Trang chủ

Đáp án đề KSCL môn Văn lớp 9 năm 2023 quận Ba Đình

Xuất bản: 22/05/2023 - Tác giả:

Đáp án đề KSCL môn Văn lớp 9 năm 2023 quận Ba Đình dành cho các em dự thi tuyển sinh lớp 10 năm nay ôn tập và tự đánh giá kết quả mình đạt được.

Chào các em học sinh lớp 9! Đọc tài liệu tổng hợp lại đáp án đề thi thử khảo sát chất lượng lớp 9 môn Ngữ văn năm học 2022 - 2023 của Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội. Bài thi gồm 2 phần và mỗi phần có 3 - 4 câu hỏi với thang điểm tối đa là 10 điểm. Các em cần chú ý đọc kỹ các câu hỏi và suy nghĩ trước khi trả lời để đạt được kết quả tốt nhất có thể.

Chi tiết đề thi thử tuyển sinh lớp 10 này như sau:

Đề thi thử vào lớp 10 môn Văn 2023 Quận Ba Đình

PHẦN I (6,5 điểm)

Nhà thơ Tố Hữu đã mở đầu một bài thơ của mình bằng tiếng chim tu hú quen thuộc, báo hiệu mùa hè:

Khi con tu hú gọi bầy

(Theo Ngữ văn 8, tập II, NXB Giáo Dục, năm 2010) 

Câu 1 (1,0 điểm):  m thanh ấy cũng xuất hiện nhiều lần trong một bài thơ của Bằng Việt. Đó la bai thơ nao? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Trong bài thơ em vừa xác định

a. Chỉ ra thán từ gọi đáp trong một câu thơ viết về tiếng chim tu hú.

b. Sự xuất hiện nhiều lần của tiếng tu hú có ý nghĩa gì?

Câu 3 (3,5 điểm): Ở bài thơ của Bằng Việt, có một kỉ niệm về người bà trong hồi ức ma cháu chẳng bao giờ quên được giữa những năm chiến tranh gian khổ, ác liệt:

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi

Bằng một đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày theo cách lập luận diễn dịch, làm rõ vẻ đẹp của ba trong hồi ức ấy, trong đoạn sử dụng hợp lí câu bị động và phép nối để liên kết câu (chỉ rõ những yếu tố tiếng Việt đã sử dụng).

Câu 4 (1,0 điểm): Cụm từ “cháy tàn cháy rụi” gợi cho em liên tưởng đến chi tiết nào trong một văn bản đã học ở chương trình Ngữ văn 9? Nêu rõ tên văn bản và tác giả.

PHẦN II (3,5 điểm)

Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“…hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

là tiếng xe về mỗi chiều của bố

cả nhà quây quần trong căn phòng nhỏ

chị xới cơm đầy bắt phải ăn no

hạnh phúc là khi đêm về không có tiếng mẹ ho

là ngọn đèn soi tương lai em sáng

là điểm 10 mỗi khi lên bảng

là ánh mắt một người lạ như quen

hạnh phúc là khi mình có một cái tên …”

(Trích “Hạnh phúc” - Thanh Huyền)

Câu 1 (0,5 điểm): Ghi lại dòng thơ khái quát nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 2 (1,0 điểm): Xác định và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 3 (2,0 điểm): Tác giả Thanh Huyền đã chia sẻ quan điểm về hạnh phúc. Còn với em, như thế nào là hạnh phúc? Hãy trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi.

Hết

Các em cũng có thể tải file tài liệu về máy để xem sau! (File đính kèm bên dưới)

Đáp án đề thi thử vào 10 môn Văn 2023 Quận Ba Đình

PHẦN I

Câu 1.

- Bài thơ: Bếp lửa

- Mạch cảm xúc: khơi nguồn - hình ảnh bếp lửa

+ từ quá khứ đến hiện tại

+ từ hồi tưởng đến suy ngẫm

Câu 2.

a. Thán từ gọi đáp: ơi

b. Ý nghĩa của tiếng chim tu hú:

+ Gợi khung cảnh thanh bình, yên ả nơi làng quê.

+ Gợi tình cảnh vắng vẻ, côi cút và sự hoài niệm, nhớ mong của hai bà cháu.

Câu 3.

* Hình thức:

- Đoạn văn diễn dịch, 12 câu (+/- 2 câu)

- Mạch ý rõ ràng, biết cách phân tích ngữ liệu trong văn bản, liên kết chặt chẽ.

* Tiếng Việt: sử dụng hợp lí và chú thích rõ:

- Câu bị động

- Phép nối

* Nội dung:

- Mở đoạn: giới thiệu tác giả, tác phẩm, phạm vị và vấn đề

- Thân đoạn: HS linh hoạt trong việc lựa chọn, khai thác từ ngữ, hình ảnh, BPTT, giọng điệu, ngôn ngữ thơ... trong khổ thơ thứ tư và chủ động lựa chọn mạch ý để làm rõ vẻ đẹp của người ba.

Cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

+ Bối cảnh của cuộc chiến tranh gian khổ, ác liệt.

+ Phẩm chất kiên cường và niềm tin vào ngày mai “bình yên”.

+ Vẻ đẹp của tấm lòng vị tha, giàu đức hi sinh của ba.

- Kết đoạn: khái quát nghệ thuật đặc sắc của khổ thơ.

Câu 4.

- Chi tiết: ông Hai khoe sự việc Tây đốt làng, đốt nhà, đốt nhẵn.

- Văn bản: Làng

- Tác giả: Kim Lân

PHẦN II

Câu 1. 

- Dòng thơ: hạnh phúc bình thường và giản dị lắm

Câu 2. Học sinh cần xác định chính xác một trong số các BPTT: liệt kê, điệp ngữ...

- Gọi tên

- Chỉ ra dấu hiệu

- Tác dụng: nhấn mạnh...

Câu 3. NLXH

- HS thực hiện được các yêu cầu:

* Hình thức:

- Đoạn văn, không quá 2/3 trang giấy thi

- Mạch ý rõ ràng, bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ, đảm bảo liên kết.

* Nội dung: HS có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng phải đảm bảo đúng đặc trưng văn NLXH (lí lẽ rõ ràng, DC đời sống, phân tích đánh giá được các mặt của vấn đề…) và làm rõ vấn đề: quan niệm về hạnh phúc.

Mạch ý tham khảo:

* Dẫn vấn đề:

* Giải thích vấn đề:

- Hạnh phúc là gì? Biểu hiện của hạnh phúc?

- Ý nghĩa của hạnh phúc trong đời sống.

* Bàn luận vấn đề:

- Lí giải được vì sao quan niệm của em lại là hạnh phúc.

+ Hs biết lấy DC đời sống và phân tích để thuyết phục cho ý kiến của mình.

- So sánh, đối chiếu với những quan niệm khác về hạnh phúc để biết cách tạo ra hạnh phúc trong cuộc sống.

* Liên hệ: bám sát ý nghĩa của vấn đề, xác định rõ:

- Nhận thức được giá trị của hạnh phúc trong đời sống.

-/-

Đừng quên tổng hợp đề thi chính thức qua các năm mà các em nhất định phải làm thử 1 lần tại nhà:

Hy vọng tài liệu sẽ giúp các các em chuẩn bị tốt cho kì thi tuyển sinh vào 10 tại Thành phố Hà Nội và đạt được thành tích cao. Đừng quên còn rất nhiều tài liêu với các mẫu đề thi thử vào 10 môn văn 2023 khác của các tỉnh thành trên cả nước nhé. Chúc các bạn thành công!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM