Trang chủ

Trả lời câu hỏi thảo luận 2 trang 149 SGK lịch sử 11

Xuất bản: 28/03/2019 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 2 trang 149 SGK Sử 11: Việc vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?

Câu hỏi

Việc vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa như thế nào?

Trang 149 SGK Lịch Sử 11

Hướng dẫn trả lời

Dựa vào nội dung trang 149 SGK hoặc mục 2 cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân phần 2 tóm tắt kiến thức lịch sử 11 bài 24 của ĐọcTàiLiệu để suy luận trả lời câu hỏi

Gợi ý trả lời câu hỏi 2 trang 149 SGK Sử 11

Việc vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế có ý nghĩa:

- Khẳng định việc tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân là mong muốn chính đáng của sĩ phu yêu nước.

- Xuất phát từ tinh thần yêu nước, đấu tranh bất khuất, muốn giải phóng dân tộc của vua Duy Tân.

Xem thêm:

  • Trả lời câu hỏi 1 trang 149 SGK Sử 11Trong thời gian đầu chiến tranh, Việt Nam Quang Phục hội đã hoạt động với những hình thức nào?
  • Trả lời câu hỏi trang 150 SGK sử 11: Ý nghĩa việc binh lính người Việt tham gia phong trào yêu nước trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất

Bổ sung kiến thức

Vua Duy tân tham gia cuộc vận động khởi nghĩa năm 1916 ở Huế

Tháng 4 năm 1916, khi vua Duy Tân ra bãi tắm Cửa Tùng nghỉ mát, Phạm Hữu Khánh có đưa cho vua một bức thư của hai lãnh tụ Trần Cao Vân và Thái Phiên. Duy Tân đọc thư và muốn gặp hai người này. Ngày hôm sau, ba người cùng đến câu cá ở Hậu hồ, vua Duy Tân đồng ý cùng tham gia khởi nghĩa. Khởi nghĩa dự định được tổ chức vào 1 giờ sáng ngày 3 tháng 5.

Nhưng cuối tháng 4, một thành viên của Việt Nam Quang phục Hội ở Quảng Ngãi là Võ An đã làm lộ tin. Chiều ngày 2 tháng 5, công sứ Pháp ở Quảng Ngãi là de Taste mật điện với Khâm sứ Trung Kỳ biết tin. Nghe tin, khâm sứ Charles ra lệnh thu súng ở các trại lính người Việt cất vào kho và cấm trại không cho một người lính Việt nào ra ngoài.

Đêm 2 tháng 5, Trần Cao Vân và Thái Phiên đưa thuyền đến bến Thương Bạc đón vua Duy Tân. Nhà vua cải trang theo lối thường dân đi cùng hai người hộ vệ là Tôn Thái Đề và Nguyễn Quang Siêu. Họ tới làng Hà Trung, lên nhà một hội viên Việt Nam Quang Phục hội để chờ giờ phát lệnh bằng súng thần công ở Huế. Nhưng chờ đến ba giờ sáng vẫn không nghe hiệu lệnh, biết đã thất bại, Trần Cao Vân và Thái Phiên định đưa vua Duy Tân tới vùng Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sáng ngày 6 tháng 5 năm 1916, họ bị bắt

Khâm sứ tại Huế Charles và Toàn quyền thuyết phục vua Duy Tân trở lại ngai vàng nhưng ông không đồng ý:

"Các ngài muốn bắt buộc tôi phải làm vua nước Nam, thì hãy coi tôi như là một ông vua đã trưởng thành và có quyền tự do hành động, nhất là quyền tự do trao đổi tin tức và ý kiến với chính phủ Pháp."

Pháp bắt triều đình Huế phải xử, Thượng thư Bộ Học Hồ Đắc Trung được ủy nhiệm thảo bản án. Trần Cao Vân khi đó bị giam trong ngục, nhờ được người đưa tin cho Hồ Đắc Trung xin được lãnh hết tội và xin tha cho vua. Hồ Đắc Trung làm án đổ hết tội cho 4 người Thái Phiên, Trần Cao Vân, Tôn Thất Đề và Nguyễn Quang Siêu. Bốn người bị xử chém ở An Hòa. Vua Duy Tân bị đày đi đảo La Réunion ở Ấn Độ Dương cùng với vua cha Thành Thái vào năm 1916.

Theo : Wikipedia

Hướng dẫn soạn lịch sử lớp 11

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM