Câu 1
Vì sao quá trình phong hoá lại xảy ra mạnh nhất ở bề mặt Trái Đất?
Lời giải câu hỏi thảo luận trang 32 SGK Địa lí 10
Vì bề mặt Trái Đất là nơi tiếp xúc với bầu khí quyển, thủy quyển và sinh quyển: nơi diễn ra các hiện tượng thời tiết khí hậu (mây, mưa, gió, nắng…), có các dòng chảy sông ngòi, sóng biển..và là nơi sinh sống của sinh vật.
⟹ Đây là những tác nhân tác động trực tiếp đến quá trình phá hủy và biến đổi các loại đá, khoáng vật (quá trình phong hóa).
Xem thêm hướng dẫn làm bài tập Địa lớp 10 tại doctailieu.com
Câu 2
Vì sao phong hoá lí học lại xảy ra mạnh ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) và miền có khí hậu lạnh?
Lời giải
- Các khoáng vật tạo đá có khả năng dãn nở khi nhiệt độ tăng lên và co lại khi nhiệt độ giảm xuống. Vì thế, ở các miền khí hậu khô nóng (hoang mạc và bán hoang mạc) do có biên độ dao động nhiệt giữa ngày và đêm lớn, nên quá phong hoá lí học lại xảy ra mạnh.
- Ở miền có khí hậu lạnh, khi nhiệt độ hạ thấp tới 0 độ C, nước trong các khe nứt của đá hoá hăng, đồng thời thể tích của nước cũng tăng lên, do đó tác động lên thành khe nứt và làm cho nó bị dãn thêm. Nếu hiện hoá băng - băng tan xảy ra nhiều lần sẽ làm cho đá bị vỡ thành những tảng và mảnh vụn.
>> Xem tiếp: Câu hỏi thảo luận trang 34 SGK Địa lí 10