Trang chủ

Câu hỏi 1 trang 86 Lịch Sử 11: Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em

Xuất bản: 04/01/2024 - Cập nhật: 05/01/2024 - Tác giả:

Câu hỏi 1 trang 86 Lịch Sử 11: Các tư liệu 1, 2 cung cấp thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

Cùng Đọc tài liệu đi vào chuẩn bị trước các câu hỏi trong nội dung Giải Lịch Sử 11 Bài 13: Việt Nam và Biển Đông - Kết nối tri thức với cuộc sống để có thể chuẩn bị sẵn sàng trước khi tới lớp các em nhé!

Câu hỏi:  Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?

TƯ LIỆU 1. Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn sáu tháng, đi bằng năm chiếc thuyền nhỏ, ra biển ba ngày ba đêm thì đến đảo ấy. Lấy được hóa vật của tàu như là gươm ngựa, hoa bạc, hòn bạc, đồ đồng, khối chì, súng, ngà voi, đồ sứ, đồ chiêm, cùng là vỏ đồi mồi, hải sâm, hạt ốc vân rất nhiều... Đến kì tháng 8 thì về.

Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải. Lệnh cho đi chiếc thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên.

(Theo Lê Quý Đôn, Phủ biên tạp lục, NXB Văn hoá – Thông tin, 2007, tr. 155) 

TƯ LIỆU 2. Trong bản ghi chú gửi Vụ Châu Á đại dương, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã viết: “Việc chiếm hữu quần đảo Spartly (Trường Sa) do Pháp tiến hành năm 1930 – 1932 là nhân danh Hoàng đế An Nam. Trong trường hợp này, danh nghĩa mà Pháp đòi hỏi ở đây là việc thực thi chủ quyền có từ trước [...], và với tư cách là nước bảo hộ, chịu trách nhiệm về các quan hệ đối ngoại của An Nam, Pháp có thể sử dụng các quyền đó để chặn nước thứ ba, và có thể nhận được xét xử quốc tế việc thừa nhận các quyền nói trên”.

(Theo Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, Những bằng chứng về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr. 124)

Trả lời:

Đoạn tư liệu 1:

- Nội dung chủ đạo của đoạn tư liệu là: trong các thế kỉ XVII - XIX, Việt Nam đã thực hiện các hoạt động xác lập chủ quyền, quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, thông qua việc thành lập và hoạt động của các hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

- Đoạn tư liệu cũng cung cấp cho chúng ta một số hiểu biết về hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải, cụ thể là:

+ Hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải là hai tổ chức dân binh độc đáo, vừa có chức năng kinh tế (khai thác tài nguyên biển) vừa có chức năng kiểm soát, quản lí biển, đảo. Nhiệm vụ của họ là: (1) khai thác các sản vật quý (như: đồi mồi, hải sâm,…); (2) thu lượm hàng hóa từ những con tàu bị đắm; (3) bảo vệ chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

+ Hoạt động của đội Hoàng Sa và Bắc Hải được tiến hành đều đặn, thường xuyên từ tháng 2 đến tháng 8 hằng năm.

Đoạn tư liệu 2: cho cúng ta biết thông tin: trong những năm 1884 - 1945, chính quyền thực dân Pháp (khi đó là đại diện ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn) đã tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.

Hoặc:

Tư liệu 1 cung cấp thông tin về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa từ thế kỷ 17. Theo đó, nhà Nguyễn đã thành lập Đội Hoàng Sa, một tổ chức chuyên trách đi khai thác và cắm mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Đội Hoàng Sa được tổ chức chặt chẽ, có nhiệm vụ đi hàng năm, mang theo lương thực, vũ khí, công cụ để khai thác hải sản, cắm mốc, dựng bia chủ quyền. Hoạt động của Đội Hoàng Sa đã thể hiện rõ ràng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, từ việc khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên quần đảo, cho đến việc cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền.

Tư liệu 2 cung cấp thông tin về việc Pháp đã thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa từ trước khi Pháp xâm lược Việt Nam. Trong bản ghi chú gửi Vụ Châu Á đại dương, Cố vấn pháp luật Bộ Ngoại giao Pháp đã thừa nhận việc chiếm hữu quần đảo Trường Sa của Pháp là nhân danh Hoàng đế An Nam, và rằng Pháp đã thừa kế quyền thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa. Điều này cho thấy, từ trước khi Pháp xâm lược Việt Nam, Việt Nam đã thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa một cách hòa bình, liên tục và không gặp phải sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào.

-/-

Trên đây là hướng dẫn trả lời câu hỏi:  Các tư liệu 1, 2 cung cấp cho em thông tin gì về hoạt động xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa?Các em có thể xem thêm các câu hỏi liên quan phần Soạn sử 11 nữa nhé:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM