Hệ thống kiến thức vùng Tây Nguyên trong đề cương ôn tập học kì 1 Địa lí 9 với các câu hỏi như sau:
Các câu hỏi xoay quanh vùng Tây Nguyên
Hệ thống lý thuyết ngắn gọn
1. Trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì?
a. Thuận lợi:
- Đất đỏ ba zan màu mỡ , phân bố tập trung, thích hợp trồng cây công nghiệp lâu năm.
- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc phát triển các cây cận nhiệt, hoa quả.
- Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quí, lâm sản có giá trị .
- Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi gia súc.
- Khoáng sản Bô xít có trử lượng lớn.
- Nguồn thuỷ năng dồi dào (Chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện của cả nước).
- Có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái .
b. Khó khăn :
- Không tiếp giáp biển -> hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá .
- Đất đai dẽ bị xói mòn, lũ ống , lũ quét xảy ra trong mùa mưa.
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, dễ cháy rừng.
- Dân cư thưa , trình độ dân trí thấp -> Thiếu nhân lực, lao động có kĩ thuật .
2. Các thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp?
- Tây Nguyên có thế mạnh trồng cây công nghiệp lâu năm: Cà fê, cao su, hồ tiêu, hạt điều. Ngoài ra còn trồng cây công nghiệp hàng năm: Lạc, bông, trồng rau và hoa quả ôn đới (Đà Lạt).
- Do có nhiều đồng cỏ -> Chăn nuôi gia súc lớn phát triển.
Nhận xét chung: Sản xuất nông nghiệp của vùng Tây nguyên giữ ví trí quang trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế.
3. Tình hình sản xuất một số cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên và vùng Trung du - miền núi Bắc bộ.
- Vùng Tây Nguyên: Cây công nghiệp lâu năm chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp của cả nước , cây công nghiệp mũi nhọn là cà fê (85,1%) tiếp đến cây chè ( 24,6% cả nước), cao su (19,8% cả nước ) , điều ( 19,8% )
- Vùng Trung du & miền núi Bắc Bộ: Cây công nghiệp lâu năm chỉ chiếm 4,7% diện tích cây công nghiệp của cả nước. Cây ccông nghiệp trồng nhiều nhất là cây chè (68,8% diện tích cả nước), tiếp đến hồi, quế, sơn, cà fê mới phát triển .
4. Để phát triển nông lâm nghiệp các vùng Tây Nguyên và Trung du - miền núi Bắc Bộ đã có những kế hoạch gì ?
- Vùng Tây Nguyên: Chú trọng phát triển thuỷ lợi, áp dụng kĩ thuệt canh tác mới để thâm canh, kết hợp khai thác với trồng rừng mới.
- Vùng Trung du - miền núi Bắc Bộ: Thâm canh lúa trên ruộng bậc thang thay phá rừng làm rẫy, phát triển trang trại theo hướng nông - lâm kết hợp.
5. Thế mạnh chủ yếu trong nền kinh tế vùng Tây Nguyên khác với vùng Trung du - miền núi Bắc Bộ?
- Vùng Tây Nguyên: Nông nghiệp giữ vai trò hàng đầu.
- Vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ: Thế mạnh kinh tế chủ yếu công nghiệp khai khoáng , phát triển thuỷ điện, sau đó mới đến nông lâm .
Câu hỏi trắc nghiệm có đáp án
Đáp án câu hỏi được in đậm
Câu 1. Tây nguyên bao gồm mấy tỉnh?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8
Câu 2. Diện tích tự nhiên của vùng Tây nguyên gần
A. 54,7 nghìn km²
B. 51,5 nghìn km²
C. 44,4 nghìn km²
D. 23,6 nghìn km²
Câu 3. Số dân vùng Tây nguyên năm 2006 là gần
A. 8,9 triệu người.
B. 4,9 triệu người.
C. 17,4 triệu người.
D. 12 triệu người.
Câu 4. So với diện tích tự nhiên và số dân nước ta, diện tích tự nhiên và số dân của vùng Tây nguyên (năm 2006) chiếm tỉ lệ lần lượt là
A. 13,4% và 10,5%.
B. 15,6% và 12,7%.
C. 4,5% và 21,6%.
D. 16,5% và 5,8%.
Câu 5. Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng Tây Nguyên?
A. Nằm sát dải duyên hải Nam Trung Bộ.
B. Giáp với miền hạ Lào và Đông Bắc Campuchia.
C. Giáp với vùng Đông Nam Bộ.
D. Giáp biển Đông.
Câu 6. Ý nào sau đây không đúng với tài nguyên thiên nhiên của vùng Tây Nguyên?
A. Đất đai màu mỡ.
B. Khí hậu đa dạng, rừng còn nhiều.
C. Nhiều tài nguyên khoáng sản.
D. Trữ năng thủy điện tương đối lớn.
Câu 7. Loại khoáng sản có trữ lượng hàng tỉ tấn ở Tây Nguyên là
A. Crôm.
B. Mangan.
C. Sắt.
D. Bôxit.
Câu 8. Trữ năng thủy điện tương đối lớn của Tây Nguyên trên các sông
A. Xê Xan, Xrê Pôk, Đồng Nai.
B. Đà Rằng, Thu Bồn, Trà Khúc.
C. Đồng Nai, Xê Xan, Đà Rằng.
D. Xrê Pôk, Đồng Nai, Trà Khúc.
Câu 9. Ý nào sau đây không đúng với điều kiện kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên?
A. Là vùng thưa dân cư nhất nước ta.
B. Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người.
C. Nhiều lao động lành nghề, cán bộ khoa học kĩ thuật.
D. Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc biết viết còn cao.
Câu 10. Khó khăn về cơ sở hạ tầng của vùng Tây Nguyên là
A. Các đô thị phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, chưa có đô thị lớn.
B. Hệ thống các công trình thủy lợi, các trạm bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các nhà máy, xí nghiệp với quy mô nhỏ bé, phân bố rải rác khắp vùng.
C. Mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vũ kĩ thuật còn thiếu thốn nhiều.
D. Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
Câu 11. Nhà máy thủy điện đang xây dựng ở Tây Nguyên là:
A. Yaly, Xê Xan 4, Buôn Kuốp.
B. Đại Ninh, Buôn Tua Srah, Xê Xan 4
C. Đức Xuyên, Đa Nhim, Đại Ninh.
D. Đồng Nai 4, Xê Xan 3A, Đức Xuyên
Câu 12. Cho các nhận định sau về điều kiện tự nhiên đề phát triển cây cafe ở Tây Nguyên
(1). Nằm ở vành đai nhiệt đới, nắng nóng quanh năm
(2). Địa hình cao nguyên xếp tầng, tương đối bằng phẳng.
(3). Đất badan màu mỡ, tầng phong hóa sâu.
(4). Diện tích rộng, thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô trung bình
(5). Mùa khô kéo dài (4 – 5 tháng), bảo quản và phơi sấy sản phẩm tốt
Số nhận định sai là:
A. 0.
B. 1.
C. 2.
D. 3
Câu 13. Diện tích cây cafe ở Tây Nguyên chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích của cả nước?
A. 4/5.
B. 3/4
C. 5/4.
D. 2/3
Câu 14. Cafe chè được trồng ở:
A. Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng
B. Đak Lan, Gia Lai, Kon Tum
C. Buôn Ma Thuột, Gia Lai, Lâm Đồng.
D. Gia Lai, Kon Tum, Đak Lak
Câu 15. Sản lượng gỗ khai thác ở trong rừng của Tây Nguyên chiếm:
A. 52%
B. 47%
C. 53,7%
D. 45,5%
Câu 16. Ý nghĩa của việc xây dựng các công trình thủy điện ở Tây Nguyên là:
A. Tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển
B. Các hồ thủy điện đem lại nguồn nước tưới quan trọng cho vùng.
C. Nuôi trồng thủy sản, du lịch
D. Tất cả ý trên đều đúng.
Câu 17. Nhà máy điện nào có công suất lớn nhất?
A. Yali.
B. Buôn Kuốp.
C. Xê Xan.
D. Đồng Nai
Câu 18. Khoáng sản Asen có nhiều ở cao nguyên nào?
A. Lâm Viên và Plây Ku.
B. Kon Tum bà Mơ Nông
C. Lâm Viên và Di Linh.
D. Kon Tum và Đak Lak
Câu 19. Sản phẩm chuyên môn hóa ở Buôn Ma Thuột là:
A. Chế biến nông sản.
B. Vật liệu xây dựng
C. Chế biến lâm sản.
D. Chế biến nông, lạm sản.
Câu 20. Diện tích gieo trồng cây chè ở Tây Nguyên năm 2005 là:
A. 27 nghìn ha.
B. 37 nghìn ha.
C. 47 nghìn ha.
D. 57 nghìn ha
- Giải Địa lí 9 - Đọc Tài Liệu -
Trên đây là một số câu hỏi lý thuyết và trắc nghiệm có thể ra trong nội dung ôn tập học kì 1 Địa lí 9 về vùng Tây Nguyên mong rằng với tổng hợp ngắn gọn kiến thức này các em sẽ có thể ôn luyện tốt nhất!