Trang chủ

Đặc điểm gieo vần và ngắt nhịp trong khổ 3 Mùa xuân nho nhỏ

Xuất bản: 07/07/2022 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi: Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau: Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước. - trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức.

Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi: "Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau: Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước." thuộc phần SAU KHI ĐỌC của văn bản Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, giúp các em soạn văn 7 thật tốt trước khi tới lớp.

Câu hỏi 4 trang 92 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Kết nối tri thức

Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau:
"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước."

Trả lời

Cách 1

- Cách gieo vần của khổ thơ: gieo vần liền (lao – sao).

- Cách ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Cách 2

Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ:

- Vần chân: lao - sao.

- Ngắt nhịp: 2/3, 3/2

Đất nước/ bốn ngàn năm

Vất vả và/ gian lao

Đất nước/ như vì sao

Cứ đi lên/ phía trước

Cách 3

- Đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ là:

+ Cách gieo vần: ngàn-gian-nan

+ Cấu trúc song hành "đất nước chan ngàn năm", "đất nước như vì sao"

+ Cách ngắt nhịp: câu 1 nhịp 2/3; câu 2 nhịp 2/2; câu 3 nhịp 2/3; câu 4 nhịp 2/3

- Nhận xét:

+ Cách gieo vần, ngắt nhịp hợp lí.

+ Từ đó, đã diễn tả sự vận động đi lên của lịch sử và là lời khẳng định về sự trường tồn vĩnh cửu của đất nước. Cụm từ "cứ đi lên phía trước" như một lời khẳng định, một sự thể hiện ý chí và lòng quyết tâm và niềm tin sắt đá về tương lai tươi sáng, tốt đẹp của quê hương, đất nước.

-/-

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Hãy chỉ ra đặc điểm về cách gieo vần và ngắt nhịp trong khổ thơ sau: Đất nước bốn ngàn năm/Vất vả và gian lao/Đất nước như vì sao/Cứ đi lên phía trước." do Đọc tài liệu biên soạn. Chúc các em soạn văn 7 Kết nối tri thức thật tốt trước khi tới lớp.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM