Cùng Đọc tài liệu tìm hiểu chi tiết cấu trúc các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 của trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định) em nhé:
Cấu trúc đề thi môn Văn vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: NGỮ VĂN - ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Ngữ văn cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 20%;
- Thông hiểu: khoảng 20%;
- Vận dụng: khoảng 30%;
- Vận dụng cao: khoảng 30%.
II. Hình thức thi: Tự luận
III. Nội dung kiến thức: Gồm 2 phần
Phần I: Đọc - hiểu văn bản:
Ngữ liệu đọc - hiểu được trích dẫn nguyên văn ở đề bài (ngữ liệu không thuộc các văn bản đã đọc - hiểu trong chương trình THCS)
Phần II: Tập làm văn:
Câu 1. Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội.
Câu 2. Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận văn học.
MÔN: NGỮ VĂN – ĐỀ CHUNG
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9 (thực hiện theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định). Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 30%;
- Thông hiểu: khoảng 30%;
- Vận dụng: khoảng 20%;
- Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Hình thức thi: tự luận
III. Nội dung kiến thức: Gồm 3 phần
Phần I: Tiếng Việt
Phần II: Đọc - hiểu văn bản
Ngữ liệu đọc - hiểu được trích dẫn nguyên văn ở đề bài (ngữ liệu không thuộc các văn bản đã đọc - hiểu trong chương trình THCS)
Phần III: Tập làm văn
Kiểm tra kĩ năng tạo lập văn bản theo một trong các kiểu sau:
- Thuyết minh;
- Tự sự;
- Nghị luận.
>> Xem thêm: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn văn chuyên Lê Hồng Phong
Cấu trúc đề thi môn Toán vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: TOÁN (Đề chuyên)
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Toán học cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Cấp độ nhận thức trong đề thi:
- Nhận biết: khoảng 20%.
- Thông hiểu: khoảng 30%.
- Vận dụng: khoảng 30%.
- Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Nội dung:
1. Biểu thức đại số và các vấn đề liên quan:
- Rút gọn biểu thức và các hệ thức liên quan;
- Chứng minh đẳng thức; bất đẳng thức;
- Đa thức và các vấn đề liên quan.
2. Phương trình, hệ phương trình:
- Phương trình, hệ phương trình bậc nhất, bậc hai;
- Phương trình, hệ phương trình vô tỉ.
3. Hình học phẳng:
- Chứng minh đồng quy, thẳng hàng, vuông góc, song song;
- Bài toán liên quan đến tam giác, tứ giác, đường tròn;
- Bài toán liên quan đến tứ giác nội tiếp.
4. Số học:
- Các vấn đề về số nguyên, nghiệm nguyên của phương trình;
- Tính chất chia hết trên tập số nguyên.
5. Tổng hợp:
- Bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất;
- Bài toán về tổ hợp, suy luận logic.
Đề năm ngoái: Đề thi Toán tuyển sinh lớp 10 trường THPT chuyên Lê Hông Phong
MÔN: TOÁN (Đề chung dành cho các lớp KHTN)
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9 (thực hiện theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định). Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Cấp độ nhận thức trong đề thi:
- Nhận biết: khoảng 30%
- Thông hiểu: khoảng 30%
- Vận dụng: khoảng 30%
- Vận dụng cao: khoảng 10%.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Nội dung:
1. Các câu hỏi ngắn vận dụng kiến thức cơ bản:
Các kiến thức cơ bản về hình học, đại số trong chương trình THCS.
2. Biểu thức và các vấn đề liên quan:
- Rút gọn biểu thức và các hệ thức liên quan;
- Tính giá trị biểu thức;
- Chứng minh đẳng thức.
3. Phương trình, hệ phương trình:
- Phương trình bậc hai và các vấn đề liên quan;
- Phương trình, hệ phương trình bậc nhất, bậc hai, vô tỉ.
4. Hình học phẳng:
- Chứng minh đồng quy, thẳng hàng, vuông góc, song song;
- Bài toán liên quan đến tam giác, tứ giác, đường tròn;
- Bài toán liên quan đến tứ giác nội tiếp.
5. Tổng hợp:
- Các bài toán liên quan đến phương trình, hệ phương trình vô tỉ;
- Bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
>>> Đề năm ngoái: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Toán chung (đề 1) Chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: TOÁN (Đề chung dành cho các lớp KHXH)
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9 (thực hiện theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định). Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Cấp độ nhận thức trong đề thi:
- Nhận biết: khoảng 30%
- Thông hiểu: khoảng 40%
- Vận dụng: khoảng 20%
- Vận dụng cao: khoảng 10%.
II. Hình thức: Tự luận.
III. Nội dung:
1. Các câu hỏi ngắn vận dụng kiến thức cơ bản:
Các kiến thức cơ bản về hình học, đại số trong chương trình THCS.
2. Biểu thức và các vấn đề liên quan:
- Rút gọn biểu thức và các hệ thức liên quan;
- Tính giá trị biểu thức;
- Chứng minh đẳng thức.
3. Phương trình, hệ phương trình:
- Phương trình bậc hai và các vấn đề liên quan;
- Phương trình, hệ phương trình bậc nhất, bậc hai, vô tỉ.
4. Hình học phẳng:
- Chứng minh đồng quy, thẳng hàng, vuông góc, song song;
- Bài toán liên quan đến tam giác, tứ giác, đường tròn;
- Bài toán liên quan đến tứ giác nội tiếp.
5. Tổng hợp:
- Các bài toán liên quan đến phương trình, hệ phương trình vô tỉ;
- Bất đẳng thức, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất.
>> Đề thi năm 2019: Đề thi tuyển sinh vào 10 môn Toán chung (đề 2) Chuyên Lê Hồng Phong
Cấu trúc đề thi môn Anh vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: TIẾNG ANH - ĐỀ CHUNG
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Yêu cầu chung
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9 (thực hiện theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định). Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 40%;
- Thông hiểu: khoảng 30%;
- Vận dụng: khoảng 20%;
- Vận dụng cao: khoảng 10%.
II. Hình thức thi: Tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, tỷ lệ điểm dành cho trắc nghiệm khách quan không quá 50% tổng số điểm toàn bài.
III. Cấu trúc đề thi
1. PHONETICS
- Ngữ âm và/ hoặc trọng âm.
2. GRAMMAR AND VOCABULARY
- Trắc nghiệm đa lựa chọn;
- Sửa lỗi sai;
- Cho hình thức đúng của từ/ động từ;
- Điền giới từ,
3. READING
- Đọc đoạn văn, lựa chọn đáp án đúng và/ hoặc trả lời câu hỏi;
- Đọc đoạn văn, chọn từ thích hợp ứng với A, B, C hoặc D để điền vào chỗ trống;
- Đọc đoạn văn, điền từ thích hợp vào chỗ trống.
4. WRITING:
a) Viết câu
- Viết lại câu bắt đầu bằng gợi ý ở đầu câu sao cho nghĩa không thay đổi;
- Hoàn chỉnh câu thứ 2 sao cho không thay đổi nghĩa, dùng một từ cho trước.
b) Viết 01 đoạn văn khoảng 100-120 từ thuộc các chủ đề trong chương trình lớp 9.
MÔN: TIẾNG ANH - ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tiếng Anh cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 20%;
- Thông hiểu: khoảng 30%;
- Vận dụng: khoảng 30%;
- Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Nội dung, hình thức thi: Gồm 02 phần thi
A/ Thi Nói: Chiếm 10% tổng số điểm bài thi.
- Thí sinh thi theo hình thức độc thoại.
- Thí sinh có 05 phút để chuẩn bị và 02 phút để nói.
- Chủ đề nói nằm trong chương trình Tiếng Anh lớp 9 hiện hành (cả hệ 07 năm và 10 năm).
B/ Thi Viết: Chiếm 90% tổng số điểm bài thi
- Gồm các kĩ năng Nghe, Đọc, Viết và Từ vựng-Ngữ pháp.
- Thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, số điểm dành cho trắc nghiệm khách quan không quá 3,0 điểm.
- Thời gian làm bài: 120 phút.
1. LISTENING
- Nghe trả lời trắc nghiệm đa lựa chọn;
- Nghe chọn câu trả lời đúng (T), sai (F);
- Nghe điền từ vào chỗ trống;
- Nghe trả lời câu hỏi ngắn gọn.
2. GRAMMAR AND VOCABULARY
- Trắc nghiệm đa lựa chọn;
- Chữa lỗi sai;
- Cho hình thức đúng của từ/ động từ;
- Điền giới từ, cụm động từ.
3. READING
- Đọc đoạn văn, lựa chọn đáp án đúng và/ hoặc trả lời câu hỏi;
- Đọc khớp nối nhan đề với từng đoạn văn và/ hoặc xác định thông tin đúng/ sai/ không được đề cập trong bài đọc;
- Đọc đoạn văn, chọn từ, cụm từ thích hợp ứng với A, B, C hoặc D để điền vào chỗ trống;
- Đọc đoạn văn, điền 01 từ thích hợp vào mỗi chỗ trống.
4. WRITING
a) Viết câu:
- Viết lại câu bắt đầu bằng gợi ý ở đầu câu sao cho nghĩa không thay đổi;
- Viết lại câu dùng một từ cho trước sao cho không thay đổi nghĩa của câu;
- Hoàn chỉnh câu thứ 2 sao cho không thay đổi nghĩa, dùng một từ cho trước.
b) Viết một bài luận khoảng 200 -220 từ thuộc một trong các chủ điểm đã học thuộc chương trình lớp 8, 9 (Cả hệ 7 năm và hệ 10 năm)
Cấu trúc đề thi môn Lý vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: VẬT LÍ - ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Vật lí cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
-Nhận biết: khoảng 20%;
-Thông hiểu: khoảng 30%;
-Vận dụng: khoảng 30%;
-Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Hình thức thi: Tự luận.
III. Nội dung kiến thức:
A.Cơ học.
1. Động học: Chuyển động cơ học, tính tương đối của chuyển động, chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng không đều.
2. Động lực học: Các lực cơ học (Trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát, lực Acsimet), khối lượng riêng, trọng lượng riêng, áp suất chất lỏng và chất khí.
3. Công, công suất, cơ năng, sự chuyển hóa và bảo toàn cơ năng.
4. Các máy đơn giản: Đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc.
5. Cân bằng của vật.
B.Nhiệt học.
1. Nội năng, nhiệt lượng, sự truyền nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt, năng suất tỏa nhiệt, sự bảo toàn trong các hiện tượng cơ nhiệt.
2. Sự chuyển thể của các chất.
3. Sự truyền nhiệt, trao đổi nhiệt giữa các vật trong hệ.
C.Điện học và Điện từ học.
1. Định luật Ôm cho các loại đoạn mạch.
2. Điện năng, công, công suất của dòng điện một chiều, định luật Jun – Lenxơ.
3. Từ trường và cảm ứng điện từ.
D.Quang học.
1. Các định luật quang hình học: Truyền thẳng, phản xạ, khúc xạ.
2. Gương phẳng, gương cầu, thấu kính, mắt, kính lúp, hệ quang học.
E.Phương án thực hành và vận dụng kiến thức bộ môn giải quyết các tình huống thực tiễn.
Cấu trúc đề thi môn Hóa vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: HOÁ HỌC - ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Hóa học cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Hạn chế tối đa những bài toán được xây dựng dựa trên nền kiến thức hóa không có thật.
3. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: 30%;
- Thông hiểu: 20%;
- Vận dụng: 30%;
- Vận dụng cao: 20%.
II. Hình thức thi: Tự luận.
III. Nội dung kiến thức:
CHUYÊN ĐỀ 1: LÝ THUYẾT HÓA HỌC
a) Cấu tạo nguyên tử. Bảng hệ thống tuần hoàn. Định luật tuần hoàn.
b) Nguyên tử. Phân tử. Chất. Công thức cấu tạo của chất. Mol. Tỷ khối.
c) Phản ứng và phương trình phản ứng. Phân loại các loại phản ứng hóa học. Nhận biết vai trò của các chất trong phản ứng.
d) Phân loại và phân biệt các chất vô cơ.
e) Dung dịch
f) Mô tả các thí nghiệm đơn giản.
CHUYÊN ĐỀ 2: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
a) Kim loại, phi kim, oxit, axit, bazơ, muối.
b) Các phản ứng hóa học minh họa tính chất của các chất. Mối quan hệ và sự chuyển hóa qua lại (nếu có) giữa các chất. Các điều kiện xảy ra phản ứng hóa học.
c) Điều chế, tách, tinh chế các chất. Giải thích hoặc mô phỏng các thí nghiệm điều chế, tinh chế.
d) Ăn mòn kim loại và chống ăn mòn kim loại.
e) Các ứng dụng của các chất trong đời sống.
CHUYÊN ĐỀ 3: ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ VÀ HIĐROCACBON
a) Thuyết cấu tạo hóa học. Liên kết hóa học trong các hợp chất hữu cơ. Biểu diễn công thức cấu tạo thu gọn của các chất.
b) Thiết lập công thức phân tử của các chất dựa vào phân tử khối, tỷ lệ mol nguyên tố,% theo khối lượng, phản ứng đốt cháy chất.
c) Cấu tạo và tính chất của: CH4, C2H4 và các chất tương tự. Xác định công thức của các chất có cấu tạo và tính chất tương tự (trong đó, các chất mạch hở xét 5C; vòng benzen 8C).
CHUYÊN ĐỀ 4: DẪN XUẤT HIĐROCACBON
a) Cấu tạo và tính chất hóa học của: C2H5OH, CH3COOH, este, chất béo và các chất tương tự.
b) Glucozơ, tinh bột và các phản ứng chuyển hóa.
CHUYÊN ĐỀ 5: TỔNG HỢP VÔ CƠ, LIÊN THÔNG
a) Dựa vào các ứng dụng hóa học, giải thích bằng kiến thức hóa học.
b) Dựa vào các hiện tượng hóa học, giải thích bằng các phương trình phản ứng hóa học.
c) Dựa vào các lý thuyết hóa học, đề xuất các phản ứng hóa học, phương pháp tối ưu.
d) Dựa vào các điều kiện thực tế, mô tả, giải thích các hướng phát triển của vấn đề đưa ra.
e) Kết hợp giữa lý thuyết hóa học và hiện tượng hóa học, giải quyết vấn đề thông qua các bài toán hóa học.
f) Dựa vào các đặc điểm về tính chất và các thông số định lượng, lập luận để xác định cấu tạo chất, thành phần của hỗn hợp chất và thành phần của các giai đoạn trung gian (nếu có).
Cấu trúc đề thi môn Sinh vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN SINH HỌC - ĐỀ CHUYÊN
I.Yêu cầu chung
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Sinh học cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
-Nhận biết: khoảng 30%;
-Thông hiểu: khoảng 20%;
-Vận dụng: khoảng 30%;
-Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Hình thức thi: Tự luận
III. Nội dung kiến thức:
1. Lý thuyết:
- Bao gồm toàn bộ kiến thức chương bài nằm trong chương trình lớp 9 hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Nội dung lí thuyết sẽ theo hướng kiến thức tổng hợp và theo định hướng phát triển năng lực học sinh.
2. Bài tập:
2.1. Những dạng bài tập trong đề thi:
- Bài tập về các quy luật di truyền của Menđen (1 gen có 2 alen; 1 gen có 3 alen; 1 gen có 4 alen).
- Bài tập về quy luật di truyền của Morgan (liên kết gen).
- Bài tập tổng hợp các quy luật di truyền của Menđen với liên kết gen.
- Bài tập vận dụng lí thuyết về nguyên phân và giảm phân:
+ Tính số tế bào con được tạo ra trong nguyên phân và giảm phân.
+ Xác định số NST trong tế bào thuộc các kì của nguyên phân và giảm phân.
+ Xác định bộ NST và các kì của nguyên phân, giảm phân thông qua kênh hình hoặc kênh chữ trong trường hợp bình thường và đột biến.
+ Xác định kiểu gen của tế bào con được tạo ra trong nguyên phân và giảm phân khi biết kiểu gen của tế bào ban đầu trong trường hợp bình thường và đột biến.
- Bài tập vận dụng về đột biến số lượng NST: xác định bộ NST/kiểu gen của các tế bào con được tạo ra sau nguyên phân và giảm phân I không bình thường khi biết bộ NST/kiểu gen của tế bào ban đầu.
- Bài tập di truyền người (bài tập phả hệ) liên quan tới 1 và 2 loại tính trạng (bệnh), trong đó mỗi tính trạng (bệnh) do 1gen nằm trên NST thường quy định.
- Bài tập tự thụ phấn liên quan tới 1 gen nằm trên NST thường hoặc 2 gen nằm trên NST thường (phân ly độc lập).
- Bài tập về sinh thái học:
+ Bài tập phân tích, vẽ sơ đồ, giải thích sơ đồ, đồ thị, biểu đồ về giới hạn sinh thái, tháp tuổi, cơ chế điều chỉnh mật độ của quần thể, chuỗi – lưới thức ăn, mối quan hệ giữa các loài trong quần xã…
+ Bài tập vận dụng lí thuyết sinh thái để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
2.2. Những dạng bài tập không có trong đề thi:
- Các dạng bài tập tính toán về ADN, ARN, Prôtêin: các dạng bài tập về cấu trúc và các cơ chế di truyền (tự nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp chuỗi axit amin).
- Các dạng bài tập về nhiễm sắc thể, nguyên phân, giảm phân và thụ tinh: tính số NST môi trường cung cấp cho các quá trình nguyên phân, giảm phân; tính số tế bào sinh trứng, số tế bào sinh tinh, hiệu suất thụ tinh.
- Dạng bài tập liên quan đến di truyền liên kết với giới tính
3. Chú ý:
Phạm vi kiến thức: Bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng và nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS - THPT mà sở đã ban hành); theo hướng thi học sinh giỏi./.
Cấu trúc đề thi môn Sử vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: LỊCH SỬ - ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Lịch sử cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 40%;
- Thông hiểu: khoảng 30%;
- Vận dụng: khoảng 20%;
- Vận dụng cao: khoảng 10%.
II. Hình thức thi: tự luận.
III. Nội dung kiến thức:
PHẦN 1 – LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến nay
- Liên Xô từ 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
- Các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ năm 1945 đến nay.
- Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay.
- Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay.
- Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay.
PHẦN 2 - LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
1. Việt Nam trong những năm 1919 -1930
- Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Phong trào cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1919-1926).
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 – 1925.
2. Việt Nam từ năm 1930 - 1945
- Việt Nam trong những năm 1930-1939:
+ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
+ Phong trào cách mạng 1930 - 1931
- Cuộc vận động tiến tới Cách mạng tháng Tám nặm 1945:
+ Tác động của chiến tranh thế giới thứ hai đến Việt Nam.
+ Sự ra đời và vai trò của mặt trận Việt minh
+ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
3. Việt Nam từ 1945 - 1954
- Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân (1945 – 1946)
- Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954:
+ Nguyên nhân bùng nổ và đường lối kháng chiến chống Pháp.
+ Các chiến dịch lớn trên mặt trận quân sự: Việt Bắc thu đông 1947, Biên giới thu đông 1950, Đông Xuân 1953 – 1954, Điện Biên Phủ 1954.
+ Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954; Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp.
4. Lịch sử việt Nam từ năm 1954 đến năm 2000
- Khái quát tình hình và nhiệm vụ cách mạng hai miền.
- Phong trào Đồng khởi
- Các chiến lược chiến tranh lớn của Mĩ ở miền Nam từ 1961 – 1973 và cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.
- Hiệp định Pari 1973
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975.
- Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ.
- Đường lối đổi mới của Đảng và thành tựu thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990).
>> Đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Sử năm 2019 - THPT Chuyên Lê Hồng Phong
Cấu trúc đề thi môn Địa vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
I. Yêu cầu của đề thi
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Mức độ nhận thức
- Nhận biết: khoảng 30%.
- Thông hiểu: khoảng 30%.
- Vận dụng: khoảng 20%.
- Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Hình thức: Tự luận
III. Nội dung kiến thức
1. Chuyên đề 1: Địa lí Tự nhiên Việt Nam (chủ yếu ở mức độ nhận biết và thông hiểu).
2. Chuyên đề 2: Địa lí dân cư.
3. Chuyên đề 3: Địa lí kinh tế chung và các ngành kinh tế.
4. Chuyên đề 4: Sự phân hoá lãnh thổ (Các vùng kinh tế Việt Nam và vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo).
5. Chuyên đề 5: Các kĩ năng về biểu đồ, phân tích bảng số liệu.
Lưu ý: Học sinh được sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam do NXB Giáo dục từ năm 2009.
Cấu trúc đề thi môn Tin học vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: TIN HỌC- ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tin học cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
Học sinh cần nắm vững phần Ngôn ngữ lập trình bậc cao đã học ở cấp THCS (ngôn ngữ lập trình Pascal hoặc C++) để lập được chương trình giải một số bài toán.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Vận dụng: khoảng 50%;
- Vận dụng cao: khoảng 50%.
II. Hình thức thi: Học sinh làm bài trên máy tính.
III. Thời gian làm bài: 150 phút
IV. Nội dung kiến thức:
Đề thi gồm các câu, có các dạng sau đây:
- Lập chương trình giải các bài toán đơn giản.
- Lập chương trình để giải bài toán nâng cao với tổ chức dữ liệu phù hợp (tìm kiếm, sắp xếp…).
- Lập chương trình để tìm kết quả của bài toán đếm (cấu hình tổ hợp, hoán vị, chỉnh hợp, …)
Cấu trúc đề thi môn tiếng Nga vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
MÔN: TIẾNG NGA – ĐỀ CHUNG
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9 (thực hiện theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định). Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức
- Nhận biết: khoảng 40%;
- Thông hiểu: khoảng 30%;
- Vận dụng: khoảng 20%;
- Vận dụng cao: khoảng 10%.
II. Hình thức thi: thi viết
- Tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, tỷ lệ điểm dành cho trắc nghiệm khách quan không quá 50% tổng số điểm toàn bài.
- Thời gian làm bài: 90 phút.
III. Nội dung kiến thức: Đề thi gồm có các dạng bài tập được phân bố như sau:
PHẦN I
Bài tập ngữ pháp (cấp độ từ): danh từ/ động từ/ tính từ/ đại từ/ số từ/ giới từ/ liên từ
Bài tập ngữ pháp (cấp độ câu): kết thúc câu/ viết câu dựa vào từ gợi ý/ viết câu đồng nghĩa - trái nghĩa/chuyển câu trực tiếp - câu gián tiếp/ chuyển câu đơn - câu phức
Bài tập từ vựng: ý nghĩa từ vựng/ cấu tạo từ/ từ cùng gốc/ từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Bài tập sửa lỗi
PHẦN II
Bài tập tình huống giao tiếp
Bài tập văn bản điền khuyết: điền từ/ điền cụm từ
Bài tập văn bản đọc hiểu: trả lời câu hỏi/ kết thúc câu/ chọn phương án đúng (hoặc sai) theo nội dung văn bản
MÔN: TIẾNG NGA - ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung:
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tiếng Nga cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về các cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 20%;
- Thông hiểu: khoảng 30%;
- Vận dụng: khoảng 30%;
- Vận dụng cao: khoảng 20%.
II. Hình thức thi: thi nói và thi viết
A/ Thi nói: chiếm 10% tổng số điểm bài thi
- Thí sinh thi theo hình thức độc thoại.
- Thí sinh có 05 phút để chuẩn bị và 02 phút để nói.
- Chủ đề nói nằm trong chương trình Tiếng Nga THCS.
B/ Thi viết: chiếm 90% tổng số điểm bài thi
- Gồm các kĩ năng Nghe, Đọc, Viết và Từ vựng-Ngữ pháp.
- Thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, số điểm dành cho trắc nghiệm khách quan không quá 30% tổng số điểm toàn bài.
- Thời gian làm bài: 120 phút.
III. Nội dung kiến thức: Đề thi gồm có các dạng bài tập được phân bố như sau:
PHẦN I
Bài tập nghe hiểu: điền từ, cụm từ vào chỗ trống/ trả lời câu hỏi/ kết thúc câu/ chọn phương án đúng - sai theo nội dung bài nghe
PHẦN II
Bài tập ngữ pháp (cấp độ từ): danh từ/ động từ/ tính từ/ đại từ/ số từ/ giới từ/ liên từ
Bài tập ngữ pháp (cấp độ câu): kết thúc câu/ viết câu dựa vào từ gợi ý/ viết câu đồng nghĩa - trái nghĩa/chuyển câu trực tiếp - câu gián tiếp/ chuyển câu đơn - câu phức
Bài tập từ vựng: ý nghĩa từ vựng/ cấu tạo từ/ từ cùng gốc/ từ đồng nghĩa - trái nghĩa
Bài tập sửa lỗi
PHẦN III
Bài tập văn bản điền khuyết: điền từ/ điền cụm từ
Bài tập văn bản đọc hiểu: trả lời câu hỏi/ kết thúc câu/ chọn phương án đúng – sai theo nội dung văn bản
PHẦN IV
Bài tập kiểm tra kiến thức đất nước học
Bài tập viết luận: viết một bài luận khoảng 150 từ thuộc một trong các chủ điểm đã học trong chương trình Tiếng Nga THCS.
Cấu trúc đề thi môn tiếng Pháp vào 10 chuyên Lê Hồng Phong
Môn: TIẾNG PHÁP – ĐỀ CHUYÊN
I. Yêu cầu chung
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9, bám vào chuẩn kiến thức kỹ năng lớp 9 hiện hành và có một số phần mở rộng nâng cao (nội dung trong chương trình liên thông các môn cấp THCS-THPT mà Sở GDĐT đã ban hành; đồng thời căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học môn Tiếng Pháp cấp THCS học kì II năm học 2019 – 2020 theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định. Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 20%
- Thông hiểu: khoảng 20%
- Vận dụng: khoảng 30%
- Vận dụng cao: khoảng 30%
II. Nội dung, hình thức thi: Gồm 02 phần thi
A/ Thi Nói: Chiếm 10% tổng số điểm bài thi.
- Thí sinh thi theo hình thức độc thoại.
- Thí sinh có 05 phút để chuẩn bị và 02 phút để nói.
- Chủ đề nói nằm trong chương trình Tiếng Pháp lớp 9 hiện hành.
B/ Thi Viết: Chiếm 90% tổng số điểm bài thi
- Gồm các kĩ năng Nghe, Đọc, Viết và Từ vựng-Ngữ pháp.
- Thi theo hình thức tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, số điểm dành cho trắc nghiệm khách quan không quá 3,0 điểm.
- Thời gian làm bài: 120 phút.
I. Nghe hiểu
II. Ngữ pháp
1. Các loại đại từ : Đại từ nhân xưng, đại từ trạng ngữ (en, y), đại từ trung tính (le), đại từ chỉ định, đại từ sở hữu, đại từ không xác định, đại từ quan hệ.
2. Tính từ : Giống, số
3. Động từ :
Thức tự thuật :
Hiện tại, quá khứ, quá khứ tiếp diễn, tiền quá khứ,
tương lai đơn giản, tiền tương lai.
Thức điều kiện :Hiện tại/ quá khứ
Phân từ hiện tại, gérondif.
Phân từ quá khứ
Thức tùy thuộc
Thức mệnh lệnh
4. Từ không đổi :
- Giới từ
-Trạng từ
- Từ nối
+ Chỉ nguyên nhân : à cause de, grâce à, parce que, comme …..
+ Chỉ hậu quả : donc, si bien que, alors, …..
+ Chỉ mục đích : pour que, afin que …..
+ Chỉ sự đối lập và nhượng bộ : mais, pourtant, bien que …..
+ Chỉ điều kiện : si + présent/imparfait/, à condition que/de …..
+ Chỉ sự so sánh : plus/moins/aussi/autant …..
5. Câu :
- Câu chủ động-câu bị động
- Câu trực tiếp-câu gián tiếp
- Câu đơn- câu phức
III. Từ vựng :
- Cấu tạo từ (nominalisation, formation des verbes, des noms, des adverbes…)
- Từ đồng nghĩa
- Từ trái nghĩa
IV. Viết:
1. Hoàn Thành câu
2. Viết luận
V. Đọc hiểu :
1. Bài khóa điền từ
2. Bài khóa khoảng 350 đến 450 từ-trả lời câu hỏi
----Hết----
Môn: TIẾNG PHÁP – ĐỀ CHUNG
I. Yêu cầu chung
1. Nội dung đề thi tuyển sinh nằm trong chương trình THCS chủ yếu là lớp 9 (thực hiện theo công văn số 1113/BGDĐT-GDTrH ngày 30/3/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 443/SGDĐT ngày 03/4/2020 của Sở GDĐT Nam Định). Đề thi đảm bảo độ phân hoá, coi trọng đánh giá năng lực người học, tăng cường câu hỏi mở, vận dụng kiến thức giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
2. Yêu cầu về cấp độ nhận thức:
- Nhận biết: khoảng 30%
- Thông hiểu: khoảng 30%
- Vận dụng: khoảng 20%
- Vận dụng cao: khoảng 20%
II. Hình thức thi:
Tự luận kết hợp trắc nghiệm khách quan, tỉ lệ điểm dành cho trắc nghiệm khách quan không quá 50% tổng số điểm của toàn bài.
III. Thời gian làm bài: 90 phút.
IV. Nội dung kiến thức
A. Ngữ pháp
1. Các loại đại từ :Đại từ nhân xưng, đại từ trạng ngữ (en, y), đại từ trung tính (le), đại từ chỉ định, đại từ sở hữu, đại từ không xác định, đại từ quan hệ.
2. Tính từ :Giống, số
3. Động từ :
Thức tự thuật : Hiện tại, quá khứ, quá khứ tiếp diễn, tương lai đơn giản.
Thức điều kiện : Hiện tại
Thức tùy thuộc hiện tại
Thức mệnh lệnh
4. Từ không đổi :
- Giới từ
-Trạng từ
- Từ nối
+ Chỉ nguyên nhân : à cause de, grâce à, parce que, comme …..
+ Chỉ sự đối lập và nhượng bộ : mais, pourtant, bien que …..
+ Chỉ điều kiện : si + présent/imparfait/, à condition que/de …..
+ Chỉ sự so sánh : plus/moins/aussi/autant …..
5. Câu :
- Câu chủ động-câu bị động
- Câu trực tiếp-câu gián tiếp
- Câu đơn- câu phức
B. Từ vựng :
- Đồng nghĩa
- Trái nghĩa
- Từ cùng họ
C. Đọc hiểu :
1. Bài khóa điền từ
2. Bài khóa khoảng 300 đến 350 từ-trả lời câu hỏi
----Hết----
Trên đây là tổng hợp cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT chuyên Lê Hồng Phong năm học 2020-2021 do Sở GD&ĐT Nam Định phê duyệt, mong rằng nội dung này sẽ giúp các em ôn luyện kiến thức thật tốt.