Trang chủ

Phong trào Đồng Khởi 1959 -1960

Xuất bản: 12/04/2019 - Tác giả:

Em hãy trình bài hoàn cảnh, diễn biến , kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi 1959-1960 ?

Trả lời

* Hoàn cảnh lịch sử của phong trào Đồng Khởi 1959 -1960

- Mỹ - Diệm tiến hành tăng cường khủng bố đàn áp cách mạng, ra sắc lệnh “Đặc cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Thực hiện “đạo luật 10-59” công khai, chém giết người vô tội khắp miền nam.

- Trước tình hình đó, 1959: Hội nghị trung ương Đảng họp lần thứ V đề ra nghị quyết 15: Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền nam là khởi nghĩa giành lấy chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang.

- Được nghị quyết 15 soi sáng, phong trào nổi dậy khắp nơi thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre.

* Diễn biến của phong trào Đồng Khởi

- Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái, Vĩnh Thạnh (2/1959), Trà Bồng (8/1959), phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre

- Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện, toàn tỉnh Bến Tre, lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên…

* Kết quả: Phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.

* Ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi

- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.

- Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công

- Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam

» Tham khảo thêm: Nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp


Hướng dẫn soạn lịch sử 9  - Đọc Tài Liệu -

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM