Trang chủ

Câu 1 trang 9 SGK Lịch sử 5

Xuất bản: 09/11/2018 - Tác giả:

Trả lời câu hỏi 1 bài 3 trang 9 sách giáo khia lịch sử lớp 5 về Cuộc phản công ở kinh thành Huế - Phong trào Cần Vương

Câu hỏi

Em hãy kể lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?

Trả lời

Tóm tắt cuộc phản công ở kinh thành Huế

- Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, theo lệnh Tôn Thất Thuyết quân ta tấn công vào đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp.

- Bị đánh bất ngờ, quân Pháp vô cùng bối rối. Nhưng nhờ có ưu thế về vũ khí, chúng ra sức cố thủ, đến gần sáng thì đánh trả lại.

- Quân giặc tiến vào kinh thành, mặc sức giết người, cướp của và tàn phá.

- Trước tình hình đó, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến.

Xem thêm

>>> Bài trước: Trả lời câu hỏi trang 9 SGK Lịch Sử 5 bài 3

>>> Bài tiếp theo: Câu 2 trang 9 SGK Lịch sử 5

Cuộc phản công ở kinh thành Huế năm 1885

Tình hình lúc đó: Tại Huế, triều đình cũng chia ra 2 phe: phe chủ chiến có hai ông Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường, phe chủ hòa (còn được gọi là "chủ hàng") có Trần Tiễn Thành, Nguyễn Hữu Độ, Gia Hưng quận vương... Với danh nghĩa Phụ chính đại thần, hai ông Thuyết, Tường, nắm hết quyền hành và ra mặt triệt hạ hết các nhân vật của phe chủ hòa và huy động việc kháng chiến từ Trung ra Bắc. Khâm sai Hoàng Kế Viêm trở ra hoạt động tại Sơn Tây, Trương Quang Đản ở Bắc Ninh, Tạ Hiện ở Nam Định, Phạm Vũ Mẫn, Nguyễn Thiện Thuật ở các tỉnh khác. Các ông này đều là các quan văn võ cao cấp của triều đình, hưởng ứng lời hịch Cần Vương.

Diễn biến:

Ngày 4 tháng 7 (tức 22 tháng 5 âm lịch), Tôn Thất Thuyết lệnh cho binh sĩ đặt đại bác hướng về phía tòa Khâm Sứ và đồn Mang Cá là hai địa điểm đóng quân của địch. Gần tối, Trần Xuân Soạn lần lượt cho đóng hết các cửa thành và đặt thêm súng thần công ở phía trên. Đêm đó, Tôn Thất Thuyết bí mật chia quân ở các dinh vệ làm hai đạo; một đạo giao cho em là Tôn Thất Lệ chỉ huy, nửa đêm dùng đò vượt sông Hương, sang hợp cùng với quân của Đề đốc thủy sư và Hiệp Lý đánh úp Tòa Khâm Sứ. Ngay trong đêm, họ đã phối hợp cùng 5.000 thủy binh của triều đình ở các trại dọc bờ sông để nổ súng tấn công. Pháo binh ở đông nam kinh thành Huế cũng nổ súng yểm trợ cho đội quân này.

Tôn Thất Thuyết cùng Trần Xuân Soạn ở bên này sông, sẽ chỉ huy đánh vào Trấn Bình đài; nhằm tiêu diệt đội quân tiếp viện của Pháp mới từ miền Bắc vào đang trú đóng ở đây. Ông còn cử một toán quân mai phục ở cầu Thanh Long, đề phòng Đại tá Pernot là người chỉ huy đội quân ở Mang Cá và các sĩ quan thuộc hạ ở Tòa Khâm Sứ về, qua cầu này thì đánh úp ngay[5]. Tôn Thất Thuyết chỉ huy đội quân thứ ba, đóng ở Hậu Bộ phía sau Đại nội vừa làm nhiệm vụ trợ chiến vừa làm dự bị.

Đêm 4, sáng ngày 5 tháng 7 năm 1885, trong khi người Pháp khao thưởng quân đội thì vào một giờ sáng Thuyết và Soạn cho bắn một phát đại bác làm hiệu lệnh để nhất tề tấn công vào Trấn Bình Đài, trong khi đó, bên kia sông, Tôn Thất Lệ chỉ huy quân cũng đồng loạt tấn công vào Tòa Khâm Sứ và Sứ quán Pháp. Tiếng đại bác vang động khắp kinh thành.

Xem chi tiết cuộc phản công ở kinh thành Huế trên wikipedia

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM