Trang chủ

Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ đạt điểm tối đa

Xuất bản: 17/12/2020 - Cập nhật: 18/12/2020 - Tác giả: Giangdh

Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là gì? Hướng dẫn chi tiết các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ bài thơ hoàn chỉnh

Bài viết dưới đây làm rõ những vấn đề liên quan đến dạng đề nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Với mong muốn giúp các em hiểu rõ, sâu rộng hơn những kiến thức cơ bản trước khi làm bài, Đọc tài liệu sẽ cùng các em đi vào tìm hiểu khái niệm, phân tích đầy đủ các bước cần thiết để có thể viết được một bài văn nghị luận đạt điểm cao nhé

Cùng bắt đầu..

I Khái niệm cơ bản của nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Những khái niệm quan trong bạn cần ghi nhớ nếu muốn viết được một bài văn đạt điểm cao:

1. Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ là gì?

- Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Là quá trình sử dụng những thao tác làm văn để làm rõ tư tưởng, phong cách nghệ thuật của thơ đã tác động tới cảm xúc thẩm mĩ, tư duy nghệ thuật và những liên tưởng sâu sắc của người viết.

- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.

Tham khảo thêm: Soạn bài Nghị luận về một bài thơ đoạn thơ

2. Đặc điểm cơ bản

- Hình thức chính của kiểu bài nghị luận này là phân tích hoặc bình giảng.

- Đề bài có cấu tạo chia làm hai loại:

  • Một loại đề có những từ ngữ chỉ rõ cách thức tiến hành bài làm: phân tích, cảm nhận và suy nghĩ, cảm nhận, gợi cho em những suy nghĩ gì,…
  • Một loại đề không có những từ ngữ định hướng

3. Các dạng đề của nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

Đề bài của dạng bài văn nghị luận này sẽ có những dạng cụ thể sau:

  • Phân tích toàn bộ bài thơ.
  • Phân tích một đoạn thơ.
  • Phân tích một khía cạnh trong đoạn thơ, bài thơ.
  • Phân tích một hình ảnh, chi tiết trong bài thơ.
  • So sánh giữa hai bài thơ, hai đoạn thơ.
  • Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

II Cách làm bài văn nghị luận về môt đoạn thơ bài thơ

1. Kỹ năng phân tích đề

- Tùy yêu cầu đề bài mà chúng ta thực hiện theo đúng ý trong đó, như trong đề có yêu cầu về mệnh lệnh hoặc vấn đề cần nghị luận thì nên thực hiện đúng theo yêu cầu đó.

- Các từ ngữ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài

  • Phân tích: yêu cầu phải phân tích đoạn thơ, bài thơ, đi sâu vào các phần nhỏ của nó để rút ra những nhận định cần thiết.
  • Cảm nhận: lưu ý đến ấn tượng và cảm thụ riêng của người viết về đoạn thơ, bài thơ đó, nhấn mạnh đến yếu tố cảm thụ chủ quan.
  • Suy nghĩ: nhằm nhấn mạnh tới những suy nghĩ riêng, những kết luận rút ra trên cơ sở suy luận về những yếu tố nội dung, nghệ thuật và kết luận lô-gíc rút ra từ đó.

Có thể bạn quan tâm: Soạn bài cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

2. Các bước triển khai bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ

- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề bài

  • Xác định dạng đề;
  • Yêu cầu nội dung (đối tượng);
  • Yêu cầu về phương pháp;
  • Yêu cầu về phạm vi tư liệu, dẫn chứng.

- Bước 2: Lập dàn ý – tìm ý, sắp xếp ý

Như đã nói ở trên, nghị luận về bài thơ, đoạn thơ có nhiều dạng khác nhau, nhưng sẽ chia ra 3 dạng cụ thể. Chúng tôi sẽ có dàn ý riêng cho từng dạng để các em tham khảo. Cụ thể như sau:

Nghị luận về một đoạn thơ bài thơ.

- Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu lên các nhận xét, đánh giá và cảm thụ của riêng người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

- Dàn ý chung phân tích đoạn thơ, bài thơ, một khía cạnh, hình ảnh trong bài thơ

Mở bài

  • Giới thiệu ngắn gọn về những nét chính về tác giả, tác phẩm.
  • Giới thiệu những vấn đề nghị luận và trích dẫn.

Thân bài

- Khái quát về phong cách tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, … của bài thơ. Nêu vị trí đoạn thơ, thể thơ, chú ý âm điệu, giọng điệu.

- Bàn về những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

- Có thể bổ ngang : phân tích từng khổ, từng dòng.

  • Nếu là thơ Đường luật thì phân tích theo từng cặp Đề – Thực- Luận -Kết.
  • Riêng đối với thơ tứ tuyệt chia theo cấu trúc: khai, thừa, chuyển, hợp; hoặc chia thành hai câu đầu và hai câu cuối (tuỳ từng bài cụ thể).

- Có thể bổ dọc bài thơ : Phân tích theo hình tượng, theo nội dung xuyên suốt bài thơ.

  • Đưa các nội dung chính của bài thơ, đoạn thơ thành các luận điểm lớn.
  • Nếu đề yêu cầu cảm nhận đoạn thơ, câu thơ, thì chia nhỏ các nội dung có trong đoạn, trong câu, biến chúng thành các luận điểm lớn để đi sâu cảm nhận.

Kết bài

Đánh giá khái quát và khẳng định giá trị riêng, đặc sắc của bài thơ, đoạn thơ nghị luận.

Ví dụ:

Nghị luận so sánh hai đoạn thơ, bài thơ

- So sánh hai bài thơ, đoạn thơ tuyệt đối không phải để khẳng định tác phẩm nào hay hơn, mà để tìm ra nét hay tương đồng và độc đáo của mỗi tác phẩm. Sự tương đồng nói lên tính phong phú, phát triển của văn học. Điểm khác biệt tô đậm phong cách riêng của mỗi nhà thơ và xu hướng sáng tác…

-  Ở phần thân bài phải đảm bảo hai bước: phân tích từng tác phẩm trước rồi so sánh sau.

- Các bình diện để so sánh:

  • Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, mục đích sáng tác.
  • Đề tài và nội dung tư tưởng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.
  • Bút pháp nghệ thuật.
  • Giá trị, ý nghĩa và sức sống của mỗi bài thơ, đoạn thơ trong sự nghiệp sáng tác của mỗi nhà thơ.

- Dàn ý nghị luận so sánh hai đoạn thơ, bài thơ

Mở bài:

  • Giới thiệu 2 tác giả, 2 bài thơ (2 đoạn thơ)
  • Giới thiệu vấn đề nghị luận ( nếu có )

Thân bài:

- Định hướng những điểm tương đồng với bài thơ, đoạn thơ thứ hai.

- Phân tích bài thơ, đoạn thơ thứ hai theo định hướng những điểm tương đồng với bài thơ, đoạn thơ thứ nhất.

- So sánh:

  • Chỉ ra những điểm tương đồng của hai bài thơ, đoạn thơ. Tìm ra nguyên nhân và ý nghĩa.
  • Chỉ ra những điểm khác biệt của mỗi bài thơ, đoạn thơ. Từ đó khẳng định những nét độc đáo, giá trị riêng của mỗi bài thơ, đoạn thơ.

Kết bài:

- Đánh giá giá trị của mỗi bài thơ, đoạn thơ.

- Những cảm nhận về phong cách sáng tác của mỗi nhà thơ.

Ví dụ

Nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

- Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần đáp ứng các yêu cầu của một bài văn nghị luận nói chung.

- Cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn, từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,… của tác phẩm.

- Đối tượng của kiểu bài này rất đa dạng (một bài thơ, đoạn thơ, hình tượng thơ…). Kiểu bài này cần tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, nhịp điệu, cấu tứ của bài thơ, đoạn thơ đó.

- Dàn ý nghị luận ý kiến bàn về bài thơ, đoạn thơ

Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó).

Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ để làm rõ vấn đề cần nghị luận.

Kết bài: Khái quát ý nghĩa, giá trị của đoạn thơ, bài thơ.

Ví dụ

============

Trên đây là tổng hợp những kiến thức cơ bản nhất mà các em cần phải nắm được nếu muốn làm một bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đạt điểm cao. Chúc các em học tốt!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM