Trang chủ

Câu 3 trang 121 SGK Sinh học 6

Xuất bản: 09/09/2018 - Cập nhật: 05/12/2019 - Tác giả: Hiền Phạm

Câu 3 trang 121 sgk sinh 6 được giải bởi ĐọcTàiLiệu giúp bạn trả lời bài 3 sách giáo khoa trang 121 sinh học 6: đặc điểm của cây sống trong những môi trường đặc biệt

Không chỉ giúp bạn trả lời tốt câu 3 trang 121 sgk sinh 6, qua nội dung bài viết này còn giúp cho bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học sinh học 6 bài 36

Cùng tham khảo...

Câu 3 SGK trang 121 Sinh 6: đặc điểm của cây sống trong những môi trường đặc biệt

Các cây sống trong những môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ? Cho một vài ví dụ.

Trả lời câu 3 trang 121 SGK Sinh 6

Cách trả lời 1

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt:

- Cây sống ở sa mạc:

+ Xương rồng: thân mọng nước để trữ nước, lá biến thành gai để hạn chế mất nước, rễ ăn nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa và nước sương, thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng nước mưa xuống gốc.

+ Cỏ thấp: rễ rất dài và nhiều để tìm nguồn nước.

+ Cây bụi gai: lá rất nhỏ hoặc biến thành gai để hạn chế mất nước.

- Cây sống trên đầm lầy

+ Đước, sú, vẹt: (sống ở đầm lầy ven biển) rễ chống chắc chắn giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập nước; lá cây cứng, có tuyến tiết muối để loại bỏ muối thừa; cây con phát triển ngay trên cây mẹ .

+ Cây trong họ nắp ấm: có lá biến dạng thành cơ quan bắt mồi, cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây trong điều kiện sống thiếu dinh dưỡng.

Xem thêmcâu 2 trang 121 sinh 6

Cách trả lời 2

Đặc điểm của những cây sống trong điều kiện đặc biệt (sa mạc, đầm lầy...) như sau:

Cây sống trong sa mạc rất khô và nóng:

  • Các loại xương rồng đều có thân mọng nước, lá biến thành gai để hạn chế sự thoát hơi nước.
  • Các loại cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài.
  • Các cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.

Cây sống trên đầm lầy (như cây đước) có rễ chống giúp cây đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển.

Tham khảocâu 2 trang 125 sgk sinh 6

Cách trả lời 3

Cây xương rồng sống ở sa mạc thiếu nước, lá biến thành gai, thân có màu xanh do chứa nhiều lục lạp, thân mọng nước.

Cỏ lạc đà ở sa mạc có rễ đâm sâu xuống đất tới 20 – 30m, còn thân và lá bị tiêu giảm nhiều.

Cây đước có bộ rễ chống để đứng vững trên các bãi lầy ngập nước.

Cây bần, vẹt, nắm mọc ở các bãi lầy có nước cũng có nhiều rễ thở mọc ngược lên.

Trên đây là nội dung hướng dẫn trả lời câu 3 trang 121 sách giáo khoa sinh 6 để giúp các bạn cùng tham khảo. Mong rằng những tài liệu soạn sinh 6 của Đọc Tài Liệu sẽ luôn là người bạn đồng hành giúp bạn học tốt hơn môn học này.

Cám ơn! và chúc bạn luôn đạt được kết quả cao.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM