Trang chủ

Dàn ý phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Xuất bản: 18/02/2019 - Cập nhật: 04/03/2019 - Tác giả:

Tham khảo ngay dàn ý phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt dành cho các em tham khảo để có bài văn mẫu tốt nhất

Để chứng minh vẻ đẹp cũng như sự giàu có của tiếng Việt tác giả đã sử dụng rất nhiều lí lẽ và bằng chứng để chứng minh, vì vậy để phân tích tác phẩm này Đọc xin gợi ý một số đôi nét về tác giả, tác phẩm cũng như dàn ý gợi ý giúp các em tham khảo để có bài văn tốt nhất nhé!

I. Đôi nét về tác giả Đặng Thai Mai

- Đặng Thai Mai (1902-1984) quê ở làng Lương Điền, xã Thanh Xuân, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

- Ông là một nhà văn, một nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng, nhà hoạt động xã hội có uy tín.

- Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông vừa dạy học, hoạt động cách mạng, vừa sáng tác và nghiên cứu văn học

- Từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông giữ nhiều trọng trách trong bộ máy chính quyền và các cơ quan văn nghệ, đồng thời viết một số công trình nghiên cứu văn học có giá trị lớn

- Năm 1996, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

II. Đôi nét về tác phẩm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ

“Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (tên bài do người soạn sách đặt) là đoạn trích ở phần đầu của bài nghiên cứu “Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc”, in lần đầu vào năm 1967, được bổ sung và đưa vào “Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II”

2. Bố cục (2 phần)

- Phần 1 (từ đầu đến “qua các thời kì lịch sử”): Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Phần 2 (còn lại): Chứng minh sự giàu đẹp của tiếng Việt

3. Giá trị nội dung

Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc

4. Giá trị nghệ thuật

- Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận

- Lập luận chặt chẽ

- Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện

- Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu

III. Dàn ý phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của Tiếng Việt

I. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Đặng Thai Mai (những nét chính về tiểu sử, cuộc đời, các công trình nghiên cứu…)

- Giới thiệu về văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Nhận định chung về sự giàu đẹp của tiếng Việt

- Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay

+ Tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu

+ Tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử

⇒ Cách lập luận rành mạch, ngắn gọn, có sức khái quát cao, đi từ khái quát đến cụ thể

2. Biểu hiện sự giàu đẹp của tiếng Việt

a) Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp

- Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc:

+ Nhận xét của những người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta

+ Một giáo sĩ nước ngoài đã nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”

+ Gồm hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú

+ Giàu về thanh điệu, giàu ngữ âm như những âm giai trong một bản nhạc trầm bổng

b) Tiếng Việt là một thứ tiếng hay

- Thỏa mãn nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa con người với con người

- Thỏa mãn nhu cầu ngày của đời sống ngày một phức tạp về mọi mặt:

+ Dồi dào về cấu tạo từ ngữ, hình thức diễn đạt

+ Từ vựng: tăng lên qua các thời kì

+ Ngữ pháp: dần dần trở nên uyển chuyển, chính xác hơn

+ Ngữ âm: không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hóa những từ và cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng

⇒ Mối quan hệ giữa cái hay và cái đẹp của tiếng Việt: cái đẹp và cái hay có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, mật thiết với nhau tạo nên sức sống cho tiếng Việt

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

+ Nội dung: Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.

+ Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, kết hợp nhiều thao tác lập luận, chứng cứ chặt chẽ và toàn diện.

-/-

Trên đây là Dàn ý phân tích tác phẩm Sự giàu đẹp của tiếng Việt do Đọc sưu tầm được, mong rằng đây sẽ là cơ sở để các em có đầy đủ ý và dẫn chứng nhằm phân tích tác phẩm này hoàn chỉnh nhất!

Tham khảo thêm các bài văn mẫu phân tích Sự giàu đẹp của tiếng Việt nhé!

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM