Câu hỏi
Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp trong chiến tranh tác động như thế nào tới nền kinh tế của nước ta?
Trang 145 SGK Lịch Sử 11
Hướng dẫn trả lời
Dựa vào nội dung tại trang 146 và 147 hoặc xem tóm tắt kiến thức lịch sử 11 bài 24 để trả lời câu hỏi này.
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 147 SGK Sử 11
Sự cướp bóc ráo riết của thực dân Pháp trong những năm chiến tranh đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế nước ta:
1. Công, thương nghiệp:
- Pháp bỏ thêm vốn vào ngành khai mỏ. Một số công ti than mới xuất hiện như: công ti than Tuyên Quang (1915), Đông Triều (1916),…
- Tư bản Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt được kinh doanh tương đối tự do, khiến cho công thương nghiệp và giao thông vận tải ở Việt Nam có điều kiện phát triển.
- Các xí nghiệp của người Việt có từ trước chiến tranh đều được mở rộng phạm vi và quy mô, xuất hiện nhiều xí nghiệp mới.
2 Nông nghiệp:
- Từ chỗ độc canh cây lúa đã chuyển một phần sang trồng các loại cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu , lạc,…
- Nông nghiệp trồng lúa gặp nhiều khó khăn, hạn hán, đê vỡ, mất mùa,…
Xem thêm
Những chính sách khai thác thuộc địa của Pháp trong chiến tranh đã tác động như thế nào đến các tầng lớp xã hội Việt Nam?
Trả lời câu hỏi trang 148 SGK Sử 11
Bổ sung kiến thức
Trong khi cố gắng khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của Đông Dương để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp trấn áp tất cả hoạt động chính trị đòi độc lập ở Việt Nam. Việt Nam là một thuộc địa đóng góp nhiều nhân lực và vật lực cho Đế quốc Pháp. Rất nhiều người Việt tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Có thể món ăn phở xuất hiện khoảng năm 1910-1912, ngay trước khi những người di cư bị bắt ép đầu tiên từ Việt Nam đặt chân đến Pháp để giúp "mẫu quốc" đẩy lùi sự xâm lược của Đức trong chiến tranh. Sự tham chiến của Pháp khiến hàng chục ngàn người Việt Nam bị cưỡng bức chiến đấu và lao dịch ở châu Âu, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn khắp Nam Kỳ. Có đến 50.000 binh lính và 50.000 lao công người Việt, bị cưỡng chế kéo khỏi những làng mạc, được đưa sang châu Âu chiến đấu cho Pháp trong chiến tranh. Họ bị gọi nhập ngũ, và hàng ngàn đã tử trận ở Somme và Picardy, gần bờ biển Bỉ và rất nhiều nữa hy sinh ở chiến trường Trung Đông đẫm máu.
Trải qua những sự tiếp xúc với người châu Âu, vài người đã có nhận thức chính trị về sự tự trị của quốc gia và đấu tranh cách mạng. Việt Nam còn phải đóng góp 184 triệu đồng bạc dưới hình thức vay nợ và 336.000 tấn lương thực. Những gánh nặng kinh tế này khiến dân chúng tại Việt Nam bất mãn, hơn nữa nông nghiệp gặp khó khăn bởi thiên tai từ 1914 đến 1917. Hơn 30.000 người Việt Nam đã chết trong cuộc chiến và 60.000 bị thương. Người dân Việt Nam còn bị buộc phải chịu thêm nhiều sưu thuế nặng nề để tài trợ nỗ lực chiến tranh của Pháp.
Theo wikipedia
Hướng dẫn soạn sử 11