Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Lượm

Xuất bản: 24/04/2023 - Tác giả:

Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Lượm. Gồm dàn ý và những đoạn văn mẫu giúp học sinh cảm nhận về hai khổ thơ cuối bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu

Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Lượm - Mẫu 1

“Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”

Hai khổ thơ cuối bài thơ "Lượm", nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng biện pháp láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba. Việc láy lại hai khổ thơ ở cuối bài có tác dụng như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.Với thể thơ bốn chữ, một thể thơ dân gian truyền thống phù hợp với lối kể chuyện có nhịp kể nhanh. Với cách ngắt đôi câu thơ đột ngột, và nghệ thuật tách câu thơ thành một khổ thơ riêng rất độc đáo, kết hợp với cách sử dụng câu hỏi tu từ, câu cảm thán... Lượm thật sự là một bài thơ hay, cảm động về một tấm gương bé bỏng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Lượm - Mẫu 2

“Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”

Trong hai khổ thơ cuối bài "Lượm", hình ảnh chú bé liên lạc - Lượm được lặp lại giống như dòng hồi ức của tác giả về người chiến sĩ nhỏ anh hùng. Hình ảnh của một chú bé loắt choắt" với "cái xắc xinh xinh", "cái chân thoăn thoắt", "cái đầu nghênh nghênh", "ca lô đội lệch", "mồm huýt sáo vang" giống như một chú chim nhỏ, nhanh nhen và đáng yêu. Tác giả so sánh chú bé với chim chích - một loài chim gần gũi thân thuộc với làng quê Việt Nam như muốn nói rằng: Lượm vẫn còn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Bài thơ "Lượm" không chỉ là một tác phẩm văn học với giá trị nghệ thuật cao, mà còn là một tài liệu lịch sử quý giá về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam. Hình ảnh chú bé Lượm với sự dũng cảm, hy sinh của mình đã khắc sâu trong tâm trí người đọc và truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ trẻ.

Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Lượm - Mẫu 3

Trong hai đoạn thơ cuối bài "Lượm", nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

“Lượm ơi, còn không?
Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

-/-

Hy vọng với những mẫu "Cảm nhận hai khổ thơ cuối bài Lượm" mà Đọc tài liệu tổng hợp, gửi tới các em trên đây cùng trọn bộ văn mẫu lớp 6 sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 6!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

BackToTop