Cùng Đọc tài liệu xem các cách trả lời câu 5 trang 39 thuộc nội dung Soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo - Bài 7: Anh hùng và nghệ sĩ - SGK ngữ văn 10 tập 2
Câu hỏi: Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo.
(Câu 5 trang 39 Ngữ văn 10 tập 2
Chân trời sáng tạo)Trả lời:
Cách trả lời 1:
Những lí lẽ kèm theo bằng chứng trong phần 1 của bài cáo:
+ Nước Đại Việt từ lâu đời đã có lãnh thổ riêng “núi sông bờ cõi đã chia”, chủ quyền riêng “Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập; Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyễn mỗi bên xưng đế một phương”, văn hoá riêng” “phong tục Bắc Nam cũng khác”.
+ Bởi thế, các triều đại phương Bắc muốn thôn tính nước ta đều chuốc lấy thất bại thảm hại “Lưu Cung (vua Nam Hán), Triệu Tiết (tướng nhà Tống), Toa Đô, 0 Mã Nhi (tướng nhà Nguyên) đều “thất bại”, “tiêu vong”, bị “bắt sống”, “giết tươi”.
=> Những lí lẽ và bằng chứng này rất xác đáng vì “Việc xưa xem xét, Chứng có còn ghi” rõ ràng, đầy đủ trong sử sách.
=> Mỗi lí lẽ đưa ra đều có bằng chứng đi kèm để chứng minh tính chân thật không ai có thể phủ nhận, từ đó tạo sức thuyết phục cho là nghị luận của tác giả và thể hiện rõ được mục đích viết bài cáo là công bố rộng rãi cùng toàn dân về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống lại giặc Minh xâm lược bảo vệ chủ quyền đã thắng lợi vẻ vang.
Cách trả lời 2:
* Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 của bài cáo:
- Lí lẽ: Đại Việt là một nước văn hiến, có lịch sử lâu đời.
- Bằng chứng: Bằng chứng về các triều đại trong lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
Trong phần 1, lí lẽ và bằng chứng đi liền với nhau. Bằng chứng được nêu ra ngay sau lí lẽ, làm sáng rõ và chứng minh cho lí lẽ.
* Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 2 của bài cáo:
- Lí lẽ: "Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa".
- Bằng chứng: "Nướng dân đen... Tan tác cả nghề canh cửi".
Trong phần 2, lí lẽ và bằng chứng cũng đi liền với nhau. Bằng chứng được đưa ra ngay sau lí lẽ, làm sáng rõ và chứng minh cho lí lẽ.
Cách trả lời 3:
- Ở phần 1. Tác giả đã khẳng định nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục Bắc Nam phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, lịch sử lâu đời trải qua các triều đại Triệu, Đinh, Lý, Trần, hào kiệt đời nào cũng có.
- Ở phần 2. Tác giả đã tố cáo tội ác của quân giặc trên nhiều mặt:
+ Khủng bố, sát hại người dân vô tội: Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tan, vùi con đỏ dưới hầm tai vạ, dối trời lừa dân...
+ Bóc lột bằng thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật nước ta: nặng thuế khóa sạch không đầm núi
+ Phá hoại môi trường, tiêu diệt sự sống: nát cả đất trời,
+ Bóc lột sức lao động, phá hoại sản xuất: người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc…, kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng…
Xem thêm các câu hỏi khác trong phần soạn bài:
- Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích
- Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì
- Bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa
- Bạn hình dung về khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b
- So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt
- Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của Bình ngô đại cáo
- Có nhận định rằng: Bình Ngô đại cáo là một bản tuyên ngôn độc lập
- Chứng minh nhân nghĩa trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
- Hãy tóm tắt các luận điểm chính trong Bình Ngô đại cáo
- Sự kết hợp giữa yếu tố tự sự với nghị luận trong phần 3a của bài cáo
- Cách sử dụng từ ngữ, thủ pháp nghệ thuật xây dựng hình ảnh ở bài cáo
- Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua từng đoạn
-/-
Trên đây là gợi ý trả lời câu 5 trang 39: "Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo." thuộc nội dung soạn bài Bình Ngô đại cáo Chân trời sáng tạo, đừng quên tham khảo trọn bộ Soạn Văn 10 Chân trời sáng tạo!