Trang chủ

Câu hỏi thảo luận trang 123 SGK Lịch sử 10

Xuất bản: 30/11/2018

Trả lời câu hỏi thảo luận trang 123 Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10: Văn học Việt Nam thế kỉ XVII - XVIII có gì mới,...

Mục lục nội dung

Câu 1

Văn học Việt Nam thế kỉ XVII - XVIII có gì mới? Điểm mới đó nói lên điều gì?

Lời giải câu hỏi thảo luận trang 123 SGK Lịch sử 10

* Điểm mới của văn học thế kỉ XVII - XVIII:

- Văn học chữ Hán:

+ Cùng với sự suy thoái của Nho giáo, văn học chữ Hán mất dần vị thế.

+ Tuy vậy, ở Đàng Trong, xuất hiện một số nhà thơ, hội thơ, nhà nghiên cứu biên soạn các sưu tập thơ văn, một số người viết truyện kí,… góp phần làm cho văn học thêm phong phú.

- Văn học chữ Nôm: phát triển.

+ Xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Đào Duy Từ,…

+ Hình thành những áng thơ Nôm bất hủ như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc,…

- Văn học dân gian: phát triển.

+ Trong nhân dân hình thành và phát triển một trào lưu văn học dân gian khá rầm rộ, nhân dân sáng tác hàng loạt ca dao, tục ngữ, truyện cười, truyện dân gian,…

+ Văn học dân gian ở các vùng dân tộc ít người cũng phát triển, phản ánh cuộc sống tinh thần và tâm linh của người dân đương thời.

* Điểm mới này nói lên: đời sống nhân dân ngày càng đa dạng, phong phú. Văn học, thơ ca không chỉ phát triển ở một bộ phận nữa mà được phổ biến rộng rãi trong toàn thể quần chúng nhân dân.

Xem lại bài trướcCâu hỏi thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 10

Câu 2​​​​​​​

Nêu một vài công trình nghệ thuật hay làn điệu dân ca ở địa phương mà em biết.

Lời giải 

* Một vài công trình nghệ thuật:

-    Chùa Thầy

-    Chùa Tây Phương

* Một vài làn điệu dân ca ở địa phương:

Người Việt ở Quảng Ngãi có các loại hò dùng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt cộng đồng. Nếu chia theo môi trường diễn xướng thì có thể chia làm 2 loại: hò trên cạn và hò trên sông, nước.

Có các thể loại: hò giã gạo, hò đầm nền, hò đi cấy, hò xay lúa, hò tát nước, hò đạp xe nước, hò giã vôi, hò đẩy che mía... Tất cả các loại hò này là những sinh hoạt văn hóa văn nghệ thường gắn liền với môi trường hoạt động sinh hoạt, sản xuất trên ruộng lúa, ruộng mía, trên rẫy, trong nhà, ngoài sân, bến bãi, sân đình... Tiết tấu, giai điệu của từng điệu hò phù hợp với hoạt động sinh hoạt hoặc lao động sản xuất, như vòng quay của cối xay lúa, vòng quay của xe đạp nước, nhịp chày giã gạo, nhịp chân đầm nền, nhịp tay cấy lúa... Nội dung của các loại hò này tùy thuộc vào sự "tức cảnh sinh tình" của một cá nhân hay của hai người (nếu là đối đáp), hoặc của một nhóm người, không phân biệt là mỗi loại hò có mỗi nội dung riêng. Có khi là những lời trêu chọc, có khi là để tỏ bày tình cảm, có khi là để quên nỗi vất vả trong lúc lao động... Thường một cuộc sinh hoạt theo các loại hò có nhiều người cùng tham gia. Trong đó có một người xướng (hô), một số người hò theo (xô, ứng), theo trình tự có xướng, có vào hò và kết hò.

Đó là những điệu hò phổ biến, giai điệu, tiết tấu, lời ca tùy hứng, mặc dù có nhiều bài đã có sẵn lời (lời cũ). Tuy nhiên, cũng có điệu hò có tiết tấu ổn định, gọn ghẽ, giai điệu trong sáng, mạnh, như hò giã vôi chẳng hạn.

Câu 3​​​​​​​

Chứng minh sự phong phú của nghệ thuật Việt Nam ở các thế kỉ XVI - XVIII

Lời giải 

- Nghệ thuật kiến trúc điêu khắc phát triển và đạt nhiều công trình có giá trị: chùa Thiên Mụ, các tượng La Hán ở chùa Tây Phương,... xuất hiện một số tượng nhân vật (vua, chúa,…) tranh vẽ chân dung.

- Trào lưu nghệ thuật dân gian được hình thành.

- Nghệ thuật sân khấu phát triển: nhiều phường tuồng, phường chèo...

- Ngoài ra còn phổ biến hàng loạt làn điệu dân ca mang tính địa phương đậm nét như quan họ, hò, vè, si,...

>> Xem tiếp Câu hỏi thảo luận trang 124 SGK Lịch sử 10 hoặc xem thêm hướng dẫn làm bài tập Lịch sử 10 tại doctailieu.com

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM