Trang chủ

Dàn ý phân tích con cò của Chế Lan Viên

Xuất bản: 17/05/2019

Tham khảo dàn ý phân tích con cò của Chế Lan Viên, bài thơ ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

Dàn ý phân tích con cò của Chế Lan Viên mà Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp sẽ giúp các em định hướng những luận điểm và cách triển khai để hoàn thành bài làm của mình.

Đề bài

Phân tích bài Con cò của Chế Lan Viên

Các ý chính:

1. Phân tích ý nghĩa biểu tượng con cò

- Hình tượng con cò qua lời ru từ tuổi thơ

- Con cò gần gũi, thân thiết với đứa con qua lời ru dịu dàng, ngọt ngào

-  Hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng nhân hậu bao la của mẹ dành cho cuộc đời con

2. Nghệ thuật của bài thơ

Dàn ý phân tích bài Con cò của Chế Lan Viên

Dàn ý 1

I. Mở bài

Giới thiệu chung về tác giả Chế Lan Viên và thi phẩm Con cò

+ Chế Lan Viên là nhà thơ người Quảng Trị, ông nổi tiếng với phong trào Thơ mới bởi tập thơ để lại dấu ấn: Điêu tàn (1937)

+ Con cò là bài thơ được sáng tác 1962, được in trong tập Hoa ngày thường, chim báo bão ( 1962)

+ Khai thác hình tượng con cò trong ca dao, dân ca, lời hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru với cuộc đời con người

II. Thân bài

1. Phân tích ý nghĩa biểu tượng con cò

* Hình tượng con cò qua lời ru từ tuổi thơ

- Hình ảnh con cò ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ nông dân vất vả giàu đức hi sinh

+ Hình ảnh con cò được gợi trực tiếp từ những câu ca dao được dùng làm lời hát ru:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

+ Hình ảnh con cò gợi lên cuộc sống xưa cũ từ làng quê đến phố xá, bình dị, ít biến động

- Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ: hình ảnh con cò vất vả, lam lũ trong ca dao

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Hay:

Cái cò lặn lội bờ ao

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non

→ Hình ảnh của người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả nuôi chồng con, con cò trở thành biểu tượng của những người nông dân cực khổ, vất vả. Hình ảnh con cò đi vào thế giới tâm hồn của đứa con

* Con cò gần gũi, thân thiết với đứa con qua lời ru dịu dàng, ngọt ngào

- Từ rời ru của mẹ, con cò bước ra làm quen với đứa con thơ, rồi cò trở thành người bạn thân thiết

- Cò gắn bó với con từ lúc thơ ấu khi ở trong nôi,khi tới trường tới lúc trưởng thành:

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

Mai khôn lớn con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

→ Cò trở thành người bạn đồng hành thân thiết, cánh cò không ngừng nghỉ bay qua không gian và thời gian, bay theo từng ước mơ - khao khát của con

* Hình ảnh con cò là biểu trưng cho tấm lòng nhân hậu bao la của mẹ dành cho cuộc đời con

- Từ sự thấu hiểu tấm lòng của người mẹ, nhà thơ tự đúc kết và khái quát nội dung tình cảm

Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con

- Câu thơ chứa đầy tình yêu thương, triết lý, khẳng định tình mẫu tử bền chặt son sắc (thông qua điệp từ “dù” và “vẫn”)

- Phần cuối bài thơ trở lại với âm hưởng và lời ru đúc kết trong hình tượng

Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Chỉ với hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ mà vẫn chứa bao bài học về cuộc đời cũng như tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con sâu lắng qua âm điệu thiết tha của những lời ru.

2. Nghệ thuật của bài thơ

- Thể thơ tự do nhưng mang dáng dấp của thơ lục bát giàu cảm xúc, nhịp điệu

- Bài thơ mang âm điệu dân ca, sâu lắng, ngọt ngào như một điệu ru ấm áp

- Sự sáng tạo hình ảnh, biểu tượng gần gũi thân thuộc vẫn có khả năng hàm chứa ý nghĩa mới

III. Kết bài

Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên gợi nhắc điệu hát ru ấm áp, thân thương vận dụng sáng tạo nhịp điệu, lời ca của dân ca

- Bài thơ là sự khẳng định, ca ngợi tình mẹ con và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi người từ trung tâm hình tượng con cò được gợi ra trong những câu ca dao quen thuộc.

>> Xem thêm: Cảm nhận về bài thơ Con cò của Chế Lan Viên

Dàn ý 2

1, Mở bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả Chế Lan Viên

- Giới thiệu về tác phẩm Con Cò, xét về nội dung bài thơ ca ngợi tình mẹ bao la và ý nghĩa vô cùng to lớn của lời ru đối với cuộc sống của con người.

2, Thân bài

- Hình ảnh con cò lúc này như cũng đã đến với tuổi ấu thơ qua lời ru của người mẹ thân thiết.

+ Có thể nhận thấy được chính hình ảnh con cò trong ca dao được sáng tác giải lấy để làm hình tượng chủ đạo trong bài thơ Con cò với ý nghĩa biểu trưng cho tình mẹ.

+ Người đọc nhận thấy chính trong lời ru của mẹ có cánh cò, cánh vạc quen thuộc tự thuở xưa, thế rồi cũng lại theo con vào giấc ngủ say nồng.

+ Có thể nhận thấy được hình ảnh tưởng phản con cò xưa nhọc nhằn lam lũ thông qua hình ảnh con cò một mình cỏ phải kiếm ăn. Đứa con bé bỏng như cũng được mẹ nuôi dưỡng, luôn luôn yêu thương nên con sống đầy đủ, hạnh phúc vì sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân chút nào cả.

- Hình ảnh cánh cò trong lời ru sẽ theo con suốt cả cuộc đời:

+ Lúc này đây thì cánh cò trở thành người bạn thân thiết của con từ chính trong thuở nằm nôi cho đến tuổi con tung tăng đi học.

cò đứng ở quanh nôi rồi cò vào trong tổ

Cánh của của, hai đứa đắp chung đôi

Con đi học, cò theo con đến lớp

Mai khôn lớn, con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Con trưởng thành, cò vẫn là bầu bạn

>>> Hình ảnh cánh cò như cứ gắn bó với đứa con nhỏ từ khi trong nôi cho đến khi trưởng thành.

- Tình mẹ thật bao la và ý nghĩa lời ru của người mẹ đối với mỗi con người:

+ Nhà thơ Chế Lan Viên như cũng đã rút ra một quy luật về tình mẫu tủ thiêng liêng. Cho dù ở gần con, dù ở xa con hay có lên rừng xuống bể, cò sẽ tìm con, cò cũng sẽ mãi yêu con con dù lớn vẫn là con của mẹ và đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

+ Những lời ru ngọt ngào dường như cũng đã thấm thía cùng dòng sữa ngọt lành của mẹ có thể nuôi lớn thể xác và tâm hồn của mỗi đứa con.

+ Thông qua đây thì thấy được tình mẹ con là tình cảm thiêng liêng nhất của con người.

3, Kết bài

- Khẳng định giá trị bài thơ con cò

- Khẳng định tài năng của tác giả.

Tham khảoCảm nhận về hai câu thơ trong bài Con cò

Dàn ý 3

1. Mở bài:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm:

- Nhà thơ Chế Lan Viên sinh năm 1920 tại Quảng Trị nhưng ông lại lớn lên ở Bình Định.

- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn có đóng góp rất nhiều trong nền văn học nước nhà trong thế kỷ XX. Ông là người có phong cách thơ khác lạ, vừa thông minh sắc sảo vừa sâu sắc, ý nghĩa, vừa hiện đại nhưng cũng lại rất dân gian cổ điển.

- Tác phẩm “Con cò” của ông là được viết theo thể tự do, linh hoạt, không theo một quy tắc nào cả, mỗi khổ thơ là những tưởng tượng phong phú thể hiện những suy nghĩ mang tính triết lý sâu sắc thể hiện thế giới quan của tác giả.

2. Thân bài:

- Bài thơ “Con cò” là bài thơ hay ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, tình mẹ bao la như biển cả với người con của mình.

- “Con cò” một hình ảnh quen thuộc với bất kỳ một đứa trẻ nào trên đất nước ta, bởi nó gắn liền với những câu à ơi, những lời ru của mẹ khi ta  còn nằm nôi:

Con còn bế trên tay

Con chưa biết con cò

Nhưng trong lời mẹ hát

Có cánh cò đang bay…..

…Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!

Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân.

Con chưa biết con cò,con vạc.

Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,

Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

- Phân tích nghệ thuật sử dụng của tác giả? Trong đoạn thơ này người đọc cảm nhận được sự nhịp nhàng cân đối trong từng câu thơ, từng vần điệu.

- Hình ảnh, chất liệu dân gian được tác giả sử dụng càng khiến cho đoạn thơ trở nên thân thuộc gần gũi, đưa chúng ta trở về ngày thơ ấu, bên vòng tay mẹ để nghe những câu ru ngọt ngào, chứa chan tình cảm thiêng liêng của mẹ.

- Tác giả Chế Lan Viên đã khéo léo sử dụng lại tích xưa để làm rõ sự đối nghịch giữa con cò trong ca dao và con con trong thơ của mình.

- Hình ảnh con có chính là hình ảnh người mẹ giang rộng đôi tay bảo vệ cho đứa con bé bỏng của mình được ngon giấc nồng, được mơ những giấc mơ đẹp, bay cao bay xa.

Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!

Cho cò trắng đến làm quen,

Cò đứng ở quanh nôi

Rồi cò vào trong tổ.

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,

Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi

- Phân tích sự chuyển biến hình ảnh “Con cò” lúc này đã có sự chuyển biến thần kỳ. Nó chính là hóa thân của tình mẹ, vì người con ngây thơ, bé bỏng, vì giấc nồng bình yên của con thơ, người mẹ nguyện làm cánh có trắng, vị thiên thần đến bên chiếc nôi nơi con đang say giấc nồng để bảo vệ sự bình yên cho con.

Mai khôn lớn, con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân

Lớn lên, lớn lên, lớn lên…

Con làm gì?

Con làm thi sĩ!

Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…

- Phân tích hình tượng người mẹ trong bài thơ? Trong suốt cuộc đời người phụ nữ, từ khi làm mẹ là đã mang nhiều lo lắng, trăn trở chưa bao giờ ngủ trọn giấc đêm thâu. Mẹ chỉ nguyện làm cánh có bay mãi bên con mà thôi.

- Hình ảnh người mẹ trong khổ thơ này luôn dịu dàng, nhẫn nại, kiên trì dõi theo những bước đi của người con. Tình mẹ thật bao la, vô tận.

Dù ở gần con,

Dù ở xa con,

Lên rừng xuống bể,

Cò sẽ tìm con,

Cò mãi yêu con.

Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

- Phân tích hai câu thơ cuối? Câu thơ mang tính triết lý sâu sắc “Con dù lớn vẫn là con của mẹ. Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”. Tác giả Chế Lan Viên đã rút hết ruột gan mình để viết ra hai câu thơ vừa triết lý, vừa thâm sâu nói lên được tận cùng của nỗi niềm tâm gan người mẹ dành cho con mình.

3. Kết bài

- Bài thơ “Con cò” với thể thơ tự do mang phong cách vừa hiện đại, vừa dân gian. Lời thơ thì vừa gần gũi, thân thuộc vừa mang tính triết lý, khiến người đọc phải suy ngẫm, thổn thức.

- Hình ảnh thơ nhiều độc đáo sáng tạo, thể hiện tình yêu thương bao la như trời biển của người mẹ dành cho con.

- Qua bài thơ người đọc càng thêm trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Mẹ là món quà vô giá mà ông trời đã ban tặng cho chúng ta trong cuộc đời này.

---------------

Từ dàn ý phân tích con cò của Chế Lan Viên mà Đọc tài liệu đã hướng dẫn trên đây, các em hãy vận dụng kiến thức đã học, kết hợp với cách hành văn của mình để làm thành một bài viết hoàn chỉnh nhé. Ngoài ra, chúng tôi thường xuyên cập nhật những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất phục vụ việc học văn của các em.

Chúc các em luôn học vui và học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM