Trang chủ

Câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Sử 8

Xuất bản: 03/03/2019 - Cập nhật: 04/03/2019

Trả lời câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Sử 8. Dưới đây là câu trả lời câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Lịch Sử 8, các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản

Câu hỏi 1

Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới nào đã xuất hiện?

» Ôn tập Câu hỏi bài 29 trang 141 sgk Sử 8

Trả lời Câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Sử 8

Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp, tầng lớp mới đã xuất hiện là: tư sản, tiểu tư sản thành thị và giai cấp công nhân.

Câu hỏi 2

Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Trả lời Câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Sử 8

* Tầng lớp nông dân

- Cuộc sống cơ cực trăm bề nên căm ghét chế độ bóc lột của thực dân Pháp, có ý thức dân tộc sâu sắc.

- Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chế độ phong kiến

* Tầng lớp công nhân

- Thành phần phần lớn xuất thân từ nông thôn, không có ruộng đất, phải bỏ làng đi ra các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền làm thuê.

- Do bị thực dân phong kiến và tư sản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

* Tầng lớp tư sản

- Thành phần đa số là các chủ hãng buôn bán, ngoài ra có một số là thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ xưởng thủ công.

- Do bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép. Với tiềm lực kinh tế yếu ớt, nên chỉ muốn có điều kiện làm ăn, buôn bán dễ dàng, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX.

* Tầng lớp tiểu tư sản

- Thành phần của tầng lớp này xuất thân từ các chủ xưởng thủ công nhỏ, những viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo...

- Cuộc sống của họ rất bấp bênh và do có ý thức dân tộc nên học tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

* Tầng lớp địa chủ phong kiến

- Đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Một bộ phận câu kết với đế quốc để áp bức, bóc lột nhân dân.

- Một số địa chủ vừa và nhỏ vẫn có tinh thần yêu nước.

Câu hỏi 3

Tại sao các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?

Trả lời Câu hỏi bài 29 trang 142 sgk Sử 8

Các nhà yêu nước ở Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản vì:

- Nhật Bản là một nước ở châu Á, có điều kiện tự nhiên và xã hội gần giống Việt Nam.

- Đầu thế kỉ XX, Nhật Bản nhờ có cuộc Duy tân Minh Trị, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mà trở nên giàu mạnh và thoát khỏi số phận trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Điều này đã kích thích nhiều nhà yêu nước Việt Nam lúc bấy giờ noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản.

» Xem tiếp Bài 1 trang 143 sgk Sử 8

----------------------------------------------------------

Pháp chi phối bộ máy chính quyền ở nước ta như thế nào? và lời giải các câu hỏi  Chương 2: Xã hội Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1918 - sgk Sử 8 cùng hướng dẫn giải các dạng bài tập Lịch Sử lớp 8 khác, mời các em truy cập doctailieu.com

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM