầu bài thơ → lí tưởng cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên, tất yếu; gợi liên tưởng đến mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng, giữa con người – đất nước.

Tấm lòng thiết tha được hòa nhập, được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước.

Khát vọng sống đẹp được nâng lên thành lí tưởng sống cao cả”

“Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời

Dù là tuổi hai mươi

Dù là khi tóc bạc”

+ “Mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho những gì đẹp nhất, tinh túy nhất của cuộc đời con người để góp phần làm nên mùa xuân của đất nước. Là cách nói khiêm nhường, giản dị, gợi một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một nhân cách đẹp “lặng lẽ dâng cho đời”.

+ Điệp từ “dù là” + hình ảnh tương phản “tuổi hai mươi” - “khi tóc bạc” khẳng định sự tồn tại bền vững của những khát vọng và lí tưởng sống ấy. Cả cuộc đời mình ông vẫn muốn chắt chiu những gì tốt đẹp nhất để hiến dâng cho đời.

=> Khổ thơ là lời tổng kết của nhà thơ về cuộc đời mình. Cho đến tận cuối đời ông vẫn khát khao cống hiến cho đất nước.

- Bài thơ khép lại trong giai điệu của khúc ca xuân xứ Huế:

“Mùa xuân ta xin hát

Câu nam ai nam bình

Nước non ngàn dặm mình

Nước non ngàn dặm tình

Nhịp phách tiền đất Huế”

+ Khúc Nam ai buồn thương da diết, khúc Nam bình êm ái, dịu ngọt: gợi con đường nhiều gian khổ, hi sinh mà đất nước đã đi qua; gợi mùa xuân hiện tại với cuộc sống thanh bình, no ấm.

+ Nhịp phách tiền rộn ràng trải khắp nước non ngàn dặm là giai điệu của một cuộc sống mới, sức sống mới.

→ Tình yêu đất nước, yêu cuộc đời đã giúp tâm hồn Thanh Hải bay lên với những khát vọng sống cao đẹp.

* Nhận xét lẽ sống trong đoạn thơ.

- Lẽ sống cống hiến cao đẹp cho đất nước.

- Mỗi cá nhân cần có ý thức, trách nhiệm trong việc cống hiến để xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. Kết bài: Nêu cảm nhận sâu sắc của em về 3 khổ thơ.

Xem thêm thông tin:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM