Thơ duyên là bài thơ tình với những quan sát tinh tế và cảm xúc dạt dào của nhà thơ Xuân Diệu. Bình giảng Thơ duyên để thấy được cái trữ tình cùng cảm xúc của Xuân Diệu.
Để giúp các em có thêm tư liệu tham khảo, Đọc tài liệu đã tổng hợp dàn ý và một số bài văn mẫu dưới đây:
Dàn ý Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu
I. Mở bài
Thuở sinh thời, Xuân Diệu đã từng công nhận đặc sản của tôi là thơ tình yêu. Nhà thơ còn có ý định xếp thơ thành một từ điển tình yêu. Trong cuốn từ điển ấy, Thơ duyên sẽ được coi là khúc dạo của trái tim buồn lần đầu rung động.
II. Thân bài
1. Tựa đề
Duyên trong tựa bài thơ, trước hết được hiểu theo nghĩa thông thường là sự gặp gỡ, hòa hợp một cách tự nhiên. Đọc toàn bài thơ ta nhận thấy Xuân Diệu không chỉ bằng lòng khát khao giao cảm với cuộc đời mà còn muốn gửi gắm trong chữ duyên ấy sự hòa hợp diệu kì của vũ trụ. Thơ duyên là cái đẹp của sự gặp gỡ, giao cảm, là bài ca giữa thiên nhiên và thiên nhiên, thiên nhiên và con người, con người với con người.
2. Khổ 1
- Sự hợp tác ấy trước hết được nhà thơ tả thực ở cảnh chiều thu:
Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền,
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,
Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền.
Cảnh chiều ấy có đường nét mềm mại của nhánh duyên, có âm thanh ríu rít, có hình ảnh quấn quít của cặp chim, có màu sắc ngột ngào của đất trời. Nhưng cái hay của buổi chiều này không phải ở từng chi tiết, từng hình ảnh mà là ở sự hòa hợp giữa tạo vật. Tất cả đường nét, hình ảnh, màu sắc, âm thanh tương giao với nhau, tạo nên một chiều mộng mơ hồ, bàng bạc trong không gian và tiếng huyền say đắm lòng người. Tiếng huyền không phải là một âm thanh cụ thể, không được nghe bằng thính giá mà là âm thanh của cảm xúc. Cái dào dạt của trời thu, cái bâng khuâng của lòng người hòa nhau tạo nên cái tiếng huyền kì diệu đó.
- Các chi tiết đều được cách điệu bằng những từ ngữ gợi cảm và táo bạo, thế’ hiện một lối cảm quan rất riêng biệt của Xuân Diệu, như nhánh duyên, chiều mộng, tiếng huyền.
3. Khổ 2 và 3
Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu,
Lả lả cành hoang nắng trở chiều.
- Các từ láy: nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả vừa gợi đường nét mềm mại của cảnh vật, vừa gợi nỗi quyến luyến trong lòng người khi lắng nghe sự giao hòa bí ẩn của trời đất.
- Cảnh hữu tình: có con đường, có gió, có nắng nhưng bằng định ngữ đi kèm lại có sức gợi cảm. Bởi thế, Hoài Thanh có nhận xét: “Chính là hai câu tả cảnh như muốn theo lời thơ mà tan ra. Nó chỉ mất một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng”.
Trong niềm rung động ấy, với một năng lực giao cảm kì diệu, những con người xa lạ dường như có sự gắn kết tương giao:
Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn,
Lần đầu rung động nỗi thương yêu.
Em bước điềm nhiên không vướng chân,
Anh đi lững đững chẳng theo gần.
Vô tâm nhưng giữa bài thơ dịu,
Anh với em như một cặp vần.
Và cũng chỉ dừng lại ở sự gợi cảm vô hình của lòng ta và ý bạn nên em thì điềm nhiên, anh thì lững đững, nhưng mối gợi cảm ấy chính là nỗi rung động của duyên gặp gỡ, là sự hòa điệu trong tâm hồn ví như cặp vần giữa bài thơ.
4. Khổ 4
- Thời khắc trôi qua, hoàng hôn xuống dần. Cảnh hoàng hôn được tả với những thi liệu trong thơ cổ như: mây trồi, cánh chim về tổ, con cò trên ruộng... gợi nhớ câu thơ của Vương Bột (Trung Quốc):
Lạc hà dữ cô lộ tề phi
Thu thuỷ cộng trường thiền nhất sắc.
(Ráng chiều cùng cánh cò lẻ loi bay lên,
Nước thu cùng bầu trời một màu)
Như Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam có lưu ý rằng, giữa cánh cò của Vương Bột và Xuân Diệu có sự khác nhau hơn một nghìn năm và của hai thế giới. Vì thế, khổ thơ mang âm hưởng Đường thi nhưng nội dung cảm xúc, cách biểu hiện khác xa thơ cổ. Xúc cảm của nhà thơ trước thiên nhiên là sự hòa nhập, không tách mình ra khỏi vũ trụ. Còn ở nhà Thơ mới Xuân Diệu, cảnh vật và con người, cảnh vật và cảnh vật tuy có mối tương giao nhưng không hòa tan. Cách biểu hiện trong thơ cố’ thường trầm tĩnh, lặng lẽ, còn tâm trạng trong Thơ mới thường bộc lộ sự sôi nổi, ý thức rõ rệt cái tôi cá nhân. Vì thế, những từ gấp, phân vân, nghe, giăng tràn đầy nỗi xao xuyến, hối hả thúc giục, sợ hãi như chạy đua với thời gian.
5. Khổ cuối
Cảm nhận cái dịu dàng của buổi chiều thu, nhà thơ đương thời cũng nhận ra sự giao cảm của lòng người. Cái ngơ ngẩn của buổi chiều cũng là cái ngơ ngẩn của cõi lòng khi bắt gặp sự rung động đồng điệu:
Ai hay tuy lặng bước thu êm,
Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm.
Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Vậy là, thiên nhiên đã trở thành chất xúc tác cho tình duyên của con người và cũng chỉ có Xuân Diệu mới dùng từ táo bạo đến thế:
Lòng anh thôi đã cưới lòng em.
Từ cưới đã diễn tả được đỉnh cao của sự giao cảm.
III. Kết luận
Tâm trạng bao trùm trong bài thơ là những rung động xôn xao, những xúc cảm tinh tế trước những biến thái tinh vi, mơ hồ của sự sống trong tự nhiên và lòng người. Cảnh vật thơ mộng của môi trường hòa điệu nhịp nhàng đã khơi dậy trong lòng người niềm khát khao giao cảm thầm kín mà mạnh mẽ, có tác dụng gắn kết những tâm hồn.
Như vậy, trong bài Thơ duyên nói riêng và thơ Xuân Diệu nói chung, thiên nhiên không chỉ chi phối tâm trạng con người như trong thơ cổ mà còn có khả năng đánh thức tâm linh con người, những khát khao thầm kín để con người được sống đầy đủ, sâu sắc hơn, với tất cả giác quan, cảm xúc, cảm giác của mình.
Tuyển chọn 3 bài Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu
Với Phân tích bài Thơ duyên các em sẽ hiểu được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, qua đó các em sẽ bình giảng bài thơ tốt hơn
Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu - Mẫu 1
Như tên nhà thơ, Xuân Diệu luôn sôi nổi, say đắm với “mùa xuân kì diệu”. Thơ mùa thu thường là âm bản tính cách của ông Hoàng Thơ Mới này. Thế nhưng, nhớ lại phút rung động đầu đời trong tình yêu đầu tiên vào một buổi chiều thu ngày ấy ta thấy cảnh chiều như là cảnh một buổi sáng mùa xuân.
Vâng, quả là một buổi sáng mùa xuân được hồi ức lại. Phần lớn những bài thơ được khơi gợi từ kí ức bao giờ cũng được thanh lọc đến mức trong veo đầy gợi cảm và dĩ nhiên ăm ắp màu sắc lãng mạn. Một Tố Hữu nhớ lại cái “Từ ấy” gặp lí tưởng cộng sản, một Hoàng cầm đưa em về “Bên kia sông Đuống” ngày xưa, một nỗi niềm xao xuyến của Nguyễn Đình Thi khi nhớ về buổi sáng mát trong của năm xưa... Rõ ràng cảm xúc của bài thơ là cảm hứng bày tỏ tình yêu và bộc lộ một niềm ước ao được kết duyên cùng em của “anh”. Tuy nhiên, bài thơ này vẫn có mạch ngầm của một cảm hứng cắt nghĩa, lí giải cái khái niệm duyên tình hóc búa mà ngay cả Nguyễn Du cũng đã từng bối rối:
“Cơ duyên đâu bỗng lạ sao?
Người đâu gặp gỡ làm chi?
Trăm năm biết có duyên gì hay không?”
Khổ thơ đầu tiên như là khúc dạo đầu của một bản nhạc, nó dạo lên những giai điệu hạnh phúc:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”
Rất nhiều sự vật và rất nhiều hành động, tất cả đều tìm đôi tìm lứa, khổ thơ nó cứ ríu rít cả lên. Các đường ranh của thế giới thực và ảo bị xóa nhòa, nhà thơ đã cố tình lướt qua những sắc màu, dáng nét cụ thể của sự vật để làm cho âm hưởng được ngân lên, làm cho cuộc hòa thơ trong buổi chiều mộng rộn ràng náo nức. Dĩ nhiên là qua đôi tai của người nghệ sĩ, của tâm hồn đang yêu. Dường như tất cả thế giới duyên tình của thiên nhiên đều chiếu ứng vào hiện tượng của cặp chim ríu rít. Thế giới ấy bắt đầu lan tỏa dần theo tiếng chim làm cho cả không gian quanh, trong, trên vòm me nó nhiễm vào bầu không khí của từ trường tình ái.
Dòng thơ đầu nếu tách ra từng tiếng thì nó có ý nghĩa cụ thể nhưng nếu nhập lại thì nó cứ mờ ảo, xôn xao, nó không chỉ thấm vào hồn ta bằng hội họa mà còn bằng âm vang của tiếng nhạc nữa. Thực ra, phải đọc câu thơ thứ hai thi mới hiểu cách lí giải của Xuân Diệu. Chính vì có một đôi chim lứa đôi ríu rít, yêu đương cho nên cái nhánh me nó đậu đã trở thành nhánh duyên, buổi chiều có hai tiếng hót gọi nhau nó mới thành chiều mộng. Thế giới của thời gian và thế giới hiện hữu của không gian (chiều, nhánh) vốn rất xa lạ với nhau cũng hòa thơ để cặp thành đôi lứa. Hình ảnh “đôi chim” ở đây được diễn tả rất sinh động, hình thức đảo ngữ của câu thơ này làm cho âm thanh ríu rít của chim trở nên nổi trội. Không chỉ nó hót mà nó còn chuyền cành đuổi bắt nhau một cách vô tư. Dĩ nhiên là nó khơi gợi đến những nam thanh nữ tú trong cuộc đời. Câu thơ thứ ba nó tạo ra một dải mờ cho người đọc phán đoán. Ai đổ màu xanh ngọc? Hay trời đổ màu xanh ngọc cho vòm lá me?... Chúng ta đã gặp màu xanh ngọc này trong câu thơ của Hàn Mặc Tử: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Rõ ràng, màu xanh ngọc cổ tích này đã có, sẵn mà chỉ khi nắng mới lên của bình minh nó mới kì diệu như vậy. Ở câu thơ này, rõ ràng hoàng hôn đã pha vào màu lá khó có thể nhìn thấy màu xanh ngọc. Thế nhưng trong đôi mắt của người đang yêu, vòm me không những đã xanh như ngọc mà dổn tất cả màu xanh ngọc của bầu trời, màu xanh ấy vẫn cứ tiếp tục đổ xuống. Nghĩa là màu xanh của trời cao không chảy mà cứ như đổ xuống ào ào. Câu thơ rất mạnh bạo nhưng cũng rất tinh vi, nó chính là màu của tấc lòng, của cảm xúc chứ không phải màu thanh thiên xanh ngắt như thơ xưa. Xuân Diệu đã tả màu trời, màu lá trong cái thế cho một cách hào phóng và có cả người nhận. Thực ra, đó chính là một quan hệ cặp đôi đã xuất hiện trong buổi chiều ấy. Câu thơ cuối cùng là âm thanh của tiếng huyền, một âm thanh không rõ rệt, rạch ròi. Chẳng qua là vạn vật nức xuân tâm mà thôi. Tất cả đều như phát ra tiếng, nó là âm vang của cảm xúc. Đó là tiếng chim hót, tiếng hoa lá trở mình khẽ khàng, tiếng của mùa sắc xôn xao. Tất cả hòa điệu theo sự chỉ huy của thần ái tình. Nói cách khác, tiếng huyền nó mơ hồ mà như có một giai điệu nào đó dìu dặt và có lẽ nó càng dìu dặt réo rắt trong cái mơ hồ ấy. Ai cũng biết câu thơ nổi tiếng trong Truyện Kiểu khi chàng Kim xuất hiện Kiều đã nhìn thấy “Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời”. Màu cỏ xuân trên mặt đất mơn mởn đã pha màu với cái áo chàng Kim đang mặc để rồi hai cái màu xanh ấy như có phép thần kì nhuộm non da trời một màu xanh ngọc. Câu thơ này là cái nhìn của Kiều nhi vào một buổi chiều nhưng chính chàng Kim đã làm cho buổi chiều thành buổi sáng mùa xuân. Rõ ràng, ở khổ thơ đầu tiên của bài Thơ duyên không thể là một buổi chiều thu dù Xuân Diệu có nói chiều, chiều mộng thu đến. Bởi vì trên cái tín hiệu thực, chiều về “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ” chứ không thể “Cây me ríu rít cặp chim chuyền”. Chiều không có sự khởi đầu hoạt động hứng thú như buổi sáng. Dường như tất cả sự vật mới bắt đầu chứng minh sức sống của mình, sự giao hòa của mình.
Nếu hai dòng đầu ở khổ thơ thứ hai nói về những mối quan hệ cặp đôi, duyên lứa của thiên nhiên thì hai dòng sau nó hồi ức về cái buổi ấy giữa nhân vật “ta” và nhân vật “bạn”. Rõ ràng là đã có một sự cắt nghĩa thầm kín rằng thiên nhiên đang gây áp lực cho con người, nó quyến rũ con người theo cách riêng của nó. Các từ láy “nhỏ nhỏ”, “xiêu xiêu”, “lả lả” đã mô phỏng được những dáng điệu và chuyên động rất tinh vi của sự vật. Dĩ nhiên, thiên nhiên đắm đuối ấy đã được nhìn trong đôi mắt chếnh choáng của một kẻ lần đầu rung dộng nỗi thương yêu. Tất cả con đường ấy, cành hoang ấy, buổi chiều ấy, vốn hết sức bình dị thế nhưng khi lòng ta nghe ý bạn thì ta cũng xiêu xiêu lả lả và nhìn cảnh vật cũng không rõ hình rõ nét. Có thể nói thiên nhiên ở đây rất đỗi bình dị nhưng có duyên với nhau say đắm hơn. Câu thơ này rất dễ gợi đến một câu thơ trong Truyện Kiều:
“Sóng tình dường đã xiêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”
Câu thơ của Xuân Diệu cũng có cái xiêu xiêu, có cái lả lả, lơi lơi ấy. Dù không có từ “âu yếm” nhưng các sự vật ở đây sao mà gắn bó kết thân. Sau này, trong bài “Mượn nhà vũ trụ” Xuân Diệu cũng nói:
“Một lần đặt bước đôi ta,
Gốc cây đường cái bỗng là thịt xương.
Chiều hôm bỗng hóa tâm hồn”...?
Vâng, thiên nhiên ở đây có sóng tình của thế giới thực (con đường, cành hoang) với thế giới vô hình khó nắm bắt (ngọn gió xiêu xiêu, đó là nắng trở chiều).. Thế giới hữu hình và vô hình ấy kết duyên với nhau, đắm đuối với nhau khiến cho buổi chiều mộng càng thêm mộng mơ, huyền hoặc. Nếu thiên nhiên là nhạc đệm, là cái nền, cái phông thì con người xuất hiện ở đây mới là nhân vật chính. Thật khó giải thích lòng ta và ý bạn nghe nhau như thế nào? Có lẽ hãy để cho chữ “duyên” cắt nghĩa hộ. Buổi ấy là một quá khứ êm đẹp đã xa. Lần đầu trong hạnh phúc bao giờ cũng là giây phút với tình yêu một đi không trở lại. Chẳng trách gì mà Thế Lữ đã tâm sự:
“Cái buổi ban đầu lưu luyến ấy
Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”
Chế Lan Viên cũng đã từng phát hiện quy luật này:
“Ôi cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc
Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên”
Khổ thơ thứ ba mở ra một không gian êm ả hơn. Thiên nhiên đã mờ đi để chỉ còn lại đôi tình nhân. Đại từ “ta với bạn” đã chuyển thành anh và em. Sợi tơ mong manh của khái niệm “duyên” ấy đã xích lại gần hơn, lã óng ánh hơn. Tuy nhiên, “tình trong như đã mặt ngọài còn e” bởi:
“Em bước điểm nhiên không vướg chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần”
Hai dòng thơ được viết theo cấu trúc Đường luật, nó như hai câu đối, ngỡ như đối lập nhưng nếu thiếu mất một câu thi nó sẽ không còn là câu đối. Nói rõ hơn thì dù em bước điềm nhiên vẫn rất cần cái dáng ngập ngừng mà quả quyết của anh. Sự điềm nhiên của “em” đã giữ cho “anh” một khoảng cách nhưng sự thật cái vô tâm của em, cái lững đững của anh không còn điềm nhiên vô tâm nữa. Hai dòng sau Xuân Diệu đã sáng tạo ra một so sánh thật hay. “Anh với em như một cặp vần” trong một bài thơ dịu. Tất cả mọi sự vật đều đang dệt nên bài “Thơ duyên” êm dịu và anh với em chính là cặp vần trong bài thơ ấy. Chính con người đã làm nên cái duyên trong cuộc hòa thơ về duyên bởi nếu không có cặp vần thì không có bài thơ. Thâm thúy hơn cặp vần là biểu tượng cho sự không thể tách rời. Nếu không có anh và em thì những mối tơ duyên của vạn vật không có ý nghĩa. Anh và em đã là khái niệm trung tâm của chữ duyên.
Khổ thơ thứ tư lại hướng về đối tượng thiên nhiên. Buổi chiều mộng đã trở thành buổi chiều muộn. Bài thơ trong sáng rộn ràng đã chuyển sang những nốt nhạc buồn lo lắng. Đôi chim ríu rít gợi tình ái giờ đây chỉ còn lại một con chim, một đôi cánh cò trên ruộng phân vân. Hình ảnh này chính là sự hóa thân của anh. Nó gợi lên một nỗi buồn trơ trọi. Thực ra cảm hứng lí giải này về chữ duyên nó đã có sẵn trong cái cảm thức lứa đôi - Na dim Hit met có nói:
“Em là lòng sầu xứ của tôi,
Lúc tới được em là tôi biết không khi nào tới được”
Nói rõ ra đây là một sự mặc cảm tất yếu do tình yêu trong sáng mở ra. Đây cũng chính là một cảm thức rất Xuân Diệu. Tình yêu mới khẽ khàng như cánh bướm non thì nhà thơ đã lo sợ nó sẽ mất chỉ còn lại nôi cô đơn. Vì vậy mọi gắng gỏi để dang đôi cánh xóa bớt trống trải là vô vọng. Xung quanh thiên nhiên đã bắt đầu thấm nỗi buồn của chia li, già nua.
“Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”
Khổ thơ đã có một cái phấp phỏng về cái gấp gáp của thời gian.
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp”
Cô đơn, trống trải, lạnh lẽo người ta cần phải đến với tình yêu. Thế thì phải vội vàng lên và đây chính là nội dung của khổ thơ cuối. Khổ thơ cuối cũng đã bộc lộ toàn bộ sự cắt nghĩa của Xuân Diệu. Nó có thể được viết thành một đoạn văn nghị luận để đưa đến một kết luận chắc chắn. Chữ “thôi” ờ đây là không thề cưỡng lại, chữ “cưới lòng” ở đây là một cuộc đính ước bí mật của hai tâm hồn. Nó diễn ra ngấm ngầm mà viên mãn hoàn tất, cắt nghĩa hoàn toàn “chữ duyên”. Tuy nhiên sự cắt nghĩa ấy coi như chưa cắt nghĩa. Đó chính là tình yêu.
Tài liệu tham khảo thêm: Cảm nhận về bài Thơ duyên
Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu - Mẫu 2
Thơ duyên đúng là một bài thơ tình. Tình yêu ở đây sinh ra giữa đất trời và phát triển theo lẽ tương giao của vạn vật. Tất cả được tạo hóa xếp đặt trong một quan hệ tưởng vô tình mà hữu ý, tưởng hờ hững, vu vơ mà mối lái, ràng buộc.
Tôi không nghĩ rằng từ “duyên” ở câu mở đầu bài thơ đã được dùng đắc địa. Nó còn để lộ kĩ xảo và thu hẹp nghĩa từ “duyên” nơi đầu đề. Thực ra trong cái tứ bao quát toàn bài, “duyên” đồng nghĩa với sự “tác hợp” của “cơ trời” cho đôi lứa – một sự “tác hợp” nhiệm màu thông qua không khí xe duyên bao trùm cả vũ trụ.
Thơ duyên đúng là một bài thơ tình. Tình yêu ở đây sinh ra giữa đất trời và phát triển theo lẽ tương giao của vạn vật. Tất cả được tạo hóa xếp đặt trong một quan hệ tưởng vô tình mà hữu ý, tưởng hờ hững, vu vơ mà mối lái, ràng buộc. Đúng nửa số câu của bài thơ được dành để nói về thiên nhiên và nửa số câu còn lại dùng để tả người, và cách miêu tả thì luân phiên với từng đối tượng. Nhưng theo cách nhìn khác, thiên nhiên vẫn hiện diện liên tục trong bài thơ, làm bản nhạc đệm cho những bước chân tìm đến tình yêu. Tuy nhiên, sự hiện diện đó mỗi lúc một khác. Khi nhẹ êm len lỏi vào khoảng cách giữa những bước chân đi dạo ngập ngừng để gợi ý, dẫn dụ, rủ rê, khi trỗi dậy với những tiết tấu giục giã, thúc bách, đòi hỏi. Đúng là một cái “nền” tuyệt diệu, biết nói những lời cần thiết đúng lúc và đầy sức nặng.
Từ khúc dạo đầu, bản nhạc đệm đã trào lên những giai điệu hạnh phúc:
“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chìm chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
Sao nhiều sự vật và lắm động tác thế! Tất cả đều tìm đến nhau và tìm đôi, ríu rít cả lên. Những đường biên giới cách ngăn bị xóa mờ. Chiều trở thành chiều mộng và nhánh là nhánh duyên. Nhà thơ đã cố tình lướt qua những sắc màu và dáng nét cụ thể của chúng cho âm hưởng cuộc hòa thơ càng ngân nga. Câu thứ ba có ngữ pháp rất lạ. Cái gì đã đổ trời xanh ngọc. Chủ thể hành động ấy là ai? Thật khó giải thích. Chỉ biết rằng nếu câu thơ được viết lại cho đúng khuôn phép hơn, ví như Trời xanh đổ ngọc… thì có lẽ không còn gì. Chút choáng ngợp trong cảm xúc mất đi và vẻ ăm ắp, no đầy, tự dưng nghiêng đổ của thiên nhiên cũng sẽ không được cảm nhận một cách sâu sắc. Đừng quá rạch ròi ở đây. Ngay tiếng huyền ở câu thứ tư không chắc là một thứ tiếng gì rõ rệt. Chẳng qua “vạn vật nức xuân tâm” bỗng dưng phát tiếng, thật mơ hồ mà như có giai điệu dìu dặt, và có lẽ càng dìu dặt hơn trong vẻ mơ hồ ấy.
Rõ là thiên nhiên đang gây áp lực cho con người theo kiểu riêng của nó. Ý niệm về hạnh phúc được khơi lên cứ không ngừng tỏa lan những vòng sóng nơi tâm hồn, khiến ta nhìn vào đâu cũng chạm phải nỗi rung động mới mẻ của chính mình.
“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang, nắng trở chiều”.
So với mây câu thơ đầu, cảnh vật ở đây được nhìn gần và đượm tính “người” hơn. Các từ láy âm nhỏ nhỏ, xiêu xiêu, lả lả vừa mô phỏng tài tình các dáng điệu cùng những sắc thái chuyển động tinh vi của sự vật, vừa diễn tả rất đắt nỗi xao xuyến của lòng người khi lắng nghe những giao lưu bí ẩn trong trời đất. Có một thoáng nhìn hoang vắng phủ trùm lên cảnh vật lúc nắng trở chiều. Lạ, cũng trên con đường nhỏ nhỏ thân thuộc ấy, sao chiều nay trong gió xiêu xiêu, lòng ta bỗng mất vẻ an bằng, cũng chống chếnh, xiêu xiêu? Và cành lả lả, sao khéo giống con người đang trạng thái ngây ngất, bỗng phút chốc thấy mất hết sức lực vì một ảo giác nào đó? Thật không ngờ khuôn mặt tình yêu đã hiện lên giữa bộn bề những môi xúc cảm không rõ hình, rõ nét ấy:
"Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn
Lần đầu rung động nỗi thương yêu."
Sự thực từ đây con người đã bắt được vào nhịp điệu của thiên nhiên và cộng hưởng với nó.
Khổ thơ thứ ba mở ra một khoảng không gian bằng lặng và rộng rãi. Nhịp thơ trở lại điều hòa, khoan thai. Nhân vật trữ tình dường như muốn ngừng bước một vài giây để xác nhận lại, kiểm nghiệm lại chất lượng mới trong tình cảm của mình. Bản nhạc đệm thiên nhiên cũng chìm lắng đi để những bước chân vô tư lự của anh, của em trở thành đối tượng quan sát chính:
“Em bước điềm nhiên không vướng chân
Anh đi lững đững chẳng theo gần
Vô tâm – nhưng giữa bài thơ dịu
Anh với em như một cặp vần”.
Không còn nghi ngờ gì nữa, trong bài thơ dịu của đất trời, anh với em như một cặp vần. Tuy nói điềm nhiên, chẳng theo gần, nhưng sự thật xúc cảm của nhân vật trữ tình đã mất đi vẻ “điềm nhiên”. Anh ta muốn reo lên, muốn kết luận nói lời ràng buộc. Sự vô tâm lúc này chỉ còn là cái vỏ nữa thôi.
Khổ thơ thứ tư quay trở lại với hình ảnh thiên nhiên và thừa tiếp rất khéo ý thơ trên:
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân
Chim nghe trời rộng giang thêm cánh
Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần”.
Âm thanh bản nhạc lúc này nổi lên có vẻ thúc giục và khuyến dụ ráo riết hơn, nhờ hiệu quả của các từ láy âm gấp gấp, phân vân nằm ở cuối câu, cuối nhịp và một mật độ dày đặc các động từ hoặc trạng từ, tính từ được động từ hoá: về, bay, gấp gấp, phân vân, nghe, giang, lạnh, xuống. Nó xui người ta tìm đôi hoặc thổ lộ yêu đương và nói lời “dứt điểm” vào đúng lúc chiều sắp tắt, sương xuống lạnh để trời thành quá rộng. Ngay cả làn mây biếc và con cò trên ruộng cũng đâu có nhởn nhơ duyên tương – chúng đang lựa chọn hay mải miết tìm về một chốn nào. Quả có mối ngộ giữa anh và em, khiến anh phải ngơ ngẩn trước tình yêu đang nảy nở, để rồi bật thốt lên một tiếng kêu đắm đuối: “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”. Trong từ cưới đó nghe ran một niềm hoan lạc.
Thơ duyên có một bố cục chặt chẽ, sáng sủa, thể hiện khá sâu cảm hứng lí giải của nhà thơ. Mặc dù có lần nói “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu” (Vì sao), nhưng trong dự án làm “pho tự vị” thật đầy đủ về nó, Xuân Diệu đã không chịu bỏ trống mục từ nào, kể cả mục từ Duyên đầy hóc búa. Bao nhiêu lần người ta đã nói đến sự lạ lùng của “cơ duyên” (Cơ duyên đâu bỗng lạ sao – Kiều) nhưng có lẽ chỉ đến Xuân Diệu, cái nghịch lí của phạm trù này mới được tường giải. Ta cảm thấy rõ rệt bàn tay xếp đặt của tạo hóa, tuy vô hình mà có sức mạnh rất hiện thực. Dưới sức ép của quy luật tìm đôi và giữa muôn ngàn sợi tư tình giăng mắc, làm sao người ta có thể không đến cùng nhau, làm sao có thể không yêu được? Duyên là thế – ở phần chìm của nó!
Nhưng “Thơ duyên” còn được hợp thành từ một nguồn cảm hứng khác nữa: cảm hứng bảy tỏ tình yêu và bộc lộ niềm ao ước được kết duyên cùng em của nhân vật trữ tình, ở đây cần phải có sự phân biệt giữa anh ta và nhà thơ. Nhà thơ luôn tỉnh láo và không quên nhiệm vụ “cắt nghĩa” của mình, còn nhân vật trữ tình thì say đắm đến ngẩn ngơ trước niềm xốn xang giao cảm của vạn vật. Anh ta đã nhìn thấy hay chỉ muốn thấy thiên nhiên trong vai trò xe kết tình duyên của nó. Không những thế, anh còn muốn tin ngay đó là chân lí – một chân lí vàng – cần được kể ra, nói lên cho đối tượng của mình cùng chia sẻ, để cùng đẩy sự điềm nhiên lui về thì quá khứ, ở đây, nhà thơ đã “về hùa” với nhân vật trữ tình, cho thiên nhiên hiện ra đúng khớp với niềm mong mỏi của anh ta, dẫu thừa hiểu rằng chẳng có thiên nhiên khác toàn bộ tâm giới trẻ đang yêu trong một biểu hiện trá hình mà thôi.
Sự giao thoa của hai nguồn cảm hứng nói lên chính cơ sở nhận thức và tình cảm vững chắc giúp Xuân Diệu phái hiểu một quan niệm sâu sắc về tình yêu: tình yêu là sản phẩm của tạo hóa, “nó chiếm hồn ta” một cách tự nhiên, vô hình mà không cưỡng nổi. Chính vì vậy, yêu là thuận theo lẽ trời, vô tội và đẹp. Nhiều năm tháng đã qua đi, cái duyên của bài Thơ duyên vẫn còn mặn mà như thách thức thời gian. Vâng, làm sao có được một bài thơ mà bao nhiêu độc giả đã yêu, đã thuộc và đã dùng làm “nhịp cầu tơ chắp ý duyên” bắc về muôn nẻo tình yêu.
Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu - Mẫu 3
Xuân Diệu được coi là ông hoàng của thơ tình Việt Nam. Thơ ông không chỉ nói về tình yêu giữa con người với nhau mà còn là tình yêu giữa con người với thiên nhiên. Thơ ông luôn rộng mở với tạo vật, với đất trời và cuộc sống con người, bên cạnh đó là trái tim thiết tha, khát khao giao cảm với vũ trụ và lòng người. Bài thơ Tình thơ là một bài thơ như thế, nó đã thể hiện được những gì tinh tế nhất của tâm hồn tác giả trong cảm xúc tình yêu, sự trôi chảy của thời gian, những rung cảm của thiên nhiên kỳ thú. .
Thời khắc chuyển giao giữa mùa hạ và mùa thu khiến tâm hồn nhạy cảm của Xuân Diệu vô cùng xúc động. Khoảnh khắc ấy là lúc con người ta dễ bị sốc trước dòng chảy của thời gian nhưng cũng khiến ta xao xuyến, say đắm trước vẻ đẹp thuần khiết của thiên nhiên:
“Chiều ước mơ hòa trên nhánh duyên phận,
Cây me kêu vù vù một đôi.
Đổ bầu trời xanh ngọc qua những chiếc lá,
Mùa thu đến – nơi cất lên âm hưởng của huyền thoại ”.
Thu vẫn vậy, đẹp lạ lùng như tâm hồn thiếu nữ đôi mươi. Mùa thu khiến lòng người xao xuyến khó tả. Chiều thu mơ màng trong làn sương chạng vạng như đang ôm ấp trên cành cây, vô cùng duyên dáng và dịu dàng. Trên cành me, đôi vượn hót véo von khúc tình ca giữa cuộc đời. Đó không phải là khúc ca lẻ loi mà là khúc ca giao hòa cho nhau, vạn vật đều có sức quyến rũ của mùa thu, của cuộc đời. Bầu trời mùa thu mang màu xanh ngọc của sự thuần khiết và tinh tế, mặt trời chiếu xuống mặt đất, len lỏi qua từng kẽ lá, khám phá vẻ đẹp của thế giới. Dường như mùa thu tới đánh thức sự lãng mạn, sự mềm mại, dịu dàng của thế giới và của chính con người. Nơi vang lên tiếng đàn, tiếng nhạc thân thương, gần gũi và thật tuyệt vời.
Mùa thu không mang trong mình những bộ cánh kiêu kỳ, sặc sỡ như mùa xuân mà mùa thu mang trong mình sự gần gũi giản dị và nhẹ nhàng như chính nó vậy. Mùa thu có nét quyến rũ riêng khiến trái tim con người nhạy cảm trở nên đáng quý hơn, yêu đời hơn:
“Con đường nhỏ lắc lư theo gió,
Lá cây dại trong nắng chiều.
Khi đó, trái tim anh đã lắng nghe em
Lần đầu tiên, tôi được chạm vào tình yêu ”.
Dường như, dù nhìn ở đâu, cuộc sống vẫn mang vẻ trầm tư của không khí mùa thu. Đây là một con đường nhỏ, đây là một làn gió nhẹ. Đó là cảnh hoang sơ, là cảnh đẹp, là nắng sớm chiều, tất cả đều rất hữu tình, đó là duyên song sinh, là tình yêu song hành trên mọi chặng đường. Đất trời là hai đôi, ta thấy lòng mình cùng nhau thổn thức không ngớt. Những rung động đầu đời khiến ta luôn muốn nhung nhớ, khao khát một chút dư vị của tình yêu. Cô gái ấy bình thản bước đi giữa con đường mùa thu, em không theo sau lưng như bao đôi tình nhân khác, nhưng giữa kỳ quan của tạo hóa, hai con người dù xa lạ giữa hai thế giới nhưng lại là sự giao cảm từ trong tâm hồn:
“Vô tâm – nhưng ở giữa một bài thơ dịu dàng,
Anh và em như một vần ”.
“Em” và “em” là hai người, là hai “cặp vần” không thể tách rời. Tình cảm con người cũng cần có duyên, cần có nhau để tạo nên một vần thơ ngọt ngào cho đời, cho đời. Hình ảnh đám mây xanh đang trôi về đâu bây giờ là khẩn thiết, là sự ngập ngừng của con cò hay dòng tâm trạng của tác giả, bối rối khó hiểu. Mong muốn được hòa mình với thiên nhiên nhưng vẫn thấy cô đơn giữa cuộc đời. Bức tranh đến đây phảng phất nét buồn cô đơn, cánh chim dù rộng nhưng vẫn thấy mình nhỏ bé giữa bầu trời bao la, sự nhỏ bé đối lập với sự lớn lao vô tận khiến lòng người càng thêm cô đơn, yếu đuối.
“Mây xanh bay nhanh đi đâu,
Con cò ngoài đồng băn khoăn.
Con chim nghe thấy bầu trời dang rộng đôi cánh,
Chiều hoa se lạnh, sương rơi dần.“
Cánh hoa mang hơi lạnh làm nổi bật sự cô đơn của lòng người. Những rung động, những cảm nhận tinh tế với thiên nhiên trong con người tác giả đã tạo nên một vẻ “hữu tình”. Cái duyên đưa những tâm hồn đồng điệu đến gần nhau hơn: “Trái tim anh đã cưới trái tim em”.
Thơ Duyên Phận là một tác phẩm nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu, bên cạnh bài Bình dân đoản mệnh của nhà thơ Xuân Diệu, các em học sinh và quý thầy cô có thể tham khảo thêm các bài văn mẫu khác như Phân tích đoạn thơ. Thơ duyên (của Xuân Diệu), hay các dạng bài văn nêu cảm nghĩ về bài thơ, phân tích nghệ thuật bài thơ và nhiều bài văn khác. Đặc biệt còn có phần Soạn bài Thơ văn, hi vọng sẽ giúp các em học tập và chuẩn bị bài ở nhà dễ dàng và đạt kết quả cao nhất.
-/-
Hy vọng với những mẫu "Bình giảng bài Thơ duyên của Xuân Diệu" mà Đọc tài liệu tổng hợp giúp các em có thêm tài liệu tham khảo. Cùng với trọn bộ văn mẫu lớp 10 là những tài liệu hữu ích giúp các em học tốt Ngữ Văn 10!