Trang chủ

Câu 2 trang 13 Lịch Sử 5

Xuất bản: 10/11/2018 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 2 bài 5 trang 13 sách giáo khia lịch sử lớp 5 về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

Mục lục nội dung

Dựa vào câu hỏi trước (Câu 1 trang 13 SGK Lịch Sử 5) thì đã nẵm rõ được lịch sử và ý nghĩa của Phong trào Đông du, qua đó cũng hiểu rõ được nguyên nhân dẫn tới phong trào này thất bại. Dựa vào những lý thuyết đã học thì hãy lí giải một cách ngắn gọn nguyên nhân này.

Trả lời câu hỏi 2 trang 13 Lịch Sử 5

Câu hỏi

Vì sao phong trào Đông du thất bại?

Trả lời​​​​​​​

Nguyên nhân chính là do Phan Bội Châu và những người yêu nước chưa hiểu được bản chất của những nước đế quốc trong đó có Nhật Bản. Và Nhật lại sẵn sàng cấu kết với Pháp để hưởng lợi ích tốt hơn!

Tóm tắt lí do như sau:

Trong hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỉ XIX đã tan rã và bộ máy thống trị của thực dân Pháp ngày càng được củng cố, các nhà nho yêu nước ở Việt Nam cho rằng không thể đánh đuổi kẻ thù nếu không dựa vào sự viện trợ quân sự của nước ngoài. Để thực hiện ý định của mình, các nhà nho yêu nước đã lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Nước ngoài mà họ mong được sự giúp đỡ, trong những năm đầu thế kỉ XX, theo họ chỉ có thể là nước Nhật vừa mới đánh thắng nước Nga đế quốc phong kiến trong chiến tranh Nga - Nhật ( 1905) một nước “ cùng nền văn hoá, cùng nòi giống da vàng với ta”!

Đầu năm 1905, với nhiệt tình cứu nước, Phan Bội Châu sang Nhật để nhờ giúp khí giới, lương tiền. Nhưng người Nhật chỉ hứa nhận thanh niên nước ta sang Nhật học để “đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang đuổi Pháp về sau”.

Hội Duy Tân bèn tổ chức cơ sở trong nước và tìm cách bí mật đưa người sang Nhật học, mở đầu cho phong trào Đông Du.

Phong trào Đông Du lúc đầu tiến hành thuận lợi, số du học sinh có lúc đã lên tới gần 200 người. Nhưng trước phong trào Đông Du và những phong trào yêu nước khác lan rộng lúc đó, thực dân Pháp ra tay khủng bố. Tháng 9-1908, chúng cấu kết với bọn cầm quyền Nhật để giải tán tổ chức du học sinh của ta trên đất Nhật và trục xuất các nhà yêu nước của ta ra khỏi đất Nhật. Đến đầu năm sau, Phan Bội Châu cũng phải rời khỏi Nhật đi nơi khác và chuyển hoạt động của mình sang một hướng mới.

=> Phong trào Đông du tan rã.

Bài tiếp theo: Bài 6 sách giáo khoa lịch sử 5: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước


TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM