Trang chủ

16 dàn ý các dạng bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội cần nhớ

Xuất bản: 17/04/2020 - Cập nhật: 04/01/2021 - Tác giả:

Tuyển tập 16 dàn ý được biên soạn trong bài viết này sẽ giúp các em đạt điểm cao trong các dạng bài văn nghị luận văn hoặc và nghị luận xã hội.

Dàn ý các dạng bài nghị luận văn học và nghị luận xã hội trong bài viết này sẽ giúp các em học sinh nắm được cách làm và từ đó có thể viết được các bài văn nghị luận hay , đạt điểm cao.

Cùng bắt đầu nhé.

Dàn ý các dạng bài nghị luận văn học

1. Nghị luận về một tình huống trong đoạn trích, tác phẩm văn xuôi

Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, vị trí vă học của tác giả (có thể nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược về tác phẩm), nêu nhân vật

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Khái niệm tình huống

+ Giữ vai trò hạt nhân của cấu trúc thể loại

+ Là hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi sự kiện đặc biệt

+ Tại tình huống đó, cuộc sống hiện lên đậm nhất

+ Qua tính huống đó, ý đồ tư tưởng của tác giả được bộ lộ rõ nét

- Phân tích tình huống

+ Tình huống 1: Tác dụng và ý nghĩa đối với tác phẩm

+ Tình huống 2: Tác dụng và ý nghĩa đối với tác phẩm

+ Tình huống 3: Tác dụng và ý nghĩa đối với tác phẩm

- Bình luận về giá trị của tình huống

Kết bài

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới

- Cảm nhận của bản thân về tình huống đó.

Bài văn mẫu tham khảo

Tham khảo

Tình huống truyện là gì

Tình huống truyện là sự kiện, là hoàn cảnh, tình thế đặc biệt của câu chuyện. Đó là tình huống chứa đựng những mâu thuẫn, những điều “bất thường” éo le, nghịch lý trong cuộc sống thường ngày của nhân vật. Từ đó tạo nên một hoàn cảnh, tình thế cho nhân vật, bắt buộc nhân vật phải có sự lựa chọn, thể hiện rõ tư tưởng, tâm lý, hành động của nhân vật.

2. Nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm, văn xuôi.

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Dẫn nội dung nghị luận

Thân Bài

- Giới thiệu vài nét về tác giả (vị trí, phong cách,...)

- Khái quát chung về tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác, lời bình,...)

- Làm rõ nội dung vấn đề nghị luận

+ Từ ngữ đặc biệt

+ Dụng ý của tác giả

- Làm rõ nghệ thuật đoạn trích, tác phẩm

+ Cách dẫn truyện

+ Giá trị hiện thực, nhân đạo

- Liên hệ, mở rộng (nếu có)

- Đánh giá chung về giá trị của đoạn trích tác phẩm

Kết bài

- Khái quát lại cái hay, cái độc đáo của đoạn trích tác phẩm

- Nêu cảm xúc, ấn tượng của bản thân về đoạn trích, tác phẩm.

Tham khảo: Soạn bài Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi

3. Nghị luận bàn về một ý kiến văn học

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Giới thiệu khái quát ý kiến

- Trích dẫn nguyên van ý kiến

Thân bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giải thích

+ Giải nghĩ từ khóa, hình ảnh

+ Nội dung khát quát ý kiến

+ Vì sao lại có ý kiến như thế?

- Bàn luận

+ Ý kiến trên là đúng hay sai?

+ Như thế nào là chính xác đầy đủ

+ Ý nghĩa của ý kiến trên

+ Bài học, liên hệ mở rộng vấn đề

- Đánh giá tổng thể về ý nghĩa và giá trị của ý kiến

Kết bài

- Khẳng định lại quan điểm cá nhân

- Ý nghĩa của ý kiến trong văn học và đời sống

- Cảm xúc của bản thân về ý kiến

Xem thêm: Soạn bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học

4. Dạng bài liên hệ hai /ba đoạn thơ, bài thơ

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Dẫn ra vấn đề nghị luận (trích dẫn đoạn thơ, bài thơ)

- Khái quát vị trí của tác phẩm trong giai đoạn

Thân bài

- Giới thiệu khái quát

+ Tác giả (vị trí, phong cách đặc trưng...)

+ Tác phẩm (xuất xứ, vị trí, hoàn cảnh    ,...)

- Nêu khái quát nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính cửa đoạn, bài thơ.

- Phân tích, chứng minh

+ Nội dung

  • Hình ảnh thơ
  • Từ ngữ đặc biệt
  • Dụng ý của tác giả

+ Nghệ thuật

  • Thể thơ, giọng điệu
  • Biện pháp tư từ
  • Hiệu quả nghệ thuật

+ Mở rộng

  • Những nét tương đồng
  • Tiến bộ hay hạn chế

- Tổng hợp

+ Nội dung

  • Thông điệp của tác giả
  • Những rung động của tác giả

+ Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ và giọng điệu
  • Nét chung về phong cách

- Liên hệ

+ Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Phân tích khát quát về

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

- Đánh giá và nhận xét

+ Những nét tương đồng của hai, ba đoạn / bài thơ

+ Những nét khác biệt của hai ba đoạn/bài thơ

Kết luận

- Khái quát về giá trị và vị trí của hai hoặc ba đoạn, bài thơ.

- Cảm xúc, ấn tượng của bản thân về hai hoặc ba đoạn, bài thơ

Có thể bạn quan tâm

5. Nghị luận về một nhân vật, nhóm nhân vật, đoạn trích, tác phẩm, văn xuôi

Mở bài

- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả (nêu phong cách)

- Giới thiệu về tác phẩm (đánh giá sơ lược tác phẩm), nêu nhân vật

- Ấn tượng sâu sắc nhất về nhân vật là gì?

Thân bài

- Tóm tắt tác phẩm

- Khái quát vào truyện

- Phân tích

+ Lai lịch

+ Ngoại hình

+ Ngôn ngữ

+ Nội tâm

+ Cử chỉ, hành động

+ Những nhật xét của các nhân vật khác về nhân vật đang được phân tích

- Đánh giá về nhân vật đối với tác phẩm

+ Nội dung

  • Hiện thực
  • Nhân đạo
  • Sự mới mẻ

+ Nghệ thuật

  • Điểm nhìn
  • Tính huống
  • Tâm lí

- Mở rộng, liên hệ (nếu có)

Kết luận

- Đánh giá nhân vật đối với sự thành công của tác phẩm, của văn học

- Thông điệp tác giả muốn hướng tới

- Cảm nhận của bản thân về nhân vật

+ Đặc điểm điển hình nhân vật

+ Phong cách, bút pháp tác giả.

Tham khảo một số bài văn mẫu

6. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Mở bài

- Khái quát vị trí tác phẩm

- Tóm tắt nội dung của bài thơ, đoạn thơ

- Trích dẫn một phần hoặc toàn bộ văn bản

Thân bài

- Giới thiệu

+ Tác giả (Vị trí, phong cách đặc trưng...)

+ Tác phẩm (xuất xứ, hoàn cảnh...)

+ Nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của văn bản

- Làm rõ

+ Nôi dung

  • Hình ảnh thơ
  • Từ ngữ đặc biệt
  • Dụng ý của tác giả

+ Nghệ thuật

  • Thể thơ, giọng điệu
  • Biên pháp tu từ
  • Hiệu quả của biện pháp tu từ

+ Mở rộng

  • Những nét tương đồng
  • Tiến bộ hay hạn chế

- Tổng hợp

+ Nội dung

  • Thông điệp của tác giả
  • Những rung động cảm xúc

+ Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ và giọng điệu
  • Nét chung về phong cách

Kết bài

- Đánh giá về giá trị và vị trí của tác phẩm trong gia đoạn văn học

- Cảm xúc của bản thân về đoạn thơ, bài thơ.

Tham khảo 

7. Nghị luận bàn về hai ý kiến văn học

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Trích dẫn hai ý kiến, nhận định

Thân bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Giải trích hai ý kiến, nhận định

- Phân tích để chứng minh

+ Những cái hay, nét độc đáo và đúng đắn của ý kiến, nhận định.

+ Bác bỏ cái sai của ý kiến, nhận định

- Liên hệ, mở rộng (nếu có)

- Đánh giá chung về ý nghĩa và giá trị cảu hai ý kiến, nhận định.

Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của hai ý kiến, nhận định

- Ý nghĩa của ý kiến, nhận định trong văn học và đời sống.

- Cảm xúc của bản thân về ý kiến, nhận định.

Tham khảo: Bình luận ý kiến trong một bức thư bàn luận về văn chương của Nguyễn Văn Siêu

8. Nghị luận về giá trị nhân đạo trong đoạn trích tác phẩm

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Dẫn dắt vào giá trị nhân đạo

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

Thân bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

+ Vị trí, phong cách của tác giả

+ Hoàn cảnh sáng tác

+ Vị trí, xuất xứ (nếu có)

- Giải thích khái niệm nhân đạo

- Phân tích các biểu hiện

+ Tố cáo chế độ thống trị đối với con người

+ Bênh vực và cảm thông sâu sắc đối với số phận bất hạnh của con người

+ Trân trọng khát vọng tự do, hành phúc nhân phẩm tốt đẹp của con người

- Liên hệ, mở rộng (nếu có)

- Đánh giá về giá trị nhân đạo của đoạn trích, tác phẩm đối với văn học

Kết luận

- Đánh giá ý nghĩa vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó.

Một số bài văn mẫu hay

9. Dạng bài liên hệ hai đoạn trích, tác phẩm bàn về một ý kiến, nhận định

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Trích dẫn nguyên văn ý kiến, nhận định

- Quan điểm đồng tình hay phản đối

Thân bài

- Giới thiệu khái quát

+ Tác giả (vị trí, phong cách đặc trưng...)

+ Tác phẩm (xuất xứ, vị trí, lời bình...)

- Nêu khái quát nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của đoạn trích

- Giải thích

+ Giải thích từ khóa, hình ảnh

+ Nội dung khái quát ý kiến, nhận định

+ Vì sao lại có ý kiến, nhận định

- Phân tích, chứng minh

+ Phân tích cái hay, nét độc đáo cảu ý kiến

+ Bác bỏ khía cạnh chưa đúng của ý kiến

- Bàn luận

+ Ý kiến, nhận định trên là đúng hay sai? như thế nào là cính xác, đầy đủ

+ Ý nghĩa của ý kiến, nhận định trên.

- Liên hệ

Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm

+ Phân tích khái quát về

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

- Đánh giá tổng thể về ý nghĩa và giá trị của ý kiến, nhận định

- Nhận xét chung

+ Những nét tương đồng

+ Những nét khác biệt

Kết luận

- Khẳng định lại quan điểm của cá nhân về ý kiến, nhận định

- Ý nghĩa của ý kiến, nhận định trong dòng văn học và đời sống

- Cảm xúc, ấn tượng của bản thân về ý kiến, nhận định.

10. Dạng bài liên hệ hai, ba đoạn trích tác phẩm văn xuôi

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Dẫn ra vấn đề nghị luận (trích dẫn đoạn trích, tác phẩm)

- Khái quát vị trí của tác phẩm trong giai đoạn

Thân bài

- Giới thiệu khái quát

+ Tác giả (vị trí, phong cách đặc trưng)

+ Tác phẩm (xuất xứ, vị trí, lời bình...)

- Nếu khái quát nội dung, đặc điểm nghệ thuật chính của tác phẩm

- Phân tích, chứng minh

+ Nội dung

  • Từ ngữ đặc biệt
  • Dụng ý của tác giả

+ Nghệ thuật

  • Cách dẫn truyện
  • Giá trị hiện thực, nhân đạo

- Mở rộng

+ Những nét tương đồng

+ Tiến bộ hay hạn chế

- Tổng hợp

+ Nội dung

  • Thông điệp của tác giả
  • Ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn,...

+ Nghệ thuật

  • Những rung động của tác giả
  • Nét chung về phong cách

- Liên hệ

+ Khái quát vài nét tác giả, tác phẩm

+ Phân tích, khát quát về:

  • Nội dung
  • Nghệ thuật

- Đánh giá, nhận xét

+ Những nét tương đồng cảu hai hoặc ba đoạn trích

+ Những nét khác biệt của hai hoặc ba đoạn trích

Kết luận

- Khái quát về giá trị và vị trí cảu hai hoặc ba đoạn trích, tác phẩm

- Cảm xúc, ấn tượng của bản thân về hai hoặc ba đoạn trích, tác phẩm

11. Nghị luận về giá trị hiện thực trong đoạn trích, tác phẩm

Mở bài

- Giới thiệu về tác giả tác phẩm

- Dẫn dắt vào giá trị hiện thực

- Nêu nhiệm vụ nghị luận

Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác

- Khái niệm hiện thực

+ Khả năng phản ánh trung thành xã hội

+ Cái nhìn khách quan từng khía cạnh tác phẩm

+ Xem trọng thực tại và lí giải bằng xã hội - lịch sử

- Phân tích các biểu hiện

+ Phản ánh đời sống xã hội - lịch sử

+ Khắc họa đời sống, nội tâm của con người

+ Giá trị hiện thực có sức mạnh tố cáo (ca ngợi) xã hội - chế độ

- Liên hệ, mở rộng nếu có

- Đánh giá về giá trị hiện thực của đoạn trích, tác phẩm trong văn học của dân tộc

Kết luận

- Đánh giá ý nghãi vấn đề đối với sự thành công của tác phẩm

- Cảm nhận của bản thân về vấn đề đó

Tham khảo:

12. Nghị luận xã hội về hai sự việc, hiện tượng trái ngược nhau

Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Dẫn ra sự việc, hiện tượng được đề cập trong bài

Thân bài

- Giải thích từ khóa về sự việc, hiện tượng

- Chỉ ra ý nghĩa của vấn đề nghị luận

- Mô tả

+ Nhận định sự việc, hiện tượng thứ nhất

+ Nhận định sự việc, hiện tượng thứ hai

- Bàn luận

+ Bàn luận về tác dụng/ Tác hại của sự việc thứ nhất

+ Bàn luận về tác dụng/ Tác hại của sự việc thứ hai

+ So sánh hai sự việc, hiện tượng đang bàn luận

- Nguyên nhân

+ Khách quan

  • Đất nước hội nhập, nhiều phong cách
  • Đất nước còn nghèo, đời sống khó khăn
  • Pháp luật còn nhiều khiếm khuyết
  • Khả năng quản lí còn bất cập

+ Chủ quan

  • Nhận thức của con người còn hạn chế
  • Không có ý thức học tập
  • Suy nghĩ nông cạn, tham lợi
  • Thói quen sống buông thả
  • Cống hiến xã hội kém

- Nêu giải pháp và bài học cho bản thân

+ Bài học nhận thức

+ Bài học hành động

Kết bài

- Đánh giá khải quát về vấn đề nghị luận

- Lời nhắn gửi tới mọi người

13. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý

Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

- Nêu rõ vấn đề cần nghị luận

- Định hướng phải làm gì với vấn đề đưa ra nghị luận

Thân bài

- Giải thích từ ngữ

+ Từ ngữ có ý nghĩa gì

  • Nghĩa đen
  • Nghĩa bóng

+ Nội dung và ý nghĩa mà đề bài muôn đề cập

+ Tại sao lại nó như vậy?

+ Có những biểu hiện nào

- Phân tích chứng minh

+ Phân tích chứng minh những mặt đúng, đưa ra

  • Lí lẽ và lập luân dẫn chứng
  • Dẫn chứng thuyết phục

+ Phân tích chứng minh những mặt hạn chế, đưa ra

  • Lí lẽ, lập luận thuyết phục
  • Dẫn chứng thuyết phục

- Bác bỏ và bày tỏ ý kiến

+ Phê phán, lên án mặt xấu vấn đề

+ Biểu dương, ca ngợi mặt tốt vấn đề

- Đánh giá, mở rộng

+ Cần hiểu vấn đề như nhau cho đúng và đầy đủ

+ Vấn đề trên, phê phán hay ca ngợi ai

+ Tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lí

Kết luận

- Rút ra ý nghĩa, bài học tư tưởng, đạo lí

- Phấn đấu, bày tỏ thái độ về tư tưởng, đạo lí

Tham khảo thêm:

14. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống.

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Dẫn ra vấn đề cần nghị luận

- Thông báo hướng giải quyết (đồng tình hay phản bác)

Thân bài

- Giải thích từ chính (từ khóa)

- Thực trạng (Biểu hiện)

+ Xuất hiện ở đâu?

+ Vào thời gian nào?

+ Diễn ra ở quy mô nào?

+ Đối tượng của sự việc, hiện tượng là ai?

+ Mức độ ảnh hưởng ra sao?

- Nguyên nhân

+ Khách quan

  • Đất nước hội nhập, nhiều phong cách
  • Đất nước còn nghèo, đời sống khó khăn
  • Pháp luật còn nhiều khiếm khuyết
  • Khả năng quản lí còn bất cập

+ Chủ quan

  • Nhận thức của con người còn hạn chế
  • Không có ý thức học tập, cập nhật
  • Suy nghĩ nông cạn, tham lợi
  • Thói quen sống buông thả, tùy tiện, dễ bị lôi kéo
  • Ý thức công dân "mình vì mọi người", cống hiến xã hội kém...

- Tác động/Ảnh hưởng

+ Hậu quả đối với những sự việc, hiện tượng xấu

+ Kết quả đối với những sự việc, hiện tượng tốt

- Biện pháp tác động và sự việc, hiện tượng đời sống để

  • Ngăn chặn lên án (nếu gây ra hậu quả xấu)
  • Biểu dương, ca ngợi (nếu tạo nên kết quả tốt)

- Mở rộng

+ Đồng tình/ Biểu dương hay lên án sự việc, hiện tượng

+ Bài học nhận thức và hành động cho bản thân

Kết bài

- Tóm tắt, khái quát lại vấn đề vừa nghị luận

- Rút ra ý nghĩa, bài học từ sự việc, hiện tượng đời sống đã nghị luận

- Bày tỏ thái độ của bản thân về sự việc, hiện tượng đời sống đã nghị luận.

Tham khảo

15. Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện

Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề, giới thiệu câu chuyện trong đề bài

- Dẫn ra vấn đề cần nghị luận

Thân bài

- Phân tích hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa của vấn đề đó

- Giải thích vấn đề (nếu có)

- Phân tích chứng minh

Đối với sự viện hiện tượng

+ Xác định sự việc, hiện tượng đó là đúng hay sai

+ Mô tả những biểu hiện của sự việc, hiện tượng đó

+ Chỉ ra nguyên nhân xảy ra sự việc, hiện tượng

+ Mức độ ảnh hưởng như thế nào?

Đối với tư tưởng đạo lí

+ Làm rõ các biểu hiện của tư tưởng đạo lí ở những phương diện khác nhau trong đời sống

+ Dùng thực tế xã hội để chứng minh.

+ Đặt câu hỏi để xác định ý

  • Như thế nào?
  • Ở đâu?
  • Khi nào/ Bao giờ?
  • Người thật, việc thật nào?

- Bình luận

+ Bình luận, chỉ ra tầm quan trọng của vấn đề đối với xã hội hiện nay

+ Đánh giá

  • Quan niệm, tư tưởng ấy đúng đắn, sâu sắc như thế nào?
  • Ý nghĩa đối với tâm hồn, nhân cách con người
  • Hiện tượng/tư tưởng ấy có ảnh hưởng như thế nào đối với cuộc sống con người

. Đồng tình đối với hiện tương, tư tưởng tích cực

. Lên án đối với hiện tượng, tư tưởng tiêu cực

+ Mở rộng, xem xét vấn đề ở những dóc độ khác nhau

  • Phương pháp
  • Góc nhìn
  • Tính hai mặt của vấn đề nghị luận

- Rút ra bài học

+ Nhận thức

  • Vấn đề xã hội đó giúp chúng ta hiểu sâu sắc về điều gì?
  • Rút ra được điều gì? Có ý nghĩa ra sao?

+ Hành động

  • Xác định bản thân phải làm gì?
  • Việc làm cụ thể, thiết thực

Kết bài

- Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận

- Đánh giá ý nghĩa của vấn đề trong câu chuyện

- Thông điệp gửi đến mọi người qua câu chuyện.


16. Nghị luận hai/ ba ý kiến bàn về một vấn đề

Mở bài

- Giới thiệu vấn đề nghị luận

- Trích dẫn tất cả các ý kiến của đề

- Định hướng phải làm gì với vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)

Thân bài

- Giải thích

+ Giải thích thức nhất

+ Giải thích thức hai

+ Giải thích thức ba

- Nhận xét khái quát ý nghĩa của các ý kiến vừa giải thích

- Phân tích, bình luận

+ Tại sao có ý kiến thứ nhất

+ Tại sao có ý kiến thứ hai

+ Tại sao có ý kiến thứ ba

+ Tại sao cần có hai, ba ý kiến trên?

+ Đưa ra dẫn chứng cụ thể vào từ luận điểm

- Đánh giá và mở rộng

+ Cần hiểu vấn đề trên như thế nào cho đúng và đầy đủ?

+ Từ ý kiến trên, phê phán ai, ca ngợi ai, lí do là gì?

+ Tính đúng đắn của ý kiến trong cuộc sống

- Rút ra bài học

+ Bài học nhận thức cho bản thân và mọi người

+ Bài học hành động cho bản thân và mọi người

Kết bài

- Khái quát lại vấn đề vừa nghị luận

- Bày tỏ thái độ của bản thân về ý kiến đưa ra

- Lời nhắn gửi tới mọi người.

Trên đây là #16 dàn ý viết các dạng bài văn nghị luận văn hoặc hoặc nghị luận xã hội mà các em caanf nắm vừng để có thể tự viết được một bài văn hay, đầy đủ và đạt điểm cao.

Chúc các em học tốt và đạt được nhiều kết quả cao trong học tập

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM