Trang chủ

Đáp án đề thi Sử vào lớp 10 chuyên Bắc Ninh năm 2018

Xuất bản: 04/06/2018 - Tác giả:

Cập nhật đề thi chính thức và đáp án tham khảo môn Sử thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Bắc Ninh năm học 2018 - 2019.

Đề thi chính thức

UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
NĂM HỌC 2018 - 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 01 trang)
Môn thi: Lịch sử (dành cho thí sinh chuyên Lịch sử)
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm):

Trình bày nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam. Nêu những chính sách của chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh để khẳng định đây là hình thức chính quyền nhà nước kiểu mới.

Câu 2 (3,0 điểm):

"... Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải phân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa!

Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ..."

(Trích “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" - Chủ tịch Hồ Chí Minh)

Bằng những sự kiện lịch sử Việt Nam giai đoạn 1945 - 1946, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.

Câu 3 (2,0 điểm):

Hoàn thành bảng so sánh những điểm khác nhau giữa chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) theo mẫu:

Nội dungChiến dịch Điện Biên Phủ (1954)Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)
Mục tiêu
Địa bàn
Phương châm tác chiến
Ý nghĩa

Câu 4 (3,0 điểm):

Nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển "thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản, trong những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển đó.

------------------ Hết ------------------

Đáp án:

Câu 1.

a. Nguyên nhân bùng nổ phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam.

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho nền kinh tế Việt Nam tiêu điều, xơ xác, đời sống của nhân dân lao động hết sức cơ cực.

- Từ sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái thực dân Pháp thi hành chính sách “khủng bố trắng” hòng dập tắt phong trào cách mạng.

- Mâu thuẫn xã hội gay gắt (dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến).

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước ta đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp và phong kiến tay sai, giành độc lập tự do.

- Ảnh hưởng của phong trào cách mạng quốc tế đối với Việt Nam.

=>Trong các nguyên nhân trên, nguyên nhân Đảng ra đời và lãnh đạo là nguyên nhân cơ bản và quyết định nhất là chủ yếu và quyết định nhất. Bởi vì, nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì mâu thuẫn lúc đó nhiều nhất cùng chỉ dẫn đến những cuộc đấu tranh nhỏ, lẻ tẻ, tự phát, không thể trở thành một cao trào tự giác (1930 - 1931).

b. Chứng minh chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh là hình thức chính quyền nhà nước mới mới:

* Hoàn cảnh:

- Trong các tháng 9 và 10 – 1930, trước khí thế cách mạng của quần chúng, bộ máy chính quyền địch ở nhiều nơi tan rã. Dưới sự lãnh đạo của các chi bộ đảng, Ban Chấp hành Nông hội ở thôn, xã đứng ra quản lý mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn, thực hiện chuyên chính với kẻ thù, dân chủ với quần chúng lao động, làm chức năng, nhiệm vụ của một chính quyền nhà nước dưới hình thức các uỷ ban tự quản theo kiểu Xô viết.

- Tại Nghệ An, Xô viết ra đời tháng 9/1930. Ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đầu năm 1931.

* Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:

- Về chính trị: thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân. Quần chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.

- Về kinh tế: chia ruộng đất công, tiền lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế vô lý, chú trọng đắp đê phòng lụt, tu sửa cầu cống, đường giao thông, tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.

- Về văn hóa - xã hội: mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới...

* Nhận xét:

- Xô Viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.

- Các Xô viết được thành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ bản chất ưu việt của chính quyền kiểu mới.

Câu 2. (3,0 điểm)

a. Nhận định trên thể hiện hai luận điểm:

- Luận điểm 1: Dã tâm và hành động của Pháp từ sau Cách mạng tháng Tám đến thời điểm trước khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ (19-12-1946).

- Luận điểm 2: Sự nhân nhượng của Đảng, Chính phủ và nhân ta đối với Pháp và quyết tâm kháng chiến chống Pháp bảo vệ độc lập dân tộc.

b. Chứng minh:

- Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời nhưng cách mạng lại đứng trước muôn vàn khó khăn, thử thách như “ngàn cân treo sợi tóc”, đặc biệt là giặc ngoại xâm.

- Ngày 23-9-1945, thực dân Pháp núp dưới bóng quân Anh vào giải giáp quân Nhật đã nổ súng đánh ta Nam Bộ.

- Chủ tịch Hồ Chí Minh một mặt kêu gọi nhân dân kháng chiến, mặt khác đàm phán với Pháp để kéo dài thời gian hòa bình.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Xanh-tơ-ni bản Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946).

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Chính phủ Pháp Tạm ước (14-9-1946).

=>Vì khát khao hòa bình, dân tộc Việt Nam đù không muốn nhưng đã phải nhân nhượng.

- Nhưng dã tâm của thực dân Pháp là thống trị Việt Nam nên Pháp đã bội ước:

+ Pháp tiến công các phòng tuyến của ta ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.

+ Tháng 11/1946, Pháp khiêu khích ta ở Hải Phòng, Lạng Sơn.

+ Ở Hà Nội, Pháp nổ súng, đốt nhà Thông tin, chiếm đóng Bộ tài chính, tàn sát đẫm máu ở phố hàng Bún, Yên Ninh.

+ Đỉnh cao là ngày 18/12/1946, Pháp gửi tối hậu thư đòi ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu để Pháp giữ gìn trật tự ở Hà Nội, nếu không, chậm nhất sáng 20/12/1946, Pháp sẽ chuyển sang hành động.

- Ngay tối ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Trung ương Đảng và Chính phủ ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”. Nêu cao quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta: “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

c. Nhận xét:

Nhận định trên cho thấy mối quan hệ biện chứng của chủ trương vừa hòa hoãn, nhân nhượng nhưng cũng kiên quyết chiến đấu để bảo vệ nền độc lập và hòa bình mới giành được của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh, khơi dậy được tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, niềm tin, ý chí, quyết tâm chiến đấu chống thực dân Pháp, giữ độc lập dân tộc của mọi thế hệ người dân Việt Nam.

Câu 3.(2,0 điểm) 

Câu 4. (3,0 điểm)

a. Sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX:

- Về thời gian: kinh tế Nhật Bản phát triển thần kì trong giai đoạn từ năm 1960 đến năm 1973.

- Về biểu hiện:

+ Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến năm 1969 là 10,8%; từ năm 1970 đến năm 1973 tuy có giảm đi nhưng vẫn đạt bình quân 7,8%, cao hơn rất nhiều so với các nước phát triển khác.

+ Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên Bang Đức, Italia và Canada vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).

+ Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng Mĩ và Tây Âu).

b. Nguyên nhân đưa đến sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản:

- Con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu đồng thời là “công nghệ cao nhất”.

- Vai trò lãnh đạo, quản lý của nhà nước có hiệu quả.

- Chế độ làm việc suốt đời, chế độ lương theo thâm niên và chủ nghĩa nghiệp đoàn xí nghiệp là “ba kho báu thiêng liêng” làm cho các công ty Nhật có sức mạnh và tính cạnh tranh cao.

- Các công ty Nhật năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt và có sức cạnh tranh cao.

- Áp dụng thành công những thành tựu Khoa học

- Kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.

- Chi phí quốc phòng thấp (Hiến pháp quy định không vượt quá 1% GDP) nên có điều kiện tập trung đầu tư vốn cho kinh tế.

- Tận dụng tốt yếu tố bên ngoài để phát triển viện trợ Mỹ, chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam...)

---- HẾT ----

Nếu không thấy đáp án, bạn hãy click vào link này nhé:  

https://doctailieu.com/dap-an-de-thi-su-vao-lop-10-chuyen-bac-ninh-nam-2018

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM