Trang chủ

Đoạn văn đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống

Xuất bản: 18/07/2020 - Cập nhật: 13/08/2020 - Tác giả:

Hướng dẫn viết đoạn văn nghị luận xã hội: Đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống đã có trong đề tuyển sinh lớp 10.

Đề bài: 

Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Em hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về vấn đề trên.

Gợi ý

1. Giới thiệu vấn đề: Đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống.

Ví dụ: Có một tựa đề bài báo từng nói: "Dịch Covid-19 làm thay đổi nhiều thói quen chưa tốt", vậy đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống như thế nào?

2. Bàn luận vấn đề

a. Giải thích

- Thói quen: là những việc làm quen thuộc mà chúng ta thực hiện mỗi ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của mỗi chúng ta. -> Thói quen tốt có ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống mỗi người, thói quen xấu sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.

- Covid-19 là bệnh do virus Corona (gọi tắt là Covid-19) - bệnh truyền nhiễm do một chủng virus mới gây ra. Nó được WHO công bố là đại dịch toàn cầu, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu.

=> Thực tế cho thấy đại dịch Covid 19 đã thay đổi ít nhiều đến thói quen của mỗi người trong cuộc sống và chúng xuất hiện theo một hướng tích cực.

b. Bàn luận

- Biểu hiện việc thay đổi thói quen trong đại dịch:

+ Trong giáo dục, việc phải nghỉ học dài ngày đã khiến nhiều trường phải đưa ra giải pháp tổ chức dạy và học trực tuyến.

+ Việc tụ tập, kể cả đi bar, hát karaoke… hay “lập hội” tán dóc với nhau của các “hội bà tám” cũng giảm hẳn.

+ Trong việc ăn uống, thói quen uống chung nhau ly bia, ly rượu, gắp thức ăn cho nhau, chấm chung chén chấm, uống xong thì bắt tay nhau… giờ cũng vắng hẳn.

+ Thói quen hiếu kỳ, chen chân vào đám đông cũng giảm rõ rệt vì hầu như ai cũng ý thức được rằng ở đám đông đó đầy rủi ro nhiễm bệnh.

+ Ở các chỗ đông người, trong các không gian công cộng, việc “đi nhẹ nói khẽ” cũng được thể hiện nhiều hơn, không chỉ từ sự tự điều chỉnh mà còn do… vướng cái khẩu trang!

+ Mọi người dành thời gian cho gia đình và bản thân nhiều hơn, hình thành nên các thói quen tốt như chơi với con cái, chăm đọc sách, tập thể dục, tự giải trí ở nhà…

+ Thái độ có trách nhiệm với cộng đồng được nâng cao, ý thức về vệ sinh và tự bảo vệ sức khỏe của bản thân của từng người được nâng lên.

+ Thói quen ít rửa tay hoặc rửa tay qua loa vốn có ở nhiều người giờ được tác động mạnh mẽ để thay đổi

+ Nhiều người cũng quan tâm việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nhất là chú ý dọn dẹp sạch sẽ nơi ở, nơi làm việc của mình.

+ Khách hàng đúng cách xa nhau hàng mét tại các cửa hàng tạp hóa, siêu thị,

+ Nhiều hoạt động xã hội như sinh nhật, đi nhà thờ, hẹn hò, thậm chí cả tang lễ... được tiến hành qua video, thực hiện đơn giản hoặc hoãn lại.

- ....

- Ý nghĩa việc thay đổi thói quen trong đại dịch:

+ Mọi người đang cùng chung tay giúp cho cộng đồng hạn chế và tránh sự lây lan của dịch bệnh.

+ Có nhiều người và nhiều hoạt động cảm thấy khó khăn và công việc không chất lượng khi thay đổi thói quen như vậy nhưng vì cả cộng đồng chống dịch nên cố gắng thích nghi vì một cuộc sống tốt đẹp hơn và đẩy lùi dịch bệnh.

-> Trong hoàn cảnh khó khăn, mỗi người thay đổi những thói quen trong cuộc sống, tưởng chừng khó khăn nhưng xã hội cùng đồng lòng sẽ tạo ra những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

- Phê phán những người không chịu thay đổi để thích nghi, vẫn thích tiệc tùng, thích giao lưu và không thực hiện tốt lệnh cách ly xã hội.

- Bài học nhận thức và hành động: 

+ Nhận thức được khó khăn là quy luật của cuộc sống mà con người phải đối mặt và đôi khi chúng ta cần thay đổi những thói quen cố hữu để thích nghi.

+ Rèn luyện ý chí, bản lĩnh... để vượt qua gian truân, thử thách.

Gợi ý thêm : Đại dịch Covid - 19 đã buộc con người thay đổi một số thói quen tích cực trong cuộc sống như trong giáo dục, với cách dạy và học truyền thống, một bộ phận giáo viên và học sinh, sinh viên có tâm lý thụ động, lặp lại, một chiều, nhưng việc phải nghỉ học dài ngày, nhiều trường đã tổ chức dạy và học trực tuyến. Đây là một cơ hội để nhà trường, thầy cô và học sinh rất cần sự điều chỉnh, đổi mới. Giáo viên không thể dùng một giáo án để dạy cho nhiều lớp, không thể chỉ có dạy mà ít quan tâm đến phản hồi và sự tiếp thu của người học, bởi cách dạy trực tuyến buộc thầy và trò đều phải làm việc nhiều hơn, phải chủ động và tích cực hơn, nếu muốn kết quả học tập thực sự khả quan. Hay việc giãn thời gian học quá lâu, buộc ngành giáo dục phải có những tính toán sao cho linh hoạt hơn đề phù hợp và kịp thời với mục tiêu của năm học.

Xem thêm: Đoạn văn 200 chữ nghị luận xã hội liên quan đại dịch Covid19

Trên đây là hướng dẫn cách viết đoạn văn nghị luận xã hội đề tài đại dịch Covid 19 đã buộc con người thay đổi thói quen trong cuộc sống mà các em học sinh nhất định phải tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM