Trang chủ

Cách lập dàn ý bài văn tả cây phượng ngắn gọn tới chi tiết

Xuất bản: 18/03/2021 - Cập nhật: 10/12/2021 - Tác giả:

Lập dàn ý bài văn tả cây phượng là vô cùng cần thiết trước khi bắt tay vào làm bài văn tả cây phượng, cùng xem cách làm dàn ý tả cây phượng chi tiết nhất.

Cũng giống như cách lập dàn ý tả cây phượng cũng giống với các bài văn tả cây cối khác, trước khi lập dàn ý bài văn tả cây hoa phượng, các em học sinh có thể tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau, từ đó sắp xếp theo trình tự cụ thể để tạo thành dàn bài tả về cây phượng chi tiết.

Hướng dẫn lập dàn ý tả cây phượng

- Cây phượng em định tả ở đâu? Cây phượng do ai trồng?

- Cây phượng cao khoảng bao nhiêu mét? Tán cây rộng bao nhiêu?

Để tránh bỏ sót bất kì chi tiết, bộ phận nào khi tả cây phượng, các em học sinh nên tả có trình tự, ví dụ từ dưới lên trên của cây phượng, hoặc từ trên xuống dưới với các bộ phận:

- Phần rễ cây phượng nhiều hay ít? Dài hay ngắn? màu gì? Có hình thù thế nào?

- Gốc cây phượng to bao nhiêu? Gốc có đặc điểm gì nổi bật không? Nếu có thì kể ra: gốc cây phượng được quét vôi trắng để tránh sâu bệnh...

- Thân cây phượng cao bao nhiêu? To bao nhiêu? Có màu gì? Thân cây thẳng hay cong? Có chia thân thành nhiều nhánh hay không? Thân cây nhẵn hay xù xì, có các hốc cây hay không?

- Vỏ cây phượng to hay nhỏ? màu gì? thưa hay dày?

- Cây có nhiều cành cây phượng hay không? Cành to hay cành nhỏ? Dài hay ngắn? Cành cao hay thấp?

- Lá phượng có đặc điểm gì?(kiểu là đơn hay kép) lá phượng to hay nhỏ? màu gì vào các mùa?

- Nụ phượng có hình gì? màu gì? kích thước ra sao?

- Hoa phượng có hình gì? màu gì? cánh hoa có đặc điểm gì? nhị, nhuỵ hoa phượng có đặc điểm gì? con người có hoạt động gì đối với hoa phượng?

- Quả phượng có hình dáng gì? màu sắc thế nào? kích thước ra sao? có thay đổi gì qua các mùa thu, đông?

- Hạt phượng có hình dáng gì? màu gì?

- Các hoạt động của con người, đặc biệt là các bạn học sinh đối với cây phượng là gì? chơi dưới tán cây, nhặt hoa làm bướm, chơi đá gà...

- Tình cảm của học sinh đối với cây phượng: chứng kiến học sinh chơi đùa, học bài, chứng kiến học sinh vất vả ôn luyện khi các kì thi đến, nở hoa rực rỡ thúc giục các em học sinh cố gắng để đạt được kết quả tốt.

- Nêu tình cảm của em đối với cây phượng: yêu thương, quý trọng, thân thiết.

- Hành động chăm sóc của em đối với cây: tưới nước, bắt sâu, không hái lá, bẻ cành, hái hoa phượng...

Đây là những câu hỏi chính mà từ đó các em có thể lựa chọn các chi tiết đưa vào trong bài làm văn tả về cây phượng của mình. Còn dưới đây Đọc tài liệu tổng hợp một số dàn ý tả cây phượng từ ngắn gọn tới chi tiết để các em tham khảo.

Dàn ý bài văn tả cây phượng ngắn nhất

Mở bài: Giới thiệu về cây phượng em định tả.

>>>Tham khảo: Những mở bài gián tiếp tả cây phượng hay

Thân bài: 

- Tả bao quát về cây phượng: Hình dáng cây phượng

- Tả chi tiết cây phượng: Các bộ phận của cây phượng như thân, rễ, cành, lá, hoa.

- Tả các hoạt động của con người (học sinh, giáo viên, bảo vệ,...) với cây phượng: tưới cây, xới đất, bắt sâu, chơi đùa...

Kết bài: Khẳng định lại tình cảm của em đối với cây phượng. Nêu các hành động để thể hiện tình cảm với cây phượng.

Dàn ý tả cây hoa phượng vĩ chi tiết

Mở bài tả cây phượng

Nêu vài nét giới thiệu về cây phượng: vị trí, nguồn gốc của cây phượng.

- Một số câu mở đầu bài tả cây phượng vĩ hay như sau:

  • Cây phượng – người bạn đồng hành của mỗi lứa tuổi học trò chúng ta.
  • Cứ đến hè mỗi chúng ta lại thấy những sắc màu của hoa phượng đỏ rực

- Cảm nhận về cây phượng trong em như thế nào?

Ví dụ:

Với tôi, nó là người bạn, người thân, người tri kỉ và là người luôn dõi theo từng bước chân của mỗi học trò như tôi.

Không biết cây phượng có từ bao giờ nhưng từ khi em học đã thấy nó. Cây phượng nằm sừng sững, uy nghi tỏa bóng mát và là nơi vui đùa của chúng em trong giờ ra chơi.

Thân bài tả cây phượng

- Tả bao quát về cây phượng (từ xa đến gần)

- Miêu tả về đặc điểm của cây phượng:

  • Thân cây?
  • Lá cây?
  • Hoa phượng?
  • Rễ cây?…

- Ví dụ:

  • Hoa phượng nở vào mùa hè, hoa phượng có 5 cánh tỏa rộng. Hoa phượng có màu đỏ hoặc đỏ hơi cam đặc trưng.
  • Hoa phượng thường nở vào khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 6, hoa nở đỏ rực cả góc trời, hoa phượng còn là biểu tượng của tuổi học trò.
  • Quả phượng có màu xanh, khi già chuyển sang màu nâu, quả phượng không ăn được.

- Nêu các hoạt động của học sinh gắn với cây phượng

  • Cây phượng gắn bó với nhiều thế hệ học sinh, mùa hoa phượng nở là mùa chia tay của chúng em với bạn bè trong vòng 3 tháng hè.
  • Chúng em thường chơi các trò chơi dưới tán phượng hồng.
  • Xung quanh gốc phượng có các ghế đá mát rượi, chúng em thường ngồi đọc sách ở đó. Chúng em còn phân công từng bàn tưới nước cho cây phượng hàng ngày.

- Cảm nhận của bản thân về cây phượng:

Tôi yêu quý cây phượng vì nó không chỉ là người bạn, người tri kỉ, mà nó là người cất giữ những kỉ niệm về tuổi học trò của tôi, là người luôn dõi theo từng bài học, từng buồn vui học trò của tôi.

Kết bài tả cây phượng

- Tổng kết lại hình ảnh cây phượng ở trong tâm trí em như thế nào? (là kỉ niệm tươi đẹp của tuổi học trò).

-/-

Tương tự như dàn ý tả cây phượng chi tiết phía trên, các em quan sát kĩ cây phượng mà mình định tả từ đó lập dàn ý chi tiết tả cây hoa phượng cho riêng mình thật tỉ mỉ và thật cảm xúc. Như vậy chắc chắn bài văn tả về cây phượng của em sẽ đầy đủ và đạt điểm tốt.

TẢI VỀ

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM