Cùng Đọc tài liệu trả lời câu hỏi 1 trong nội dung phần câu hỏi cuối bài, giúp các em chuẩn bị tốt nội dung soạn bài Tiếng gà trưa Cánh diều trước khi tới lớp.
Câu 1 trang 51 SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều
Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?
Trả lời
- Cảm xúc xuyên suốt bài thơ là cảm xúc, tình cảm của người cháu với bà và ổ trứng hồng.
- Cảm xúc đó được khơi gợi từ tiếng gà trưa trên đường mà người cháu đang hành quân xa nhà.
+ Trên đường đánh giặc người lính chợt nghe tiếng gà trưa nhảy ổ. Âm thanh quen thuộc ấy gợi về những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ về hình ảnh của những gà mái mơ, mái vàng đặc biệt là hình ảnh người bà với tình yêu và sự chăm nom đùm bọc cho cháu. Tiếng gà trưa đã đi cùng người lính vào cuộc chiến đấu cùng khắc sâu thâm tình của đất nước quê hương.
+ Diễn biến mạch cảm xúc : khi nghe thấy tiếng gà trưa ⟹ tiếng gà trưa gợi cho người chiến sĩ những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ
⟹ Nỗi nhớ thêm da diết với hình ảnh người bà tần tảo sớm hôm.
⟹ Nỗi nhớ khắc sâu hình ảnh quê hương, trở thành động lực thôi thúc người chiến sĩ cầm súng lên đường.
- Người xưng cháu trong bài thơ chính là tác giả Xuân Quỳnh đang trên đường hành quân, nghe được tiếng gà trưa và nhớ về người bà yêu quý.
Câu hỏi cuối bài Tiếng gà trưa
- Chú ý những dòng thơ có cấu trúc giống nhau trong khổ thơ này
- Tiếng gà trưa đã khơi gợi những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ
- Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào trong Tiếng gà trưa?
- Vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi "Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?". Hy vọng với trọn bộ Soạn văn 7 Cánh Diều do Đọc tài liệu biên soạn sẽ giúp các em học tốt môn Ngữ Văn!