Đọc Tài Liệu xin gửi tới các em học sinh lớp 9 đề thi học kì 1 Ngữ văn của quận Nam Từ Liêm năm 2020 vừa diễn ra. Đây chắc chắn là một trong những tài liệu giúp các em ôn luyện các dạng câu hỏi sẽ ra trong đề thi cuối học kì tốt nhất.
Thời gian làm bài là 90 phút, cùng Đọc tài liệu thử sức nhé:
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 huyện Ninh Giang 2021
Phần I: Đọc - Hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa,
Sóng đã cài then đêm sập cửa.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
(SGK Ngữ Văn 9, NXBGD - Tập 1)
Câu 1. (1 điểm) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ?
Câu 2. (1 điểm) Nội dung của khổ thơ trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong khổ thơ.
Câu 3. (1 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu thơ đầu đoạn.
Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn nghị luận bàn về vai trò của lao động trong cuộc sống.
Câu 2. (5,0 điểm) Kể về một người tạo động lực khiến em thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn
Đáp án đề thi học kì 1 môn Ngữ văn 9 Ninh Giang 2021
Câu 1
- Bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá.
- Tác giả: Huy Cận
- Hoàn cảnh sáng tác: Là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà thơ ở vùng Quảng Ninh năm 1958, sau đưa vào tập “Trời mỗi ngày lại sáng”.
Câu 2.
- Nội dung: Khổ thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
(Học sinh cũng có thể nêu cụ thể hơn)
- Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm
Câu 3. Biện pháp tu từ so sánh: “Mặt trời xuống biển”được so sánh với hình ảnh “hòn lửa”.
- Biện pháp nhân hóa: “Mặt trời” xuống biển.
- Tác dụng: Biện pháp so sánh và nhân hóa đã giúp hình ảnh “mặt trời” hiện lên sinh động, gợi cảm, gần gũi vừa ấm áp, rực đỏ, vừa có khuôn hình tròn trịa,vừa gần gũi, thân quen với người lao động.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1. Suy nghĩ về vai trò của lao động trong cuộc sống.
Yêu cầu: Đảm bảo thể thức của đoạn văn: có mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn
- Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của lao động trong cuộc sống.
- Nội dung: Bài làm cần đạt một số yêu cầu sau:
*Mở đoạn: Nêu được vấn đề cần bàn bạc, khẳng định vai trò to lớn của lao động trong đời sống.
*Thân đoạn: HS có thể có nhiều ý kiến, sau đây là một số gợi ý mà các em có thể triển khai:
- Lao động chính là động lực phát triển của xã hội, là nguồn gốc của sự sáng tạo.
- Lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần, giúp con người nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội…
- Lao động là trường học thực tế, giúp con người hoàn thiện về nhân cách, kĩ năng, năng lực, các phẩm chất sẽ được hình thành, phát triển và hoàn thiện (lấy dẫn chứng cụ thể).
- Lao động là vinh quang: khẳng định được vị trí, giá trị của mình trong cuộc sống, được tôn trọng, ca ngợi… (lấy dẫn chứng)
*Kết đoạn: Nhấn mạnh lại vai trò to lớn của lao động, nêu bài học nhận thức và hành động ngắn gọn.
Câu 2.
*Yêu cầu chung: Học sinh biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, nghị luận để tạo lập văn bản; biết vận dụng các hình thức ngôn ngữ nhân vật vào bài làm.Bài viết phải có bố cục đầy đủ rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả,từ ngữ, ngữ pháp.
*Yêu cầu cụ thể:
- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự
- Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề, dẫn dắt vấn đề
Thân bài: Bàn luận và phân tích vấn đề
- Động lực là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người. Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích.
- Người tạo động lực chính là những người không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn để nâng đỡ, mang lại niềm tin, niềm hy vọng và truyền cảm hứng tới những người xung quanh.
- Giới thiệu một người tạo động lực khiến em thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn.
+ Đối tượng em kể là ai? Khái quát chung về đối tượng.
+ Trình bày quá trình người đó đã tạo động lực gì khiến em thay đổi bản thân? (Hành động, lý do, ý nghĩa)...
Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân, rút ra bài học.
Minh họa:
Đối với mọi người, người tạo động lực có thể là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú, hay người hùng nào đó trong đời thường,… Nhưng đối với tôi người tạo động lực cho tôi, chính là mẹ. Mẹ là người đã cho tôi sự sống, đã chăm sóc, nuôi nấng tôi từng ngày. Mẹ tôi là một người phụ nữ tảo tần, vất vả, chịu thương chịu khó, nhưng lại rất yêu thương con. Dù mẹ có vất vả ra sao, những vẫn luôn cố gắng dành cho tôi những điều tốt đẹp nhất. Mẹ là một người mẹ cao cả, mang đến cho tôi hạnh phúc, tình thương yêu vô bờ bến. Mẹ còn dạy tôi biết cách mang trong mình những khát khao cháy bỏng để khôn lớn, để thành tài, để có thể phịu dưỡng mẹ lúc về già. Tôi chỉ muốn nói với mẹ rằng: “Mẹ đã khổ cả đời rồi bây giờ con khôn lớn hãy để con gánh vác mọi thứ”. Hãy sống thật tốt và ý nghĩa, có thể trong tương lai chúng ta sẽ là những người tạo động lực cho người khác, mang lại những điều tốt đẹp cho họ.
Hết
Trên đây là đáp án đề thi học kì 1 Ngữ văn 9 huyện Ninh Giang năm 2021/2022 do Đọc tài liệu thực hiện, mong rằng với nội dung này sẽ giúp các em ôn tập kiến thức thi cuối kì 1 tốt hơn.