Dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Trong cuộc sống con người có những mục tiêu và đích đến khác nhau
- Nêu vấn đề nghị luận: Tiền bạc và hạnh phúc có thể coi là hai mục tiêu, hai đích đến trong số những đích đến quan trọng của con người. Xoay quanh tiền bạc và hạnh phúc, có rất nhiều những ý kiến trái chiều khác nhau cần bàn luận
II. Thân bài
1. Giải thích
- Hạnh phúc: Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn được như ý nguyện
⇒ Hạnh phúc có thể coi là mục tiêu phấn đấu của tất cả mọi người.
- Tiền bạc: Đại diện cho những giá trị vật chất, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người và là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người
⇒ Tiền bạc và hạnh phúc có thể coi là hai vấn đề liên kết tương hỗ nhau
2. Vai trò của tiền bạc đối với hạnh phúc của một con người
- Cần khẳng định một thực tế tiền bạc đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc tạo dựng hạnh phúc của một con người:
- Khi con người có tiền, họ sẽ không phải lo lắng về những vấn đề cơ bản của cuộc sống ⇒ hạnh phúc
+ Có tiền, con người có thể chăm sóc những giá trị vật chất cho bản thân: ăn uống, mua sắm
+ Có tiền, con người có thể chữa bệnh ⇒ hạnh phúc
+ Khi con người có đầy đủ những giá trị vật chất, khi đó con người mới có thể chăm óc cho tinh thần, mà ngay cả việc chăm sóc những giá trị tinh thần thì tiền cũng có vai trò quan trọng: Có tiền, con người có thể tự do đi du lịch, mở mang hiểu biết ⇒ hạnh phúc
- Dẫn chứng:
+ Các chương trình nhân đạo, từ thiện ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn một khoản tiền để trang trải cuộc sống: Chương trình Vượt lên chính mình…
+ Các chương trình hỗ trợ trẻ em, những người mắc bệnh hiểm nghèo: Tiếp sức hồi sinh… ⇒ Nếu không có tiền, không thể đem lại hạnh phúc cho những người thiếu may mắn, không may mắc bệnh hiểm nghèo
3. Hạnh phúc có nhất thiết phải do tiền bạc tạo nên?
- Khẳng định tiền bạc có vai trò quan trọng đến hạnh phúc của con người, tuy nhiên không phải cứ có tiền bạc con người sẽ nắm trong tay hạnh phúc:
+ Những người có thật nhiều tiền mà sống vô ích, không có mộng tưởng, không có ý chí ⇒ Vô nghĩa, không tìm được niềm hạnh phúc thực sự
+ Niềm hạnh phúc đối với những đứa trẻ mồ côi là có được một cuộc sống gia đình đầy đủ
+ Niềm hạnh phúc của những người già chính là được sum vầy bên con cháu
- Dẫn chứng:
+ Rất nhiều gia đình giàu có, họ vẫn li hôn khiến cuộc sống của những cậu ấm, cô chiêu rơi vào đau khổ
+ Cha đẻ của tập đoàn Apple trong bức thư cuối đời trước khi ra đi đã nhắc đến việc cuối cùng thì tiền bạc cũng không đem lại cho con người được sức khỏe, ông đúc kết chân lí con người cần biết bảo vệ sức khỏe của bản thân
4. Làm thế nào để có được hạnh phúc trọn vẹn?
- Hạnh phúc là khi con người cảm thấy thực sự thoải mái và hài lòng với những gì đang có
- Sống một cách trọn vẹn: sóng đẹp, sống có ích, có lí tưởng
- Nhìn cuộc sống bằng con mắt đầy sự lạc quan và tích cực
- Phấn đấu vì mục tiêu hạnh phúc, dù nhỏ bé hay lớn lao
- Can đảm sống và làm những gì mình yêu thích
III. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề nghị luận: Tiền bạc và hạnh phúc có quan hệ tương đối mật thiết, chúng ta không phủ nhận vai trò của tiền bạc trong việc tạo dựng hạnh phúc cho con người nhưng nhấn mạnh rằng tiền bạc không phải lúc nào cũng là tất cả
- Liên hệ bản thân
Bài văn mẫu tham khảobàn luận về tiền bạc và hạnh phúc
Trong xã hội hiện nay, tiền bạc và hạnh phúc đóng một vai trò quan trọng. Hai điều đó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết. Vậy ta hiểu như thế nào về tiền bạc và hạnh phúc?
Thật vậy, tiền bạc và hạnh phúc thực sự rất quan trọng. Hạnh phúc là cảm giác rất sung sướng, thỏa mãn vì đạt được những gì mình muốn. Còn tiền bạc là công cụ để trao đổi cho những chi tiêu hằng ngày. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khắng khít với nhau.
Tiền bạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với chúng ta. Nó là thứ cần cho nhiều hoạt động sống hàng ngày như học tập, ăn uống, đi lại. Mỗi việc chúng ta làm đều cần tiền. Chúng ta phải có tiền mới mua được lương thực, thực phẩm ta cần. Chúng ta cần tiền để đổ xăng phục vụ cho nhu cầu đi lại của chúng ta. Và nếu như một ngày chúng ta không có tiền chi tiêu thì sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của chúng ta hằng ngày. Lúc đó ta sẽ bị giảm sút sức khỏe và kéo theo đó là nhiều điều tồi tệ khác. Bên cạnh những giá trị vật chất, chúng ta có khi đáp ứng những giá trị tinh thần khi có tiền. Như đi chơi vào những ngày cuối tuần để thư giãn. Dường như đồng tiền đã là một phần nào đó của cuộc sống chi phối hoạt động và nhu cầu của chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cần phải hiểu được điều kiện kinh tế của gia đình và bản thân để chi tiêu hợp lí.
Nhưng dù có nhiều tiền hay không có nhiều tiền, với nhu cầu của bản thân chúng ta có thể thỏa mãn nhu cầu của cuộc sống tuy có lúc cũng chưa được sự hài lòng. Tiền bạc là một điều kiện cần có của cuộc sống, cảu sự hạnh phúc nhưng đó không phải là điều kiện của hạnh phúc. Có rất nhiều người chỉ biết kiếm tiền, họ chỉ mải mê làm việc mà bỏ quên đi những thứ quý giá xung quanh, không biết trân trọng những điều mình đang có. Đối với họ hạnh phúc là làm ra tiền. Nhưng khi họ nhận ra tiền không mang lại cho họ sự hạnh phúc thì đã quá muộn. Những đồng tiền mà họ làm ra không thể đổi lấy hạnh phúc. Như vậy chúng ta có thể nói tiền bạc là một điều kiện cần nhưng chưa đủ cho hạnh phúc.
Mặt khác, ngày nay có rất nhiều người không biết quý tiền, sinh ra những thói hư tật xấu: lười biếng, hư hỏng, trì tuệ. Cái gì cũng đã có, không làm gì và chỉ biết hưởng thụ những gì tiền đem tới. Và chắc họ sẽ không có được hạnh phúc. Chúng ta cũng cần phải phê phán những người sử dụng đồng tiền sai trái vào những việc xấu. Chúng ta cần phải bác bỏ những quan niệm sai trái về đồng tiền. Chúng ta cần phải hướng dẫn họ biết giá trị cuộc sống và làm thế nào có hạnh phúc thật sự.
Tóm lại, chúng ta đã hiểu rõ thêm thế nào là tiền bạc và hạnh phúc. Và hạnh phúc không phụ thuộc vào giá trị vật chất mà đồng tiền mang đến mà là sự nâng niu trân trọng trong cuộc sống mà chúng ta đang có.
--------------------------------------------------------------------
» Xem thêm: